Dạ Cậu, Em Là Mùa!

Chương 13: Mất Tích

Du Phong Vân

11/03/2022

Sức khỏe và tinh thần của mợ Diệp ngày càng giảm sút, cậu Tư lo sốt vó liền nhờ cậu Ba tìm bác sĩ giỏi về khám cho mợ. Nhưng khám là khám như vậy, bệnh tình của mợ vẫn không khuyên giảm, mà bệnh trầm cảm không phải nói muốn chữa dứt là chữa dứt được ngay, nó còn khó trị hơn là thân mang bệnh nặng nữa.

Sáng hôm nay, mợ Diệp có triệu chứng hoảng loạn muốn tự sát, may là chị Hồng phát hiện kịp nên ngăn chị không cắt cổ tay. Cả nhà bị một phen hú vía, Ngọc Hương phải tiêm thuốc an thần cho mợ Diệp thì mợ mới ngừng khóc và ngủ thiếp đi. Ông Năm thấy tình hình không tốt, ông liền gọi mọi người về họp mặt gia đình. Đại khái là tìm ra giải pháp để trị dứt bệnh cho mợ Diệp, vì nếu để càng lâu thì sẽ càng nguy hiểm đến tính mạng của mợ. Sau một hồi bàn bạc, cả nhà thống nhất ý kiến là mời bác sĩ tâm lý về điều trị cho mợ, đợi đến khi nào bệnh tình của mợ khuyên giảm thì để bác sĩ rời đi.

Thế nhưng lúc mợ tỉnh dậy, biết có bác sĩ trong nhà, mợ nổi điên đòi sống đòi chết không cho bà ấy vào khám. Mợ luôn miệng la hét là mình không có bệnh, nhất quyết không chịu hợp tác với bác sĩ. Hết cách, cậu Tư đành để cho bác sĩ về, ngày mai lại để cho bà ấy đến.

Khuya hôm ấy, lúc cả nhà đã đi ngủ, chỉ còn tôi thức cho Gấu con ăn, cũng vừa định đi ngủ thì nghe tiếng cửa sau mở, ngó sang thì thấy cậu Tư cầm chai rượu trên tay. Thấy cậu, tôi liền chào hỏi:

- Cậu, giờ này sao cậu chưa ngủ?

Cậu Tư thấy tôi, cậu khẽ nói:

- Cậu ngủ không được... dưới bếp còn cái gì ăn được không Mùa?

Tôi nhìn quanh:

- Giờ này nồi niêu rửa hết rồi... à để em xào chút thịt bò cho cậu nhậu nha.

- Cũng được, cậu phiền em vậy.

Cậu Tư vòng lên phòng ăn ngồi đợi sẵn, còn tôi thì nhanh tay thái thịt rồi rửa rau, tầm 10 phút sau, tôi đem đĩa thịt bò lên cho cậu. Để xuống bàn, tôi có ý tốt nhắc nhở:

- Cậu uống ít thôi, mai còn phải đi làm nữa đó cậu.

- Ừ, cảm ơn em, em đi ngủ đi, cậu uống chút rồi ngủ sau.

Tôi nhìn cậu, nhìn vẻ mặt thiếu sức sống của cậu, tôi chợt thấy buồn thay cho cậu Tư. Từ lúc tôi biết cậu tới giờ, tôi cứ thấy cuộc đời cậu cô độc làm sao ấy. Trước kia là chuyện mợ Tư lén lút gặp cậu Ba, rồi giờ là chuyện mợ Tư bị trầm cảm, chưa kể đến chuyện cậu cũng vừa mới mất đi đứa con đầu lòng. Sao người hiền lành tử tế như cậu lại cứ phải chịu khổ vậy nhỉ, biết đến khi nào cậu với mợ mới được viên mãn đây?

Tôi đi đến cửa, lại nhịn không được mà nhìn về phía cậu thêm vài giây nữa, vẻ đơn độc của con người này thiệt là khiến người khác phải xót xa mà.

....................

Mợ Diệp đúng là khó hiểu, mợ nhất quyết không cho bác sĩ vào ở cùng nhưng lại chịu hợp tác cho bác sĩ khám xong rồi về. Mà thôi vậy cũng được, mợ chịu để cho bác sĩ khám là được rồi, còn bác sĩ có ở lại hay không cũng không quan trọng.

Trưa hôm ấy, cậu Phong đến chơi, cậu ấy thăm ông nội một chút là tìm tôi để nói chuyện. Vì lần trước đã xin phép bà chủ nên lần này thấy cậu Phong qua là bà chủ liền kêu tôi ra gặp cậu. Tôi với cậu Phong chỉ là trá hình thôi chứ có học hành gì đâu, chủ yếu là tám chuyện trên trời dưới đất. Lướt ké điện thoại với cậu Phong, nhìn thấy một trang bán hàng có đăng mẫu kẹp tóc của Hàn Quốc xinh ơi là xinh, tôi cứ xuýt xoa mãi không chịu lướt sang mục khác.

Thấy tôi cứ nhìn chăm chăm, cậu Phong càu nhàu:

- Thích hả? Đặt mua đi, nhìn gì nhìn hoài.

Tôi lắc đầu tiếc nuối:

- Thôi đi, đắc lắm, cái kẹp tóc chút xíu hơn hai trăm nghìn...

- Nhưng nó đẹp, quan trọng nữa là bà thích, mà thích thì mua đi... tiếc cái gì hai trăm ngàn.

Tôi liếc mắt nhìn cậu ấy, phản bác:

- Hai trăm ngàn với tôi hơi bị lớn ấy, thôi... cái gì cần thì mua, không cần thì thôi, tôi có đi đâu đâu mà mua cho phí.

Quý Phong cốc vào đầu tôi một phát, cậu ấy cười nhạo:

- Bà còn trẻ mà có tư tưởng của mẹ bỉm sữa rồi đó hả? Bà không mua sao biết nó không cần? Coi kìa... tới son cũng không dám đánh nhiều... bà sợ hết son hả?

Bị lên án, tôi quạu quọ đấm anh ta một phát vào ngực:

- Ông bị dở người à? Tôi đi làm mướn là nói cho sang mồm chứ thực ra bà đây đang đi ở đợ, là làm osin cho người ta đó... mà đã làm cái nghề này mà còn đánh son cho đậm lên... ông muốn tôi bị dân chúng rủa chết mới vừa lòng ông hả?

Quý Phong lại càu nhàu:

- Cũng hên là mặt bà trắng với dính được chút nhan sắc đó, cỡ mà đen đúa rồi cộng thêm không biết trang điểm chưng diện... chắc có ma nó mới thèm lấy bà?

Tôi lao vào đấm cho tên Phong mấy phát, hai bọn tôi ồn ào như cái chợ chồm hỗm. Tên Quý Phong này đúng là hắc dịch, ỷ có tiền nên cứ chê tôi suốt.

Tôi véo mũi của anh ta, gào lên:

- Bà đây là đẹp tự nhiên, mặn mòi từ da dẻ, hiếm có đứa con gái nhà quê nào mà đẹp được như bà đây... ở đó mà chê. Tôi thách ông tìm được đứa nào có nhan sắc hương đồng cỏ nội như tôi, đẹp rạng ngời không tì vết.

- Bà mà đẹp...

- Ông chê tiếng nữa tôi đấm ông không trượt phát nào bây giờ... câm mồm!

Tôi vừa nói vừa vung tay, tên Phong co người né sang một bên, anh ta bật cười ha hả. Hai bọn tôi nói thêm vài chuyện nữa, đợi đến bữa trưa, cậu Phong ở lại ăn cơm luôn rồi mới về.

...................

Tối hôm đó, cậu Ba với cô Uyển bàn nhau chuyện mở lớp tình thương đến khuya, tôi thì hết rửa chén đến lau nhà, cũng không có thời gian để ý xem hai bọn họ nói gì. Đã bận sấp mặt sấp mũi mà cậu Ba cứ sai tôi lấy cái này rồi lấy cái kia, tủ lạnh sát gần bên mà cậu còn làm biếng tới mức kêu tôi mở tủ lạnh lấy nước cho cậu, cậu mới vừa lòng. Đến lần thứ bảy trong một buổi, tôi bực quá mới tỏ thái độ với cậu:

- Cậu Ba... còn lấy gì nữa không cậu, để em lấy một lần luôn.

Cậu Ba với cô Uyển ngước mắt lên nhìn tôi, cậu Ba thì chau mày không vui, còn cô Uyển thì nhẹ giọng cằn nhằn cậu:

- Em đã nói là để em lấy, sao anh cứ thích làm khó con bé vậy? Già rồi nên khó tính hả?

Nói rồi, cô quay sang tôi, cười dịu dàng nói:

- Em làm gì thì làm đi, để đó cậu Ba có kêu gì thì cô làm cho.

Đấy, người ta dịu dàng hiền lành ghê chưa, ai như tên cậu Ba khó tính thích hành hạ người khác.

- Dạ.

Tôi dạ một tiếng, định là vắt cây lau lau nhà tiếp, ấy vậy mà chưa kịp đi đã nghe cậu Ba quát giữ lại:

- Ai cho cô đi, tôi cho cô đi chưa?

Bức xúc dồn nén, tôi nhăn mày:

- Vậy giờ em làm gì nữa cậu?

Cậu Ba nhìn tôi chăm chăm, cậu cười nhạt:

- Mẹ tôi trả lương cho cô cao quá nên cô đâu có sợ trừ lương... cãi lời tôi... trừ cô năm trăm ngàn.

Năm trăm ngàn? Ăn cướp hả hay gì?

- Cậu... nãy giờ cậu kêu cái gì em làm cái...

- Nói nữa trừ một triệu.

- Cậu...

- Một triệu năm trăm ngàn.

Mẹ kiếp, ác còn hơn phát xít nữa, làm quần quật một tháng được có năm triệu bạc, mới nói có mấy câu trừ một triệu rưỡi... nè dao nè, gϊếŧ tôi luôn đi, cắt cổ mổ bụng tôi luôn đi!

Cậu Ba lại lườm lườm tôi, cậu trầm giọng:

- Gì? Muốn chửi tôi hả?

Nghe cậu hỏi, tôi ức trong bụng lắm nhưng phải nhịn xuống vì đồng lương còn lại của tháng này.

- Dạ đâu có...

Cậu Ba cười nhạt, cậu nói:

- Đâu có... tôi nhìn cái miệng cô giật giật là tôi biết cô muốn chửi tôi lắm rồi. Cô chỉ giỏi giỡn hớt, làm việc thì hậu đậu lề mề.

Ơ kìa cậu Ba... tôi giỡn hớt chỗ nào? Cái khúc nào trong ngày thấy tôi giỡn hớt đâu? Rồi cái khúc nào thì tôi hậu đậu đậu hả? Ăn gian nói dối quá hà!

Tôi im lặng không trả lời, đầu khẽ cúi không muốn nhìn thấy mặt tên Quý Lãnh kia nữa. Thấy tôi chịu im, cậu Ba lại nhàn nhã ra lệnh:

- Đứng đây đi, để tôi kêu cái gì thì làm cái đó.

Cô Uyển im lặng nãy giờ, giờ mới có dịp lên tiếng giải vây cho tôi:

- Anh à, để Mùa đi làm công chuyện đi, anh cần gì thì em lấy giúp cho. Em cũng rảnh mà, cần gì phải để em ấy đứng ở đây.

Tôi nhìn cô Uyển, trong mắt thể hiện sự nể trọng cô ấy vô cùng. Trong cái kiếp ở đợ này, chắc chỉ có cô Uyển là thấu hiểu lòng của tôi mà thôi.

- Giờ cũng khuya rồi, để em nó lau nhà rồi còn đi tắm rửa ngủ nghỉ nữa, biết bọn mình bàn tới khi nào xong mà canh chừng.

Cậu Ba vẫn không nghe, cậu nói:

- Để cô ta đứng đây đi, anh quen sai vặt rồi.

Cô Uyển vẫn cố lần nữa:

- Nhưng khuya rồi...

Cậu Ba cau mày, ý tứ không vui:

- Mùa là người làm, chủ kêu làm gì thì làm đó, em xin cho một đứa làm thuê làm gì. Nhân từ như em thì sao làm nên việc gì được đây hả Uyển?



Cô Uyển bị cậu Ba mắng, cô ấy im re không dám nói gì. Thấy cô ấy tự dưng vì tôi mà bị mắng, tôi thấy có lỗi vô cùng, cũng tại vì thân phận của tôi thấp kém, giờ có muốn bảo vệ người ta cũng không dám mở lời...

Không khí trong phòng ăn đột nhiên trầm xuống, cậu Ba lớn tiếng kêu chị Liễu lên lau nhà thay cho tôi rồi bắt tôi đứng kế bên để cậu sai vặt. Tôi thì cũng không thấy gì ngoài thấy mệt, đáng lý nãy giờ là tôi lau nhà xong rồi, cũng dư thời gian tắm rửa ăn cơm luôn rồi đó chứ. Hồi chiều tự dưng thấy no nên không ăn cơm, giờ quá bữa gần khuya mới thấy đói bụng. Eo ôi, mà cậu Ba với cô Uyển nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ rồi đó, tôi đứng cũng muốn rã cặp giò ra rồi chứ không phải giỡn đâu. Biết tới khi nào thì hai người này mới bàn xong đây hả trời, đói quá chừng rồi.

- Vấn đề xây dựng đã xong, giờ đến giáo viên... chỗ em vẫn chưa tìm được người để dạy cho bọn trẻ. Trả lương cao quá thì không đủ kinh phí dự phòng mà trả lương thấp quá thì không ai chịu đến dạy.

Cậu Ba nói:

- Chuyện lương bổng của giáo viên để anh, coi như là anh giúp bọn trẻ.

Cô Uyển lắc đầu không đồng ý:

- Không được, anh đã bỏ tiền ra giúp em xây lớp học rồi, giờ đến giáo viên anh cũng lo nữa thì không được.

- Không có vấn đề gì, an sinh của dân mình ở trên cồn, họ Quý của anh nên đứng ra lo mới phải.

Cô Uyển thở dài:

- Em có thể dạy cho bọn trẻ nhưng số học sinh đăng ký đông hơn em nghĩ... bọn em cần thêm hai đến ba giáo viên dạy lớp vỡ lòng. Nếu như em không cho thi công lớp học múa ở ngoài thị xã thì tốt quá, đằng này hai việc cùng một lúc... em thiệt là tính toán không ra gì mà.

Cô Phi Uyển tự trách mình, cậu Ba liền dịu giọng an ủi:

- Em đừng tự trách mình, mấy ngày qua anh theo dõi tiến độ thi công lớp học múa với lớp tình thương, anh thấy em quản lý rất tốt. Nếu cực quá, em cứ giao lớp tình thương lại cho người khác, anh cho nhân viên của anh xuống quản lý giúp em.

- Đừng anh, em muốn tự mình mở lớp tình thương, đó cũng tâm nguyện lớn nhất cuộc đời em... anh giúp em như vậy là đủ rồi, em có thể tự mình làm được, anh yên tâm.

Cậu Ba nhìn cô Uyển, ánh mắt dịu dàng nhất có thể đều dành hết cho cô ấy. Bất chợt tôi thấy khung cảnh hai người họ ngồi bàn bạc công việc thật là yên bình, lại đẹp đôi quá thể đáng.

- Còn chuyện giáo viên, để anh...

Nói tới đây, cậu đột nhiên nhìn sang tôi, hai mắt cậu sáng quắc, ý cười nồng đậm:

- Có cô giáo cho em rồi đây...

Cô Uyển cũng nhìn tôi, cô ấy ngạc nhiên hỏi cậu:

- Ý anh nói là... Mùa?

Cậu Ba nháy mắt:

- Ừ, để Mùa đến dạy cho em... không công.

Ơ kìa... dạng miệng!

Cô Uyển nhìn tôi kiểu không tin lắm, còn tôi thì cau mày nhìn cậu Ba không chớp mắt.

- Mùa... dạy được không hả anh?

Cậu Ba cười tươi:

- Trình độ đại học sắp ra trường đấy, dư sức giúp cho em.

Nói rồi cậu lại nhìn tôi, ánh mắt cảnh cáo như dao kề vào cổ:

- Có phải không hả... Mùa?

Tôi siết chặt tay, cố nhịn vì miếng cơm manh áo, tôi cười giả trân:

- Dạ phải cậu... dạ phải.

Cô Uyển đứng bật dậy, cô ấy đi tới nắm chặt lấy tay tôi, vừa mừng rỡ vừa nói, nụ cười trên môi như hoa như ngọc:

- Em giúp cô được không Mùa? Được không?

Tôi bị cô Uyển hớp mất hồn, dù cho cậu Ba không ngồi đó trừng mắt nhìn tôi thì tôi cũng đồng ý.

- Dạ được cô... để đó em dạy cho... mà cô còn thiếu người phải không? Để em kêu Quý Phong đi cùng, cậu ta rảnh lắm, cũng không lấy tiền công đâu.

- Quý Phong?

Tôi gật gù:

- Dạ, Quý Phong, em cậu Trung đó cô.

- Nhưng được không... cô còn chưa dám nhờ cậu ấy?

Tôi gật đầu chắc nịch:

- Dạ được... chỉ cần mượn uy danh của cậu Ba là được...

Cả tôi và cô Uyển đều nhìn cậu Ba, cậu Ba cũng khẽ gật đầu đồng ý.

Việc giáo viên dạy cho bọn trẻ được giải quyết xong xuôi, cô Uyển mừng rỡ nắm tay tôi cảm ơn tôi rối rít. Mà tôi phải nói là tôi dại gái ghê gớm, cô Uyển cứ cười với tôi là tôi nhịn không được mà mềm lòng. Đến tôi là con gái còn bị cô ấy hớp hồn, vậy thì đừng nói tới cánh đàn ông yêu bằng mắt. Đúng là muốn đổi lấy nụ cười của mỹ nhân thì chuyện gì cậu Ba cũng làm được.

Họp bàn xong là gần 11 giờ khuya, cậu Ba với cô Uyển về phòng ngủ trước, chỉ còn tôi là lúi húi tắm rửa rồi ăn cơm một mình. Cơm để từ chiều tới giờ, giờ cũng nguội ngắt khô khan, ban nãy chị Liễu chắc không biết là tôi chưa ăn cơm nên còn bảo nhiêu thức ăn thừa chị lựa lấy thịt cá rồi trộn hết cho Gấu con ăn rồi. Trong nồi giờ chỉ còn cơm nguội dưới đáy với còn sót chút kho quẹt, tôi liền lấy hâm cho nóng lại rồi hái mớ rau trong vườn đem luộc lên ăn. Lúc đói thì chỉ cần nhiêu đây ăn cũng thấy ngon, sơn hào hải vị dọn trước mặt cũng không thèm. Mà quên nữa, tôi tiền đâu mà ăn sơn hào hải vị, nói phét chút cho đỡ tủi thân ấy mà.

Cầm chén cơm trên tay mà run run, vừa đặt đũa gắp miếng rau đầu tiên thì cậu Ba xuống tới, giọng cậu ấy lanh lảnh:

- Mùa, cô đâu rồi... lấy...

Tôi đứng dậy, buông chén cơm đặt xuống bàn, sẵn sàng chờ lệnh.

- Dạ cậu...

Cậu Ba nhìn tôi, cậu không nói gì rồi bước đến trước mặt tôi, nhìn mâm cơm tôi dọn trên bàn, cậu chau mày, khẽ hỏi:

- Cô... chưa ăn cơm à?

Tôi gật gật, cười hề hề:

- Dạ... giờ ăn nè cậu, cậu kêu em có gì không? Cậu cần gì hả?

Cậu Ba lại hỏi:

- Sao ăn cơm gì khô khan vậy, dì Tư để cô ăn như vậy hả?

Sợ cậu hiểu lầm, tôi nhanh miệng giải thích:

- Dạ đâu có... mọi người chừa cơm cho em có cá có thịt đàng hoàng mà cậu.

- Rồi thịt cá đâu?

Tôi chị vào chuồng của Gấu con, tôi nói:

- Nó ăn rồi.

Cậu Ba nhăn mày, thái độ hơi không vui:

- Cô nói cái gì vậy? Đồ ăn của cô sao đem cho nó, nó... tôi đã mua cho mấy túi đồ ăn rồi còn gì?

- Cậu từ từ nghe em giải thích đã, tại hồi nãy cậu kêu em đứng hầu cậu đó nên chắc chị Liễu không biết là em chưa ăn cơm mới lựa thịt cá trộn cơm cho Gấu con ăn... chứ để bỏ uổng. Chứ em ăn uống đàng hoàng mà, nhà mình ăn cái gì bọn em cũng được ăn cái đó á cậu.

- Sao chiều không ăn cơm mà giờ mới ăn? Cô có thói quen ăn uống thất thường vậy hả?

Tôi cười gượng:

- Tại hồi chiều em thấy không đói... chứ em ăn mạnh lắm, không có kén ăn đâu.

Cậu Ba lại chỉ vào mâm cơm trên bàn, cậu hỏi:

- Rồi ăn vậy đủ chất không?

- Lâu lâu một bữa đâu có sao đâu cậu, hồi đó em còn ăn mì gói trừ cơm, giờ có cơm có rau ăn là tốt rồi. Mà em dễ nuôi, cái gì ăn cũng được, chủ yếu là có cơm nó chắc bụng là được á cậu. Mà lâu lâu ăn vậy nó ngon, thanh lọc cơ thể luôn.

- Ừ.

- Vậy cậu... có cần em lấy gì không?

Cậu Ba hết nhìn tôi rồi nhìn xuống mâm cơm trên bàn, cậu lắc đầu, trầm ngâm nói:

- Không.

- Dạ.

- Cô ngồi xuống đó đi, đừng ăn, đợi tôi chút.

- Dạ? Nhưng mà...

- Nghe lời tôi, ngồi chờ tôi.

Nói rồi, cậu quay người đi vào trong, gần một phút sau, cậu đem ra tôm với mực. Trong lúc tôi còn ngơ ngác không hiểu chuyện gì thì cậu đã bật bếp gas rồi bắt đầu nấu nướng. Tôi đứng nhìn cậu, hai mắt đứng hình, mắt chữ A mồm chữ O ngơ ngác không khác gì con nai vàng.

Trời ơi, cậu Ba biết nấu ăn... lại còn nêm nếm vô cùng chuyên nghiệp nữa chứ?

Má ơi, thơm quá chừng, cậu Ba lúc tập trung làm việc... sao mà khiến tâm hồn thiếu nữ của tôi rung rinh quá vậy trời? Nhìn kìa, nhìn bắp tay đang lắc chảo rắn chắc vô cùng, còn quả vóc dáng thì chả chê vào đâu được, lại còn gương mặt nam tính không góc chết, kết nhất là quả bông tai dân chơi ngầu lồi... Má ôi, tôi xin phép "mờ lem mờ lem" cậu được không dạ? Tôi không ăn tôm với mực nữa, tôi "ăn cậu" được không? Ai đó hãy nói với tôi là được đi...



Tôi đứng cắn môi nhìn cậu, đợi đến lúc tôi hoàn hồn lại được thì cũng là lúc cậu đem món ngon để trên bàn cho tôi. Ghì vai tôi cho tôi ngồi xuống, cậu nhếch mắt:

- Ăn đi, xem có vừa miệng không?

Tôi hít hà mùi thơm từ dĩa hải sản, hết nhìn tôm với mực, tôi lại ngước mắt lên nhìn cậu... khó khăn lắm, tôi mới hỏi được một câu:

- Cậu nấu cho em... ăn thiệt hả cậu?

Cậu Ba gật đầu:

- Ừ, ăn đi, hỏi nhiều quá.

Tay tôi run run cầm đũa:

- Vậy em... xin phép ăn nha.

- Ăn đi, nói nhiều quá, nước miếng sắp chảy ra rồi kìa.

Tôi cầm đũa gắp một miếng tôm cho vào miệng, đầu lưỡi đem tới hương vị vừa vặn khó tả. Mùi thơm của gia vị, vị ngọt của tôm... ôi chu choa, xuất sắc!

Tôi vừa nhai vừa giơ ngón tay cái lên tán thưởng:

- Ngon lắm cậu... rất là ngon luôn đó.

Cậu Ba cười mỉm, vờ hỏi:

- Ngon thật không?

Tôi gật gật, cười tươi như hoa:

- Thật, em gắp cho cậu miếng nha... cậu muốn ăn tôm hay mực?

- Tôm đi.

Tôi gật đầu rồi gắp miếng tôm đút vào miệng cho cậu, cậu Ba cũng không ngần ngại mà nhai nhai, vẻ mặt thỏa mãn.

- Cũng được, lâu quá không nấu, giờ nấu lại cũng không tệ lắm.

Mặc cho cậu đang luyên thuyên tự khen, tôi ở đây ăn thốc ăn tháo, một phần vì đói quá, một phần lại vì đồ ăn quá ngon khiến cho tôi không cách nào dừng lại mà ăn từ tốn được. Biết là sẽ thất thố trước mặt cậu chủ nhưng tôi đói quá, ý tứ thục nữ gì đó để sau vậy.

- Ăn từ từ thôi, cô nghẹn chết bây giờ.

Tôi gật gật:

- Không nghẹn... khụ khụ... nước... rót á... nước.

- Tôi đã nói mà, uống đi... đỡ chưa?

Cậu Ba vừa đưa nước vừa vỗ lưng giúp cho tôi, miếng cơm cháy vướng ngay cổ giờ mới theo dòng nước mà trôi tuột xuống dưới. Hai mắt tôi đỏ hoe, xém chút nữa là khóc luôn rồi. Nước uống vì vội nên còn vương ngay khoé môi, cậu Ba lại không ngần ngại mà giúp tôi lau sạch vết nước. Tay cậu chạm vào môi tôi, cả người tôi như sững lại, tôi mở to mắt ra nhìn cậu, tay chân run run, máu như đóng băng không lưu thông nữa.

Cậu Ba cũng nhìn tôi, ánh mắt cậu dịu xuống, giọng khàn khàn:

- Đỡ chưa? Muốn uống nước nữa không?

Tôi vô thức lắc đầu, mắt không dám chớp vì hoảng loạn. Trời mẹ ơi, cái ánh mắt này của cậu Ba là sao? Là sao hả?

Đột nhiên, cậu lên tiếng hỏi, một chủ đề hết sức là đâm bang:

- Hồi trưa, lúc tôi về... em nói cái gì với Quý Phong mà vui vậy?

Ơ, cái gì nhỉ? Hồi trưa tôi nói cái gì? Tôi với Quý Phong nói cái gì? Sao tôi quên hết luôn rồi.

Tôi nhìn cậu không chớp mắt, môi run run:

- Em... à em... cậu Phong chê em xấu, em đánh cậu ấy...

Cậu Ba cong môi như cười:

- Là vậy sao?

- Dạ?

Cậu Ba đột nhiên buông tay khỏi môi tôi, cậu vỗ vào trán tôi cái "phốc" rồi ung dung bỏ lại một câu:

- Ăn nhanh đi còn đi ngủ, lề mề.

Dứt câu, cậu quay người đi thẳng vào trong nhà, đi ngang cửa sổ, cậu còn cố liếc mắt nhìn tôi rồi mới chịu đi về phòng. Tôi đứng ở đây, hai má đỏ rần, tim đập thình thịch, cảm xúc náo loạn dữ dội...

Chuyện gì vừa xảy ra vậy? Cậu Ba bị sao vậy? Đang ngôn tình mà bỏ đi đâu? Hả? Bỏ đi đâu?

Mấy ngày sau, lúc tôi đang hái rau ngoài vườn, cậu Ba ở đâu thù lù xuất hiện rồi thả vào người tôi hộp quà nhỏ nhỏ, cậu vứt cho tôi một ánh mắt kỳ lạ, nói:

- Thích cái này lắm hả?

Tôi nhìn cậu, ngơ ngác:

- Thích cái gì? Cậu nói gì vậy?

- Tự mở ra xem đi.

Nói rồi cậu quay người đi vào trong, bỏ lại tôi y như một con ngáo ngoài vườn. Tôi nhìn cái hộp trong lòng mình rồi lại ngờ nghệch mở nắp hộp ra xem... ối ối mạ ơi..kẹp tóc? quả kẹp tóc công chúa hồi bữa tôi thấy đây mà.

Tôi cầm chiếc kẹp trên tay, hai mắt lúng liếng nhìn nó, tay nâng như trứng hứng như hoa, miệng cười không khép lại đuợc. Trong lòng vừa phấn khích vừa thấy xao xuyến không ngừng, đây là lần thứ ba cậu Ba mua quà tặng tôi rồi, chẳng lẽ cậu ấy..cậu ấy...

Trời đất ơi! nghĩ tầm bậy tầm bạ... không có đâu, cậu Ba làm sao mà, nhưng nếu không phải vậy, cậu ấy hà cớ gì nhọc lòng mua quà tặng tôi? Không lẽ? cậu Ba bị... ma nhập?

Mà thôi kệ đi, con trai tặng quà cho con gái cũng là bình thường thôi, chừng nào mà có hành động thân mật hơn thì mới tính là có cảm tình được. Đúng không?

Sáng nay, tôi thay ca cho chị Hồng đưa mợ Diệp xuống nhà đi dạo. Tinh thần của mợ bữa nay tốt hơn được chút, còn kêu tôi đi lấy bánh cho mợ ăn nữa chứ. Để mợ Diệp ngồi ngoài vườn, tôi đi xuống bếp lấy bánh, lúc đi lên, tôi giật mình khi không thấy mợ ngồi đó. Không hiểu sao, tôi có dự cảm chẳng lành, liền chạy đi kêu mợ khắp nơi, nhưng kêu đến khàn cổ vẫn không thấy mợ Diệp lên tiếng trả lời tôi.

Lúc này tôi mới chợt nhìn ra cổng, phát hiện cổng chưa khóa, trong khi ban nãy, tôi đã khóa cửa cổng đâu vào đấy rồi. Nghe tiếng tôi kêu gào, chị Hồng với người làm trong nhà liền chạy lên, tôi kể lại sự tình, chị Hồng liền đỏ mặt trách móc:

- Em trông mợ cái kiểu gì vậy Mùa? Chị đã dặn em không được để mợ một mình rồi mà?

Tôi run rẩy:

- Em... mợ nói muốn ăn bánh... em... em...

Chị Hồng gấp gáp:

- Khoan giải thích đã, bây giờ gọi cho cậu Tư rồi chia nhau đi tìm mợ Diệp đi, nhanh lên. Bác sĩ đã dặn canh chừng mợ cho kỹ, mợ Diệp có ý định tự sát từ mấy bữa trước rồi mà. Trời ơi là trời!

Tay chân tôi run lập cập, ông Năm với bà chủ cũng hay tin, hai người liền chỉ huy đều động người đi tìm mợ Diệp gấp rút. Cậu Ba với cô Uyển, cả cậu Phong hay tin cũng chạy về, người dân trên cồn tủa nhau đi tìm mợ Diệp đến gần trưa vẫn không có tin tức.

Tôi bị mắng rất nhiều, ai cũng trách tôi không trông mợ cho kỹ, tôi cũng biết tôi sai, suốt từ sáng giờ, tôi tự trách tôi nhiều lắm rồi. Giờ tôi chỉ cầu Trời cho mợ bình an mà quay trở về... làm ơn... làm ơn!

Đi tìm khắp cồn, tìm đến tận trưa mà vẫn không thấy mợ đâu, đoàn người ròng rã về nhà ăn cơm rồi đi tìm tiếp. Bà chủ kéo tôi về nhà, vừa bước vào cổng, bà đã không nhịn được mà tát vào má tôi bạt tai trong sự ngỡ ngàng của bao nhiêu người.

Tôi đứng sững cúi đầu, không khóc cũng không kêu oan, tôi nín lặng nghe bà chửi.

- Mày có biết trông mợ mày không? Chỉ có mỗi việc canh chừng con Diệp mà mày cũng không làm được... nó bị điên, mày để một đứa điên lừa mày hả Mùa?

Bà vừa mắng vừa trì vào trán tôi, hai mắt tôi đỏ lên, trong lòng thấy chua xót vô cùng. Rõ ràng, tôi không hề cố ý mà... tôi làm sao biết được mợ Diệp sẽ bỏ đi? Hồi sáng này, chẳng phải chính cậu Tư cũng nói là bữa nay mợ vui vẻ hơn rồi hay sao?

Chị Hồng thấy tôi bị mắng, chị run run đứng ra chịu chung với tôi.

- Bà... tại con kêu bé Mùa canh mợ Diệp dùm cho con đi nấu cơm... bé Mùa nó không cố ý đâu bà...

Bà chủ quát ầm lên:

- Là hai cái đứa tụi mày, con Diệp mà có chuyện gì, thì bà của mày, rồi cha của con nhỏ kia... tao bắt trói lại rồi bán thịt mà trả tiền lại cho tao. Nuôi tụi bây để tụi bây báo tao hả? Lũ cô hồn!

Tôi cúi gầm mặt, cố ngăn cho nước mắt không chảy ra... nhục nhã quá... nhục quá!

Cậu Ba đứng bên cạnh tôi nãy giờ, cậu đột nhiên bước lên chắn trước mặt bà chủ, cậu nghiêm nghị nói:

- Mẹ trách Mùa với Hồng cũng có được gì đâu, đi tìm Diệp trước cái đã.

Bà chủ lúc này mới chịu nhịn xuống, bà liếc ngang liếc dọc bọn tôi:

- Liệu hồn tụi mày!

Đang lúc nước sôi lửa bỏng, chợt ngoài cổng có tiếng bước chân dồn dập, vài người chạy ùa vào nhốn nháo:

- Bà, cậu... ngoài bãi tràm... nghe người ta nói có người mới nhảy sông tự tử... là phụ nữ... trông giống mợ Tư lắm...

Cậu Tư hét lên một tiếng rồi chạy ào ra khỏi cổng:

- Diệp... Diệp!

Cậu Tư chạy đi rồi, mọi người cũng liền ùa chạy theo sau, chỉ có tôi là hai chân cứng lại, bị bà chủ đẩy cho ngã lăn quay ra đất.

Tôi ngồi thẩn thờ, nước mắt vô thức trực trào ra vì sợ, tôi không muốn, cầu xin mợ Diệp... đừng chết mà!

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Dạ Cậu, Em Là Mùa!

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook