Đời Có Phan An

Chương 6: Đàn lang

Liễu Ức Chi

03/01/2023

Biên tập: --.-...

Hiệu đính: Mày là bố tao

Lạc Dương có nhà họ Phan, tổ tiên lắm tiền nhiều của, đến bây giờ tiền tài, vàng bạc châu báu cũng còn chồng chất đầy phủ.

Phan phụ mất, Hình thị chỉ có một đứa con là Phan Nhạc, hai người nương tựa nhau đến nay.

Phan phủ lại không lộ của cải do tổ tiên để lại.

Đi vào trong ngõ Hồ Bát, cuối đường có hồ nước, lá sen mới nhú, mong manh và lấp lánh.

Hai bên đường trồng cây lê vì Hình thị thích ăn lê.

Hoa lê rơi lả tả đầy đất, và đi hết hàng cây lê là đến Phan phủ.

Không có rường cột chạm trổ, hành lang, hiên nhà hay chái nhà, tứ hợp viện tam tiến. Chỉ có hai quản gia, mười tỳ nữ, hai bà vú già, mười đầy tớ và một gia đình đầu bếp.

Phủ này theo đuổi phong cách tinh tế và hòa mình vào thiên nhiên, xây theo địa hình, đa số đồ nội thất là đồ cũ vì Phan phủ không thích xa hoa lãng phí. Dĩ nhiên Phan phủ cũng có người tài ẩn mình, điển hình là hai quản gia phụ trách cửa hàng trên danh nghĩa của Phan Nhạc, là người trong tộc Phan thị, bản thân bọn họ cũng có mạng lưới quan hệ riêng.

Tại ngoại ô thành Lạc Dương, Phan phụ từng tiêu ngàn vàng chỉ để xây một sân vườn hoa mỹ tên là Hào viên, người đương thời gọi là đệ nhất viên Lạc Dương, cả gia tộc lớn đều sống ở đây.

Song gia tộc lớn không thể thiếu lục đục nội bộ. Phan phụ cưới Hình thị, gia đình vốn nên êm ấm, nhưng vì sau khi sinh Phan Nhạc, hai người vẫn mãi chưa có thêm con, ông bà Phan Nhạc mới bắt Phan phụ nạp thiếp, thậm chí bức bách bằng cái chết để có thêm cháu. Tuy nhiên, Phan phụ không thuận theo, nói đời này chỉ lấy một người. Hình thị ngay sau đó bị chụp mũ với tội danh ghen tuông, Phan phụ tức giận ra ở riêng, xây nhà khác, đó là Phan phủ bây giờ. Một nhà ba người đọc sách, pha trà, ngâm thơ, thưởng tuyết. Cuối cùng, trước khi ông bà Phan Nhạc qua đời, họ vẫn giao gia sản cho Phan phụ, và Hào viên bây giờ đã rơi vào dĩ vãng. Và khu vườn nổi tiếng nhất hiện tại là Kim Cốc viên.

Phan phủ nằm ở cuối hàng cây lê, nó còn một cái tên khác được treo cổng lớn: Quyến viên.

Hình thị ngồi trước cổng chính thêu hoa văn. Trên bàn trà bày hai chén trà và một chút hoa quả khô, điểm tâm ngọt. Cửa vừa mở, đã vang lên tiếng vui đùa ầm ĩ của đám trẻ con, chúng là con cái của các quản gia, đầu bếp trong phủ.

Trước cổng có hai tỳ nữ sửa sang mẫu đơn mà Phan phụ trồng trước khi qua đời.

"Phu nhân xem kìa, lang quân trở về rồi ạ". Tỳ nữ tưới hoa, đánh giá một phen, nói tiếp: "Hôm nay lang quân không dùng xe ngựa cho nên hai tay trống trơn, không thấy trái cây".

Hình thị đứng dậy cười to.

Phan An tới gần, tiện thể nhào lên ghế trúc bên cạnh.

Hình thị vờ giận dữ, vỗ hắn: "Ngồi cho đàng hoàng, con quên hết lễ nghi phụ thân dạy rồi à?".

Phan An uống một hớp trà, đáp: "Phụ thân nói ở nhà thì cứ thoải mái mà".

Hình thị thôi không nói nữa, chuyên tâm thêu khăn làm riêng cho Phan An. Bà ấy thêu một lúc, thấy mắt hơi mờ đi, không khỏi thở dài.

"Già rồi, trời vẫn còn sáng mà không thấy đường may nữa."

Phan An cầm kim khâu và xỏ chỉ: "Tại mẫu thân ngồi dưới nắng lâu thôi. Ngồi dưới bóng cây một hồi là đỡ".

Phan An thành thạo xâu chỉ, thậm chí còn thêu thử hai đường.

Hình thị nhìn rồi ném khung thêu cho Phan An, không ngại ngần mà cầm lấy hoa quả khô.

Tỳ nữ rời ghế trúc qua dưới tán cây lê, song làm thành ghế đụng phải thân cây, thoáng chốc hoa rơi đầy đất.

Phan An nhìn cánh hoa bay, đột nhiên nghĩ đến việc mấy tháng trước cứu được một nữ tử... Mà sau đó mấy ngày, hắn đi leo núi với bạn bè. Chỗ đó giáp với Dương phủ, hắn đi ở sau cùng, vô tình nhìn xuống, thấy bên trong vườn hoa Dương phủ có nữ tử vui cười.

Nữ tử cười dưới làn hoa rơi: "Y nhi xem kìa, tuyết rơi rồi...".

Phút chốc, trong lòng bắt đầu nổi gió, tay chân hơi lạnh, bên tai là tiếng chim hót véo von, dưới chân là côn trùng râm ran, nhưng trong mắt chỉ có dáng vẻ nàng mặc áo cưới.

Phàm phu tục tử cho rằng đây là sự rung động.

Đêm xuống, Hình thị ngồi dưới cây mơ, nghe bà vú già kể truyền thuyết.

Có hai tỳ nữ và một bà vú già đang ngâm rượu mơ.



Nhìn thấy cây mơ trước mắt, Hình thị nhớ tới chuyện cũ.

"Năm đó, khi phụ thân con còn đương chức Thứ sử, có quan hệ rất tốt với Thứ sử Dương Triệu ở Dương Châu, nên cả nhà mình đã đến Dương gia thăm hỏi. Lúc ấy, con đi dạo trong vườn của Dương gia, đúng lúc Dương nữ lang đang hái mơ, nàng thấy con đẹp nên gọi con là a tỷ, tặng hết số mơ trong tay cho con. Lúc đó con tức giận, vứt đi, rồi quay về nói với ta là có đứa Đông Thi nào đó gọi con là a tỷ. Ta lúc ấy cũng thấy lạ, vì không nghe nói Dương phủ có ai tên Đông Thi. Sau này mới biết, đứa Đông Thi đó hả, là đích nữ Dương gia, tên là Dương Dung Cơ..."

Phan An sượng mặt, ngón tay cong lại, hắn ảo não: "Sao con không nhớ chuyện này?".

"Khi đó con bao nhiêu tuổi hả, nhớ mới là lạ."

"Con không nhớ... thì có lẽ nàng cũng không nhớ đâu, nhỉ?"

"Dĩ nhiên. Chỉ là lâu rồi không gặp Dung nhi. Năm nay Dương phủ dời nhà đến Lạc Dương, chúng ta còn chưa đi thăm. Lần trước là Dương bá phụ của con tự mình đến cảm tạ, ta mới biết họ đã chuyển tới Lạc Dương..."

Dương phủ.

Dương Dung Cơ hắt hơi.

Dương thị trêu: "Là ai đang nhắc tới con ta?".

Dương Dung Cơ vuốt mũi, lắc đầu.

Y nhi thì khoác thêm áo cho nàng xong, tiếp tục ngồi xuống mài mực.

Dương thị đang xem sổ sách, nhìn thấy Dương Dung Cơ tập trung luyện chữ, đột nhiên cười ra tiếng.

"Dung nhi, con biết không, hồi còn bé con có một chuyện khá lý thú, hôm qua phụ thân con còn nói với ta."

Dương Dung Cơ dừng bút, lắc đầu.

"Năm đó con ba tuổi, đang hái mơ trong vườn, thì nhìn thấy một tiểu lang quân tuấn tú, nhưng mà con lại gọi người ta là a tỷ, làm người ta tức giận bỏ đi."

"..."

"Tiểu lang quân đó cũng gắt gỏng, nói có đứa Đông Thi nào đó gọi hắn là a tỷ, làm chúng ta khi đó đều ngạc nhiên, vì trong phủ đâu có ai tên Đông Thi. Sau đó, lúc tiệc tối, hắn chỉ vào con hô to, là nó, đứa Đông Thi đó... Mọi người không nhịn được cười... Mới hiểu được hắn ngầm nói con xấu."*

*Ở thôn bên cạnh thôn của Tây Thi có một cô gái xấu xí tên là Đông Thi. Có lần, Đông Thi thấy Tây Thi lấy tay ôm ngực, cau mày nhăn mặt, trông vô cùng xinh đẹp. Thế là Đông Thi bắt chước Tây Thi, rồi diễu qua diễu lại trong thôn. Điệu làm bộ làm tịch ấy khiến cho cô ta vốn đã xấu xí lại càng trở nên khó coi hơn, mọi người trông thấy đều phải vội vàng đóng cửa lại.

"..."

"Tiểu lang quân đó dĩ nhiên có tư cách nói người khác xấu, vì hắn chính là Phan An."

Bút rơi xuống, mực loang trên giấy Tuyên, Y nhi luống cuống: "Nữ lang đừng nóng giận...".

Lúc thấy dáng vẻ vui vẻ của Phan An, Dương Dung Cơ chợt nghĩ đến cái tên Đông Thi, nàng thầm nghiến răng, cười giả lả.

Trời âm u, bắt đầu mưa phùn, khói bếp của nhà dân gần đó nghi ngút.

Dương Dung Cơ khó hiểu, vì sao mỗi lần đi ra ngoài dạo là gặp được Phan An.

Đối phương cầm dù, chậm rãi đi đến cạnh nàng, hỏi: "Ta nghe theo lệnh mẫu thân đi mua son phấn, chẳng hay Dung nhi định đi đâu?".

Không bị ướt mưa nữa, lọt vào tầm mắt là vạt áo nam tử được buộc chặt và thêu cành hoa. Trang phục màu xanh lơ đậm khiến hắn trông có vẻ chín chắn hơn. Dương Dung Cơ ngẩng đầu, khóe miệng có hai lúm đồng điếu, liếc hắn, "mua cho bản thân à?".

Dương Dung Cơ gian xảo, muốn chặn họng hắn.

Ai ngờ đối phương vẫn ung dung, bật cười rồi cúi đầu nhìn nàng: "Nếu ta dùng son phấn để giả nữ, thì nàng sẽ cảm thấy... mặc cảm đấy".

Y nhi không nhịn được mà cười trộm.

"Công tử...". Dương Dung Cơ không bình tĩnh nổi, nhất thời không phản bác được. Thế là nàng quay người, đi về hướng nam.

Y nhi cuống quít bung dù đuổi theo.

Phan An cũng đi theo sau...

Đến thành Nam, Dương Dung Cơ bỗng nhiên quay lại hỏi: "Vì sao công tử còn đi sau lưng ta?".



Phan An thu dù, hất cằm lên...

Hai cửa hàng liền nhau, một bên là tiệm son phấn, bên còn lại là tiệm trang sức.

Phan An đi vào cửa hàng son phấn, còn Dương Dung Cơ và Y nhi đi vào cửa hàng trang sức bên cạnh.

Trước đó vài ngày, Dương thị đã đặt một số trang sức để mấy ngày sau đi tham gia yến hội. Vì ai cũng sẽ trang điểm, ăn mặc hoa mỹ nên hôm nay để Dương Dung Cơ đi lấy số trang sức này về phủ.

Đến khi lấy được số trang sức đã đặt, mưa đã ngừng. Dương Dung Cơ xoay trái nhìn phải, không thấy bóng dáng Phan An đâu cả, tuy hơi ngạc nhiên nhưng vẫn tiếp tục về Dương phủ.

Đến bờ sông, nơi có cây liễu, bên kia có một người đứng chắp tay sau lưng, cầm trong tay chiếc khăn tay đang bọc thứ gì đó. Sau cơn mưa trời lại sáng, Phan An hơi nghiêng người, dưới ánh nắng dịu dàng, gương mặt hắn đẹp như tranh vẽ.

Y nhi thì thầm: "Phan lang đẹp như hoa đào".

Nam tử có dung nhan xuất sắc luôn luôn dễ dàng hấp dẫn ánh mắt rất nhiều người, không biết nương tử tương lai của hắn phải ghen tuông biết bao nhiêu.

Lang quân đào hoa lúc này phát hiện hai người, bước qua vũng nước đọng, đi tới.

Tay trái của nàng bị nâng lên, lòng bàn tay cảm thấy mát lạnh, khăn lụa trượt xuống, lộ ra thứ bên trong... Đó là một hộp phấn má nhỏ.

Hắn khép tay Dương Dung Cơ lại: "Lễ vật bồi tội, mong Dung nhi đừng giận".

Y nhi thấy cô nương nhà mình hơi há miệng vì kinh ngạc.

Phan An nói tiếp: "Chúng ta quen biết lâu như vậy, lại tình cờ gặp nhau mấy lần rồi, cũng coi như là... bằng hữu, đừng cứ luôn gọi ta là công tử".

"Thế ta phải gọi ngươi là gì?"

"Đàn lang". Hắn mỉm cười. Sau đó, hắn buông tay, lùi lại từng bước một, xoay người đi về phương hướng khác.

Hộp phấn má lẳng lặng nằm trong tay, nàng sờ lên hoa văn của nó, là một nhánh đào đang nở rộ. Nàng mở nó ra và mùi thơm xông tới.

Gần đó có nhà đò bán đài sen, Y nhi mua một cành.

Dương Dung Cơ lấy một hạt sen cho vào miệng.

Tim sen đắng.

Thú vui của dân cư nơi này ngoại trừ uống rượu, chọi gà, nuôi dế thì còn có một thú vui văn nhã hơn, tỉ như đọc sách. Tuy nhiên, những bộ sách kinh điển thì người bình thường chưa chắc đã hiểu, nhưng những thứ giống như tiểu thuyết thì lại rất thịnh hành.

Thư viện Bạch Dương đi theo xu thế, sưu tầm đủ các loại tiểu thuyết có trên thị trường. Thư viện này do một ông già tóc bạc - từng là quan văn trong triều xây dựng nên, yêu thích việc thu gom thơ văn, bản thảo của các văn nhân. Trước đây ông ấy nhìn thấy "Tam đô phú" của Tả Tư, thế là cho người in hàng loạt, sau đó cái tên "Tam đô phú" của Tả Tư vang danh trong một khoảng thời gian, làm cho thư viện đông như trẩy hội.

Và mọi người trong thư viện gọi ông ấy một cách kính trọng là Uyên Tri tiên sinh.

Người làm đang đóng sách, thấy Uyên Tri xem xong một tờ bản thảo rồi im lặng mãi, nghi hoặc:

"Tiên sinh, vì sao ngài nghiêm nghị như thế, lại tìm được bản thảo tuyệt vời nữa sao?"

Uyên Tri buông bản thảo xuống, nói: "Ta đang xem thơ của Phan Nhạc".

"Hắn viết như thế nào ạ?"

"Phan Nhạc có tài hoa xuất chúng, chí lớn, tư duy sắc bén. Bài thơ này viết rất tốt, phô trương có chừng mực, chỉ là ngôn từ quá hăng hái, quá cố chấp."

"Người có tài đương nhiên không muốn tầm thường."

"Triều đình hiện thời 'chướng khí mù mịt', ta sợ hắn dễ bị thù ghét". Uyên Tri thở dài, nói: "Lòng tham không đáy".

*tứ hợp viện tam tiến

*chài nhà và hiên nhà

*rượu mơ

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Đời Có Phan An

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook