Đi Tìm Bài Thơ Cổ

Chương 2: Tử tù mười hai tuổi

Hữu Phong

09/01/2014

Một hồi trống vang lên, lúc đó tự nhiên mây đen lũ lược kéo về, trời biến sắc u ám, gió thu mang theo lá khô lung lạc tứ tung, không khí lạnh tràn trề giành lấy uy thế, cậu bé nhỏ tuổi đôi mắt đượm buồn ngẩn đầu lên nhìn cao xanh, khác hẳn với cái cách dân chúng tại quãng trường Quốc Oai(1) này, đang hướng mắt ngạc nhiên nhìn cậu.

Một lão nông bất nhẫn không thốt nên lời: “Thằng bé này, tuổi chắc chưa đến mười hai đâu, nó có thể làm nên chuyện gì mà phải nhận lãnh tội chết.” Chẳng ai trong hàng trăm người dân ở đây có thể xóa tan nghi hoặc trong lòng lão, mọi người bàn tán xôn xao.

“Đinh Long con trai của phản tặc, cha hắn gây tội ác tầy trời, chia rẽ đồng bào dân tộc, kích động chống phá triều đình, cướp bóc hãm hại nhiều người, riêng bản thân hắn, tùy nhỏ tuổi nhưng bản tính hiếu sát, lạnh lùng đã sớm bộc lộ, xét tội trạng cha hắn vốn dĩ bị xử tru di tam tộc, cho nên Đinh Long bị phán tội chết không cần xét xử … Chém!” Vị quan nói xong ném sát lệch ra đằng trước, tay đao phủ cao lớn lực lưỡng đã sẵn tư thế dương thanh đại đao lên cao.

Đại đao chém xuống máu tươi tung tóe xối xả, văng cả vào một số người bên dưới pháp đài, kèm theo tiếng keo “éc éc”, cái đầu be bét máu rơi xuống, cái đầu này có cái miệng rộng cùng chiếc mũi dài và to tướng, nhìn dọc nhìn ngang tuyệt nhiên không giống đầu người.

Nhiều người kinh sợ la thất thanh, nhiều người ngạc nhiên tròn mắt há hốc, còn một số người thì ôm bụng cười như điên như dại.

Viên quan lớn tiếng quát nạt: “Tên điên kia! Ngươi làm cái trò gì thế, tại sao lại ném con heo kia lên pháp đài? Ngươi dám cản trở quan gia thi hành án sao? Người muốn chết chung với hắn hả?”

Người bị xỉ vả là một nam thanh niên tuổi chừng đôi mươi, anh ta mặt mày khá sáng sủa, điển trai với nét hài hòa, ngũ quan chỉnh tề, đặc biệt cặp mày kiếm đẹp như vẽ. Tuy nhiên cách ăn mặt và đầu tóc anh ta trông rất lam lũ, lôi thôi. Thanh niên lung túng, cứ cà lăm “tôi…tôi” một tràng.

Viên quan vội quát: “Lính đâu bắt lấy hắn.” Thanh niên giật mình vội la lớn: “Không … không phải tôi cố ý đâu mà, đừng bắt tôi … tôi còn mẹ già đang bệnh không ai lo... tôi...tôi còn đám heo con không ai chăm, đám cây trồng không ai tưới nước … đám rau muống không ai … không ai ăn, đám … đám cưới thằng bạn không ai dự… tôi … tôi còn cô người yêu nhỏ bé bao năm chưa dám nói… còn có…”

Thanh niên vừa than thở, vừa nhăn mặt, con mắt gã láo luyên, tay chân gã cuống cuồng, Viên quan vừa tức điên tiết nhưng cũng thấy buồn cười, ông cố nén giọng trầm tỉnh rồi nhanh nhảu nói: “Yên tâm! Đám ma của ngươi sẽ có người lo … lời yêu chưa nói, ông nói dùm cho… lính đâu bắt lấy hắn…”

“Khoan!” Thanh niên chợt thay đổi thái độ, vừa rồi gã lúi cúi năng nỉ ỉ oi, nhưng giờ gã đứng thẳng ưỡn ngực, ngẩn cao đầu nói giọng nghiêm nghị: ”Nam nhi trong trời đất có gan làm có gan chịu, tôi đây gặp hung hiểm quyết chẳng chao mày đâu, các vị thấy cậu bé này có tội nghiệp không, cha là cha con là con cớ sao tội cha bắt con cái gánh chứ … công đạo trời đất ở đâu, lòng người ở đâu chứ!”

Mọi người giật mình khi nghe gã thốt ra những lời đó. Tội bị phán gã dám chống thì tự tìm đường chết rồi, không hiểu gã ăn gì mà to gan đến thế.

Viên quan tỉnh bơ đáp: ”Lúc nãy ta định nhốt tù ngươi vài ngày rồi tha… nhưng giờ ta đổi ý rồi, ngươi chắc chắn là đồng đảng của cha con bọn chúng… lính đâu bắt trói… xử trảm luôn tên này!”

Thanh niên còn làm mặt ngầu, đến lúc nghe hết câu viên quan kia nói thì rụng rời tay chân, miệng phân trần: “Không biết hôm nay tôi ăn nhầm cái gì… đại quan tha tội cho tôi … tôi còn mẹ già …”

"Im ngay" Viên quan quát lớn, mặt đỏ phừng lên vì giận. Thanh niên cúi gầm đầu không nói, giây lát sau gã từ từ đi đến pháp đài, tay phải đưa lên ra hiệu ngừng tay. Mọi người không hiểu gã kia làm gì, ai nấy im lặng xem gã giỡ trò gì nữa.

Thanh niên dùng tay móc trong ngực áo ra một cái túi lụa cẩm màu đỏ nho nhỏ và nói: "Vật này có thể chứng mình thằng bé tội nghiệp trên kia là vô tội, các người đã bắt lầm người rồi."

Mọi người tại pháp đình trố mắt ngạc nhiên nhìn gã bán heo.Cậu bé đang chịu tội từ nãy đến giờ vẫn giữ thái độ lạnh lùng bất cần, nhưng giờ đây vẻ mặt cậu đã thay đổi, ném ánh mắt kì lạ nhìn gã kia .

Viên quan nghiêm giọng nói: "Người đừng tào lao, bọn ta đã vào tận sầu huyệt của chúng, đã âm thầm cho người giả... giả... mà ta cần gì phải đôi co với ngươi chứ... lính đâu..."

"Khoan!" Gã bán heo bình tĩnh nói: "Trong này có cái gì mọi người biết không, à... mà tôi không nói sao mọi người biết được, cái này chỉ có cha mẹ tôi và tôi biết thôi mà... ha ha ..."

Viên quan nóng nảy: "Tên khốn nói gì nói nhanh... không ... người không được nói... ối trời ơi!... lính đâu, bắt..."

"Xin quan ông hãy bình tâm, để tôi nói hết, nếu không người sẽ hối hận đấy. Tôi nói cho mọi người hay... cha mẹ tôi đẻ tôi ra, họ khó khăn nuôi tôi lớn... tôi lớn lên... cho đến khi họ đẻ em trai tôi ra, họ khó khăn nuôi em tôi lớn lên, em tôi..."

"Lính đâu bắt thằng điên này lại ngay...bọn người còn chậm trễ đừng có trách ta..." Viên quan đứng phất dậy, gào lên chỉ trỏ. Bọn lính lần này không do dự nữa, cả thẩy cùng chạy thi nhau chộp lấy gã bán heo. "Vụt một cái tên này phi thân lên pháp đài cao nửa trượng. Gã ta đứng chắn trước cậu bé họ Đinh, rồi từ tốn quay về phía người dân và nói: "Thưa các vị! Các vị nhìn đây là cái gì ?" Gã bán heo móc trong túi cẩm ra một vật, mọi người khi nhìn rõ lập tức bàn tán xôn xao, nào có người nói "ruột heo khô mà", rồi "da heo để lâu ngày", hắn bán heo lấy thịt heo khô ra có gì lạ chứ", "cái này thì chứng mình được gì chứ?" ...

Thanh niên bán heo từ tốn nói: "Cái này là ruột người chứ không phải là của heo đâu... chính xác là cái dây rốn hai mươi năm của tôi... của tôi và của em trai tôi..." Ai nấy nghe gã nói đều há hốc, viên quan phát điên gào lên định sấn tới, đám lính vừa chạy lên, thanh niên quái đản kia không thèm nhìn đến một cái, gã thản nhiên nhảy xuống pháp đài rồi nói tiếp: "Dù bạn có đi xa, dù bạn có thành công như thế nào đi nữa, có giỏi giang như thế nào đi nữa, có... có sao thì bạn cũng chỉ có một quê hương, quê hương là nơi chúng ta chôn nhâu cắt rốn... hịt hịt, nói đến đây tôi không thế nào cầm được nước mắt... xin lỗi các vị, nhất là các vị bô lão đạo cao chức trọng... tôi đã đi rất lâu và rất xa để tìm đứa em này, thưa các vị ... nó chính là em ruột của tôi..." Gã nói rồi chỉ thẳng tay vào cậu bé đang bị trói, mọi người ngạc nhiên há hốc, một số thì cười ngạo nghễ, một số thì lắc đầu ngán ngẫm "tên này điên rồi!"

"Các vị biết đấy, cũng như các gia đình khác, ông bà chúng ta có tục lệ, anh em đốt rốn với nhau rồi uống cùng nhau để thương yêu nhau, hòa thuận với nhau ... nhưng chúng tôi mười mấy năm lý tán, từ ngay lúc còn tấm bé, nếu các vị là tôi các vị có buồn không cơ chứ... hít hít... buồn lắm các vị ơi..."

Viên quan lạnh lùng nói "Vậy ngươi là anh nó, anh em cùng đi đoạn tụ với ông bà nhé!" và kề đao vào cổ thanh niên, anh ta không biết vị quan kia ở phía sau mình từ lúc nào.

Thanh niên hoảng hót: "Không! Tôi họ Trần mà, có phải họ Đinh đâu, mà không ! Là cả hai anh em tôi đều họ Trần mới đúng!"

“Câm!” Viên quan mắt tóe lửa, gầm lên một tiếng uy mãnh. Ngay lúc đó có vật gì đó bay đến, viên quan phản xạ không tồi, vội lạng đầu né tránh, thanh chủy thủ bay ngang qua lọng tóc ông ta, gió lạnh căm người.

“Những ai không liên quan mau chạy đi, nếu không muốn uổng mạng!” Giọng nói là của một cô gái trẻ, chạy cạnh cô ta là một ông lão râu tóc bạc phơ, sau lưng họ còn có đến cả chục nam nhân mang gươm mang giáo mặt mũi hung tợn đang chạy đến.

Người dân la ó chạy tán loạng, gã nuôi heo mừng rỡ ra mặt, nhân cơ hội này ba chân bốn cẳng gã giành nhau tẩu thoát.

Bên quan binh dường như đã có chuẩn bị, sau tiếng hô của viên quan mọi người đều xông lên giáp đấu. Viên quan tấn công cô gái, tên đao phủ đấu với lão già, tiếp sau màn chạm trán, tiếng la ó inh ỏi, tiếng kim khí chạm nhau chan chát.

Cuộc giao tranh vừa mới bắt đầu nhưng dường như đã muốn kết thúc. Viên quan và tay đao phủ sau mười chiêu đã kém thế, lão già bên mới đến tuy thấp bé nhẹ cân nhưng mỗi chiêu lão đánh ra uy lực mãnh liệt, tay đao phủ to xác nhưng mỗi lần binh khí đôi bên chạm nhau thì hắn như muốn đứng không vững. Gươm đao đôi bên chạm nhau thêm lần nữa, lúc này đạo phủ đã thất thế thấy rõ, hắn chỉ còn trụ nửa chân, ông già xoay chuyển gươm đi chênh chếch xuống hạ bộ đối phương chém một nhác ngang hông, bồi thêm hai cước thay phiên nhưng nhanh như cùng lúc. Thân hình to lớn của đao phủ đổ sầm. Ông già dường như vẫn chưa múa hết chiêu thức liên hoàn, có lẽ do thói quen lão bước đến một bước, hơi xuyên một chút hướng đến cái lưng viên quan đang trong tư thế bị dồn ép, lão già đá cước hậu, cùng lúc thanh gươm trong tay chém ngang từ sau hướng nửa vòng đến cái lưng dưới của viên quan. Hai mặt giáp công, phía trước viên võ quan bị chém trúng ngực. Cả hai vết thương đều có thể lấy mạng, viên quan ngục xuống nhưng vẫn chưa chết hắn, ông ta cũng chẳng hề rên rỉ.

Binh lính thất thủ chạy tán loạn. Bọn người mới đến không đuổi theo. Cô gái vội đến mở trói cho cậu bé và nói: “Cậu chủ không sao chứ! Bọn tôi chậm trễ đã làm cậu kinh sợ rồi …”

Cậu bé cười nhép miệng nói: “Cần gì nói những lời dư thừa … bọn các người diễn kịch hay lắm… thật là hay … ha ha… cả cái tên bán heo kia nữa hắn làm ta cười đến sái quai hàm mất… cả tên quan kia cũng được mời tham gia vỡ kịch này có phải không?” Nói rồi cậu bé khó khăn lê từng bước chân đi về hướng tây lúc này trời đã xế chiều.

Đám người mới đến sững sốt nói không nên lời. Họ đi theo nhưng cậu bé cứ quát nạt, càng nói càng buông lời thậm tệ, khó nghe. Cậu không cho bọn kia đi theo mình. Cô gái đành đứng lại, mắt cô sa lệ, ông già thì thở dài ngao ngán.

***************

Cậu bé cứ đi, cậu cứ lê từng bước chân nặng nhọc, cậu cũng chẳng thèm ngoái đầu xem có ai đi theo mình không.

Từng bước chân là từng thời khắc trôi qua, từng con đường là từng cánh rừng cậu đã đi qua, từng con suối là từng dốc núi cậu đã leo lên, cứ thế cậu vẫn đi dù đôi chân mệt mỏi khôn cùng. Lúc nào đói khát thì cậu tìm thức ăn nước uống, cậu bé nhỏ tuổi cứ đi, đi đến một nơi gọi là vô định, đi đến một nơi, nơi đó không đo bằng dặm mà đo bằng sức chịu đựng của đôi chân nhỏ bé.

Thời khắc kéo nhau đi, ngày đẩy tháng trôi qua, cậu bé đã đi rất xa, rất lâu, đến nơi núi cao sông dài, nơi làng quê hẻo lánh hay nơi phồn hoa đô hội, đều đã có dấu chân của cậu.

Đích đến đã gần, cậu bé đã không chịu đựng được lâu nữa. Lang thang rất lâu, ăn uống nghĩ ngơi không đủ, khiến sức lực cậu suy kiệt. Đã đến lúc đôi chân buột cậu phải ngã quỵ xuống.

Hai mi mắt cậu bé dần khép lại, cậu đã buông xuôi, tấm thân nhỏ bé chơi vơi sắp ngã rồi. Khi thần thức sắp ngủ mê cậu bé họ Đinh cảm nhận thấy bàn tay ai đó chộp lấy người mình. Cậu nghe tiếng nói “cậu gì ơi… cậu có sao không?” Rồi cậu bé cảm nhận thấy ai đó đang lay động mình. Rồi cậu chìm trong mê man.

************



Không biết bao nhiêu thời gian đã trôi qua … Đinh Long mở mắt sau giấc ngủ dài. Điều đầu tiên cậu cảm nhận được là quang cảnh hoang tàn xung quanh. Tai cậu nghe thấy giọng nói trẻ con.

“Ha ha … bụng lão to như cái trống, thân người thì lùn tủn, đôi mắt híp lại thế này này … còn cái mũi lão thì thôi đi, nó rộng như ống thổi lửa, chưa hết đâu lông mũi dài ra cả tấc thế này nề, còn mỗi khi lão thở ra là mùi hối thối không ai chịu nổi, cha tôi đứng xa cũng phải đưa tay lên bịt miệng. Lão cực kỳ hùng tợn… lão gầm lên như mãnh thú… Cha tôi các cậu biết rồi đấy, ông rất ghét bọn phú hộ hay lồng quyền ức hại dân lành … Lão ta lao vào cha tôi và kêu lên như heo hạch bị chọc tiết. Cha tôi võ nghệ cao cường, ông bình tĩnh lắm… chờ lão đến gần, cha tôi liền nhào lộn trên không trung đạp cho lão một cái như trời giáng, cả thân người to lớn của lão ta ngã xuống úp mặt vào đống phân trâu… ha ha… cái mũi lão to tướng, hít vài hơi là mùi phân vào hết trong bụng, khỏi cần ăn cả tháng cũng không thấy đói … chưa hết sau cú đá đó thân người lão nặng nề quá cộng với sức mạnh của cha tôi khiến cho trời đất như rung chuyển, các cậu thấy ghế ghớm không…”

Đứa trẻ khác nói chen vào: “Có thế thôi à, đánh một cái thôi à…”

Giọng đứa trẻ lúc nãy: “Chưa đâu… tất nhiên là chưa rồi... cái cậu này tài lanh quá… chưa hết đâu, bọn hậu vệ của lão phú hộ rất đông… có nhiều cao thủ… Chúng xông lên, cha tôi lúc đó cảm thấy đau bụng… muốn ói, muốn đi ngoài!”

“Gì thế đang đánh nhau mà thấy đau bụng là sao… cha cậu kỳ quá!” Có giọng nói của một cô bé nhỏ tuổi.

Đứa trẻ kia lại nói: “Thì kể phải có đầu đuôi chứ… chắc có lẽ do mùi hôi thối do lão phú hộ khò… khò thế này nề… có thấy hôi không?

“Ấy hôi quá đi! U Ám vô duyên quá…” Cô bé kia nói nhưng giọng điệu không tỏ vẻ khó chịu cho lắm.

Cậu bé kia nói tiếp: “Miệng tớ thơm tho, nói năng trung thực thế này mà còn hôi huống hồ cái lão phú ông chuyên lừa gạt, bắt nạt dân làng. Thế đấy! Làm sao cha tớ chịu nỗi.

Đinh Long nghe đến không nhịn được nữa, ôm bụng cười khanh khách.

Nơi đây là một ngôi chùa nhỏ bị bỏ hoang đã lâu, bụi thời gian phủ đầy khắp nơi. Chỗ che thân hoang tàn này là mái ấm của bọn trẻ không nơi nương tựa, chúng tụ tập lại với nhau, tự đùm bọc nhau.

“Cậu ấy đã khỏe lại rồi … thật may quá!” Giọng nói là của cô bé có thân người nhỏ nhắn chừng mười tuổi, khuôn mặt lấm lem, quần áo vá chằng vá chịt nhưng so với hai đứa con trai để tóc “ba chỏm” bên cạnh thì sạch sẽ hơn rất nhiều.

Đinh Long tỏ ra e ngại cứ “ậm ự”. Giờ đây dáng vẻ của cậu còn tệ hơn cả những người bạn mới trước mắt, quần áo cậu rách nát, bẩn thiểu và lôi thôi.

“Hi hi … Tôi là Phương Đông U Ám, còn cậu tên gì vậy!” Cậu bé vừa kể chuyện, vui vẻ lại gần Long và mở lời, cậu ta có nước da đen cháy nắng, và cặp mắt sáng đến kỳ lạ.

Đinh Long lấy làm lạ, lẩm bẩm: “U Ám … U Ám … cái tên gì thật kỳ cục …”

“Kỳ cục lắm sao? Ai cũng nói vậy …” Cậu nhóc mặt đen cười nói, Long không ngờ mình nói nhỏ nhưng lại bị nghe thấy, cậu cảm thấy bối rối, ngập ngừng cậu nói như gỡ gạt: “Tôi không có ý đó … chỉ là nghe thấy cái tên cậu lạ quá … ai lại đặt tên …” U Ám cướp lời: “Tên xấu lắm sao? Đó là cha tôi đã đặt cho đấy… dù sao cũng có cái để gọi… vả lại mẹ tôi bảo, tên xấu mới dễ nuôi, không sợ ma quỷ bắt mất… hì hì… Thế cậu tên gì?”

“Tôi … tôi là Long!” Cậu bé họ Đinh ngập ngừng nói, bé gái nhanh nhẩu cười hớn hở nói: “Tôi là Phượng, hi hi, còn cậu ta là Tí.” Cô bé chỉ tay vào đứa nhóc còn lại, cậu bé này lùn nhất, mặt trông hiền lành chất phát. “Ha ha… Phượng ròm… Phượng ròm …” Hai đứa đầu ba chỏm thi nhau làm mặt hề ghẹo cô bé, Phượng đỏ mặt xấu hổ nắm lấy cây chổi cùn dưới đất đuổi đánh khiến hai cậu bé chạy tán loạn, vừa chạy vừa không quên chọc thêm “Phượng ròm”, “Phượng beo”. Chúng chọc cô bé mà không nghĩ đến bản thân mình cũng gầy tong gầy teo không kém.

“Các cậu đã đưa tôi về đây à!” Câu nói của Long làm ba đứa trẻ dừng cuộc đuổi bắt lại. Cậu bé tên Ám nói: “Ừ… người cậu cũng ốm nhom nhưng sao nặng quá … làm chúng tôi cõng không nổi, đành phải dùng cán khiên về. Hai đứa kia đồng thanh “Đúng đấy! Nặng muốn chết à!”

Long không nói gì, lẳng lặng suy tư. Cậu ta không nói cảm ơn, ba đứa còn lại cũng không để ý gì, chúng vẫn vô tư như thế.

Thấy Long có vẻ buồn Ám nói: “Này! Làm gì vậy? Nhớ nhà hả… Đúng rồi chắc là đói bụng chứ gì.” Bỗng nghe tiếng “ọc ọc”, âm thanh không phát từ phía Long mà là bên cạnh Ám, Phượng lại một phen đỏ mặt, Ám cười liếc mắt láo luyến nhìn Phượng làm cô bé xấu hổ quay mặt đi.”

“Chúng ta lên chùa ăn cơm nhé! Vừa đi tớ sẽ kể chuyện tiếp cho các cậu nghe, có chịu không?” Ám nói, Tí cười, Long ậm ự, Phượng im lặng, nhưng rồi cả bọn cũng kéo nhau đi.

Đinh Long cảm thấy một cảm giác kỳ lạ, vừa mới mẽ vừa thân thương. Bởi lẽ trong mắt cậu từ trước đến gì chỉ toàn là những cảnh đua tranh, mưu đoạt, đấu đá, đả kích nhau. Sự hồn nhiên đáng lẽ phải có ở cái tuổi của cậu đã bị cướp đoạt không tiếc thương. Giờ đây hòa nhập với bọn nhóc ngây ngô, cậu cảm tưởng như mình là sinh vật từ dưới địa ngục chui lên vậy.

“Kể toàn chuyện đánh nhau với ác bá cũng chán, tôi sẽ kể cho các cậu nghe những chiến công hiển hách của cha tôi… cha tôi đã từng đánh bại rất nhiều quái vật hung ác ở biển cả rộng lớn… hà hà…” Phương Đông U Ám nói giọng tự hào, bọn hai đứa reo lên “hay quá kể nhanh đi”. Đinh Long cũng cố reo lên theo, nhưng tiếng nói cậu nho nhỏ và bối rối, chả có được cảm giác hân hoan nào.

Ám quay sang Long và nói: “Cậu làm cái gì vậy, đàn ông con trai ăn nói gì lí nhí như sợ bị nghe thấy vậy, phải mạnh mẽ lên chứ… xem tôi này … Tuyệt với quá Ám đẹp trai ơi! Mau kể nhanh đi!... Thế đấy phải nói như vậy.” Cậu bé họ Phương la lên hết sức có thể, cậu còn sửa lại câu nói hoành tráng hơn chính bản rất nhiều. Hai đứa kia đưa tay lên bịt tai nhăn mặt, riêng Long vẫn bối rối chẳng biết tính sao, cậu ta quen được mọi người nề trọng vì thân phận khác thường, tự nhiên bị chê bai thế này liền có cảm giác tự ái.

Long quay đầu định bỏ đi, nhưng rồi cậu cảm thấy như vậy là quá hèn nhát. Long nắm chặt hai bàn tay mình lại và hít một hơi: “Hay quá Ám ơi! Mau kể cho Long đẹp trai nghe đi.” Tiếng quát chứa đầy khí thế sung mãn thanh âm lớn đến mức màn nhĩ ba đứa trẻ đứng gần như muốn tung ra ngoài tai. Một lúc sau chúng vẫn còn nghe thấy lùng bùng.

“Không ngờ ngoài tôi ra cũng có người la lớn đến vậy! Ha ha khá lắm, cố gắn lên!” Ám nói rồi vỗ vai Long tỏ vẻ mình là cao thủ nổi trội hơn, bọn trẻ cùng nhau cười khanh khách.

“Tổ cha chúng mày, trưa nắng là lối om sòm, mau cút cho người khác nghỉ!” Có tiếng quát của một lão bà từ ngôi nhà cạnh đó, bọn trẻ kéo nhau vừa chạy vừa cười ha hả.

Bọn nhóc kéo nhau đi qua rất nhiều con đường đất ngắn đoạn, chúng vừa đi vừa nhảy nhót, nói đủ chuyện trên trời dưới đất. Long không nhớ mình đã đi qua những đâu, bởi vì tất cả sự chú ý của cậu đều đã dồn hết vào Ám, càng lúc Long càng thấy người bạn mới này thật thú vị, cậu ta tùy ba hoa nhưng lại mang đến cho Long cảm giác gần gủi, đôi khi còn chê bai coi thường Long đủ điều nhưng thà thẳng thừng như thế còn hơn hàng trăm người cung kính, nể trọng ngoài mặt, còn trong lòng họ tính toán điều gì đều không thể qua mặt được đầu óc nhạy cảm của cậu. Long cảm thấy cái tên U Ám của cậu ta chẳng xứng với người, nên gọi là Phương Đông cho dễ nghe, nhưng dường như Ám chẳng bận tâm điều đó.

Một lúc lâu, khi đi qua hết những con phố nhà san sát, trước mặt bọn trẻ hiện ra những cánh đồng lúa thênh thang, xa xa thấp thoáng bóng dáng một ngôi chùa cổ nằm giữa những mẫu ruộng. Nhà Lý xem đạo Phật là quốc giáo, nhà chùa được vua ban cho ruộng đất để tu sĩ tự canh tác, đất chùa không thuộc sử hữu tư cũng chẳng thuộc sơ hữu công, nó được xem như đất cúng vườn tam bảo.

“Đó là nơi sư thầy cụt tay tu hành, ông ấy đối xử với bọn tôi rất tốt, lúc nào cũng để nhiều cơm, ăn không hết lại mang về, từ nay có thêm cậu nhập bọn chắc ông ấy vui lắm. Chúng ta đến ăn cơm, giúp thầy dọn dẹp rồi phơi nhang. Cậu đừng có lười đấy!” Giọng nói của U Ám có vẻ nghiêm túc, không cười cợt như trước, Long thấy tò mò, cậu thử tưởng tượng xem thầy tu là người như thế nào, vì đây là lần đầu tiên cậu đi ra thế giới bên ngoài.

Cả bọn không đi cổng chính, mà vào từ cửa sau, điều đầu tiên đập vào mắt Long là sự cổ kính của ngôi chùa này, khắp nơi sạch sẽ thoáng mát, chim chóc cây trái hiền hòa vui tươi đầy sức sống. Quanh chùa nào là lư hương nào là tượng Phật độc đáo và đẹp mắt, Long cảm thấy thích thú, mới mẽ vô cùng.

Ngắm chưa đã mắt Ám đã dẫn cả bọn đi vào khu nhà bếp. Khác hẳn những khu nấu nướng trước đây Long từng biết, ở đây chẳng ngửi được mùi hôi tanh, chẳng thấy có máu me và chẳng nghe được tiếng kêu của gia súc. Nơi đây bề thế chừng năm trượng vuông, ngoài khu ăn uống rộng rãi của các tu sĩ, còn có ba gian phòng, cả bọn đi vào căn phòng hướng đông, bất thần một cảm giác kỳ lạ liền đến với Long. Là con cháu nhà nội gia võ thuật cậu cảm nhận chắc chắn đang có một cao thủ ở trong phòng, người đó đang thi triển tâm pháp nội công thượng thặng mà đời cậu chưa gặp qua, không nhìn thấy bóng dáng hay tư thế người đó nhưng với sự nhạy cảm đặc biệt của mình, Long nhận ra đây có thể là một cuộc tạo ngộ không hề dễ dàng đủ duyên để có được.

“Chúng con đã đến rồi sư ông ơi!” Ám đã thốt lời ra khỏi miệng, Long định ngăn lại nhưng không kịp. Nghe tiếng gió và tiếng cửa mở cả bọn tiếng vào bếp phòng, Long xông vào trước nhưng chỉ thấy một ông lão cụt tay phải mặt áo xám, đầu không có tóc, râu trắng dài nửa gang. Mắt cậu nhìn về phía cửa sổ thì thấy cánh cửa vẫn còn lây động, chắc chắn theo suy đoán của mình, có ai đó vừa phi thân ra ngoài.

“Mộ Phật! Tốt lắm! Tốt lắm!” Vị sư cất trọng thâm trầm già nua. Long không cảm nhận được gì khác lạ từ ông.

“Đây là Long, người bạn mới mà con đã nhắc với sư ông hôm qua. Nhờ thuốc của sư ông mà cậu ta đã khỏe lại rồi!” Ám cười nói, rồi quay sang, chỉ thấy Long mặt đầy tâm sự, chẳng để ý gì, Ám lấy tay mặt đánh vào sau lưng Long và nói: “Cái cậu này, đầu óc để trên mây à, sao không mau cám ơn sư ông đi!”

Long như người trên trời rơi xuống, cậu chẳng được dạy là phải cám ơn người đã giúp đỡ mình, nên không có một phản xạ nào cả.

Luống cuống một hồi Long mới nói “cám… cám ơn”, Ám cau mày tỏ ra khó chịu, vị sư mĩm cười hiền hòa nói :”Mô Phật! Khỏe rồi thì tốt lắm! Tốt Lắm!”

************

Sau tiếng chuông báo giờ dùng bữa không lâu, thực phòng đã đông đủ các vị sự già trẻ lớn bé. Long cảm thấy kỳ lạ khi đông người như vậy nhưng chẳng hề có không khí ồn ào, náo nhiệt. Ai nấy đều tự túc lấy phần cơm của mình, rồi ngồi vào bàn ngay ngắn, yên lặng dùng bữa. Xong xuôi mọi người tự dọn dẹp và rời khỏi không gây nên một tiếng động to tác.

Bọn ba đứa Ám, Phượng và Tí cũng vậy, thấy họ không nói lời nào nên Long cũng yên lặng dùng bữa, trong lòng hiện diện bao nhiêu lạ thắc mắt không thể nào hiểu nổi.

“Mô Phật! Các con đi theo thầy!” Vị sư già cất tiếng nói, cả bọn đáp “dạ” rồi xếp hàng theo sau sư ông.”



Họ đi qua rất nhiều gian phòng lớn nhỏ, Long không quên nhìn ngắm khắp nơi, cái gì nhìn thấy cũng mới mẽ đối với cậu. Một lúc sau họ đi đến toa nhà lớn nhất, Long nhìn lên tấm bảng có ba chữ “Đại Bảo Điện”.

Vừa vào trong, một pho tương Phật hoành tráng, cao đến hơn hai trượng hiện ra, kim quang sáng loáng khiến bọn trẻ ngơ ngác, Long thì không nói làm gì, bọn ba đứa kia cũng lần đầu tiên đến đây. Phượng giật mình thoảng thốt: “Ôi bức tượng đẹp quá, đẹp và to gấp trăm lần bức tượng ở chùa chúng ta!”

Long nghe thấy kỳ lạ: “Chùa chúng ta! Chúng ta cũng có chùa sao?” Ngầm nghĩ giây lát cậu mới thông suốt: “Hóa ra cái chỗ lúc sáng mình ở cũng là chùa, đúng là cũng có một số vật dụng và pho tượng giống nơi đây.”

Vị sư mĩm cười nói: “Mô Phật! Đẹp hay xấu cũng là một bức tượng mà thôi!”

Phượng nói: “Nhưng nhìn tượng đẹp vẫn thích hơn, thưa sư ông!” Vị sư lại nói: “Mô Phật! Vì yêu thì thích nên khổ tâm gìn giữ, đến khi mất rồi thì lại tiếc nuối. Đừng bận lòng chi cho khổ não.”

Đinh Long nghe xong chấn động tâm thần. Cậu nghĩ đến một việc trong quá khứ, lúc đó cậu chỉ mười tuổi, cha về mang cho cậu một con ngựa gỗ, cậu đã thích nó lắm, tuy là đồ vật vô tri nhưng bên cạnh nó, chơi đùa với nó, cậu cảm nhận được sự hiện diện của cha mình. Nó không nói gì nhưng không khiến cấu khó chịu như những lời nói diệu dàng của bọn người giả dối, vì thế cậu cố gắn gìn giữ kỷ vật của cha, một bước không xa rời. Rồi một hôm con ngựa gỗ trở thành đống gỗ nát, cậu nghe tin dữ báo về, cha cậu đã bị bọn hắc giáo đánh bại, chúng đã bắt ông rồi, họ nói ông sẽ không về nữa.

“Mô Phật! Long! Con họ gì?” Vị sư cất giọng thâm trầm, lại gọi đúng tên mình khiến Long ngơ ngát, ấp úng nói: “Họ… họ Đinh thưa…” Hai tiếng “sư ông” cậu bé không đưa ra ngoài miệng được.

Vị sư xoa đầu Long, hiền hòa nói: “Mô Phật! Con thật là một đứa trẻ đặt biệt, chúng ta cùng thắp nhang, lạy Phật rồi nói chuyện nhé!”

Vị sư đi đến nắm bó hương đưa lên ngọn đèn rồi chia cho mỗi đứa trẻ. Đây là lần đầu tiên bọn trẻ dâng hương, nhưng ngoài Long ra bọn ba đứa kia lanh lợi, chúng nhanh chóng làm đúng theo động tác của lão sư.

Khi cúi người sát đất, Đinh Long giật mình kinh hãi khi thấy những luống hơi nóng trong người mình dao động, cậu chỉ luyện khí công được hai năm nay thôi. Chẳng thấy được tí tiến triển nào, chẳng cảm nhận được luống khí huống hồ dẫn nó di tản theo các đường kinh mạch.

Nhưng giờ đây luống khí mạnh mẽ đang di chuyển khắp người cậu, chẳng có chút kinh nghiệm nào, cậu không còn cách nào khác, ngoài để mặc cho chúng tán loạn trong mình. Trán Long đồ mồ hôi hột, mắt lộ vẻ kinh dị, hoảng hồn.

Vị sư nói: “Mô Phật! Người dạy cho con không nói tâm pháp điều khí hay sao? Đã luyện đến bốn thành hỏa hầu rồi, chẳng lẽ lại không biết cách dẫn dắt vào khí hải (1)”

Hỏa khí bốc lên đầu, khuôn mặt Long biến sắt, ánh mắt trợn trắng lên trông rất hụng tợn, cả người co giật từng cơn, rồi cậu bé ngã bật ra.

Vị sư già vội đến bắt mạch, hai mắt ông thoáng biến sắc, bọn trẻ giật mình sợ hãi không biết chuyện gì đang xẩy ra.

Thần thức dần mê mờ, Long tự nhiên cảm nhận luồng khí ấm từ lưng đi vào người, bàn tay ai đó đang xoa dọc sống lưng mình, tiếp theo sáu điểm từ trán lên đỉnh đầu ra sau gáy rồi xuống dọc sống lưng nóng ran lên. Cậu cảm thấy những luống hơi nóng khắp cơ thể đang tề tựu về sáu nơi đó, càng lúc càng nóng, càng lúc càng lũ lược kéo về.

Sau thời gian dùng một bữa cơm, Long dần lấy lại tự chủ, nhưng không dám nhúc nhích, những luống khí càng ngày càng giảm, nhưng sáu chỗ từ trán đến sống lưng thì càng nóng thêm lên. Vị sư xoay chuyển thân người, bàn tay ông bắt đầu xoa bóp trán, đỉnh đầu, sau gáy và ba điểm trên sống lưng cậu.

Cảm giác nóng ran dần tan biến, Long cảm thấy trong người thư thái, tinh thần sáng khoái vô cùng, cậu cảm thấy tràn trề sức lực, như biến thành một con người khác.

“Phù… Mô Phật! Thật may quá…” Vị sư thở phào, mặt ông giờ trắng bệch không chút huyệt sắc. Long nhìn vị sư già với ánh mắt đầy cảm kích nói: “Cám… cháu cám ơn ông!”

“Mô Phật! Gần đến giờ thiền, chúng ta nên ra ngoài nói chuyện.” Vị sư nói rồi chầm chậm đi ra, bọn trẻ thi nhau đi sau, Long thì cũng phần nào hình dung được chuyện gì đã đến với mình, còn ba đứa kia thì ngơ ngác chẳng hiểu gì, bụng chúng chứa đầy những thắt mắt.

Ra hoa viên vị sư cất tiếng niệm Phật: “Mô Phật! Từ nay con đừng luyện công nữa, đã quá muộn rồi, hỏa hầu đã khai mở đến bốn thành, nhưng con không hề có một chút hiểu biết về vận khí cả! Phải hiểu rằng luyện khí và dẫn khí là hai việc cùng lúc, tiến bộ từ từ, có trình tự, thứ lớp. Ta không biết vì sao con lại bỏ qua việc vận khí, giờ đây nội khí đã quá mạnh, không thể tự sức con dẫn đi được nữa, con hiểu không? Ta chỉ tạm thời đưa chúng vào vòng xoay của sáu luân xa(2), sáu điểm nóng trong người con lúc nãy. Khí hải của con không thể dung chứa nổi những dòng khí tà môn đó. Nếu tiếp tục con có thể làm hại chính mình, làm hại người khác. Nên dừng lại ở đây, con có hiểu không?”

“Có nghĩa là tự nay con trở thành phế nhân, không thể luyện võ nữa!” Đinh Long hụt hẫn nói như van nài.

Vị sư diệu giọng: “Con vẫn có thể luyện quyền cước, thậm chí có thể giỏi hơn rất nhiều người nếu con cố gắn, ta tin tư chất con không tệ, sắp tới vào những buổi sáng sau khóa thiền, các con cứ đến đây học với các chú tiểu khác, nên nhớ luyện võ để nâng cao sức khỏe, để phòng thân, không phải để thi thố hay dung dưỡng “cái tôi” của mình. Thôi đã đến giờ thầy phải tọa thiền, các con về đi nhé.”

Bọn ba đứa hớn hở đáp “dạ”, chúng chào vị sư rồi kéo nhau ra về, Ám kéo tay Long, cậu bé họ Đinh buồn bã nối gót đi theo.

Nhìn theo bóng dáng những đứa trẻ dần khuất, vị sư cất tiếng niệm Phật và nói: “Mô Phật! Hai vị cư sĩ, xin mời xuống đây tương kiến.”

“Không cần lão gọi, bọn này đang muốn tính sổ với lão đây!” Nghe thanh âm của phụ nữ, tiếp theo hai bóng người một nam một nữ, một già một trẻ từ trên nóc điện phi thân xuống thủ thế.

“Mô Phật! Một đứa trẻ, tâm hồn như tờ giấy trắng, nó không có tội tình gì cớ sao phải bị vấy đục bởi những toan tính của người lớn!”

“Lão thì biết cái gì, chuyện của bổn hội chúng tôi không cần lão can dự vào. Công lực cậu chủ đã đến bốn thành, không bao lâu nữa có thể trả thù cho hội chủ và những người anh em đã khuất trong hội.” Lão già bên kia nói lớn, cô gái trợ ngôn: “Đúng vậy! Tìm ra một người để luyện công phu này không hề dễ dàng, tương lai giáo hội chúng tôi đều trông cậy vào cậu ấy, lão không có quyền phá hỏng!”

Hai người này không phải là ai khác, chính là bọn đã cướp pháp trường, giải cứu cho Đinh Long tháng trước. Họ vẫn âm thầm đi theo và giúp đỡ cậu bé miêng cơm, cốc nước. Có điều hành động của họ quá kín kẽ, một cậu bé không có kinh nghiệm giang hồ, chẳng thể nào phát giác được.

“Mô Phật! Một đứa trẻ hiền lành sẽ đánh mất tâm tính, trở nên vô cảm, độc ác, nó càng thành tựu sẽ càng nguy hại cho võ lâm. Lão chỉ còn nửa mạng nhưng sẽ không để cho các vị đạt mục đích đâu!” Lão sư già đanh thép nói, mắt ông ánh lên vẻ cương nghi, khiến hai người kia liền có cảm giác e dè.”

“Vậy là lão đã tự tìm lấy đường chết, chớ oán trách nhau! Xem gươm” Lão già bên kia quát lên, nhanh như cắt sấn tới chém liền ba chiêu tấn công và cánh tay khuyết, cổ và bụng vị sư.

Vị sư già nghiên người né tránh, quanh người ông gió lộng lên, cánh áo trái xoay động, quấn lấy thanh gươm của đối phương, đúng lúc đó cô gái bên kia sấn tới, thanh gươm cô đâm thẳng vào hông phải lão sư, nơi cánh tay bị khuyết không thể đỡ gạt.

Chú Thích: Nguồn : wiki

(1): Huyệt Khí Hải (chữ Hán: 氣海穴, biển của khí) là một trong 36 đại huyệt trên cơ thể con người. Khí Hải nằm trên mạch Nhâm. Đôi khi người ta thường lấy tên là Đan Điền vì nó là một phần của vùng hạ Đan điền.

Vị trí

Đo từ rốn xuồng phía dưới 1,5 thốn đồng thân, điểm đó chính là huyệt Khí Hải.

Công dụng

Trong y học, nó là huyệt vị tốt chữa các chứng về đường tiểu, bệnh về thần kinh suy nhược, bệnh về đường sinh dục.

Trong khí công, nó là vùng tụ khí quan trọng bên dưới cơ thể, là cái bể chứa nguyên khí của cơ thể.

Trong võ thuật phương Đông, đây là một trong ba mươi sáu tử huyệt.

(2)Luân xa: Trong Ấn Độ giáo và một số nền văn hóa châu Á, một chakra (Devanagari: चक्र, Tiếng Việt: Luân xa) được cho là một nexus của năng lượng tâm linh và sinh lý ẩn trong cơ thể con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện sắc
cô vợ thay thế
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Đi Tìm Bài Thơ Cổ

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook