Giống Rồng

Chương 14: Chương 3.4 Đuổi cáo mời thầy tu

Nguyễn Khai Quốc

28/02/2018

Giống Rồng

Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

Hồi thứ ba:

Núi Tiên Du, Đại hổ giương nanh vuốt.

Phủ Tống Bình, Đại thiền sư cứu người.

Chương 3.4 Đuổi cáo mời thầy tu

Chợt nghĩ, Dương Thanh nhận tin quân báo về:

- Bẩm chủ tướng. Ngoài trấn Hải Môn báo về, quân sĩ nhà Đường đã lui về Ung Châu, một phần lớn lực lượng đã rút hẳn về Quế Châu.

Dương Thanh cười sảng khoái, giọng đầy hào khí :

- Đúng là đám thối nát, rụt cổ rùa. Còn việc gì nữa hay không?

- Bẩm chủ tướng. Phía Đường triều cho sứ ban chiếu sắc phong chủ tướng làm thứ sử Quỳnh Châu. Hiện viên sứ Lỗ Hạo đang bị giữ lại ở trấn Hải Môn.

- Các ngươi mau dẫn quan sứ ấy tới đây. Các ngươi không được thất lễ. Trên đường tới đây, các ngươi đối xử tử tế với y chứ?

- Bấm chủ tướng. Thiếu chủ Chí Trinh đã có dặn dò lũ tiểu nhân. Hiện viên sứ ấy đang cùng thiếu chủ ở Hải Môn trấn.

Nửa ngày sau, Chí Trinh dẫn y về tới phủ. Dương Thanh sai lính giăng đầy giấy vàng mã khắp từ bờ bắc sông Thiên Đức qua cổng nam La Thành vào đến tận phủ. Thêm đó là các nhà trong thành đều treo cờ rủ trước cửa nhà. Viên sứ ấy thấy điều ấy làm lạ, liền hỏi Chí Trinh :

- Dương tướng quân này. Sao thành phủ lại giắc đầy vàng mã như vậy?

- Đại nhân không biết đấy thôi. Những ngày qua tướng phụ mắc bệnh lạ, người lúc nào cũng rầu não mà suy nhược đi nhiều. Người lại sợ trong thành có nhiều linh hồn chưa siêu thoát nên sai bọn tiểu nhân làm vậy để lòng thấy thanh thản với những người đã chết, cũng là đuổi trừ ma tà trong dân. Người hiện giờ đang ốm o nằm một chỗ, e là chẳng thể ra tiếp đón được ngài từ phía xa.

Viên sứ ấy cùng Chí Trinh vào trong phủ thấy Dương Thanh nằm trên giường, miệng há hốc, đôi mắt đờ đẫn, môi thâm sì. Y lại gần định hỏi thì Chí Trinh gàn lại:

- Ấy Lỗ Đại nhân. Người đường xa tới đây. Hãy cứ nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Bệnh của tướng phụ là kiểu phong hàn xứ nam, người từ xa tới rất dễ mà bị truyền sang.

Lỗ Hạo nghe vậy liền lui ra. Kéo Chí Trinh ra một góc mà nói :

- Bệnh này chờ trị xong có lâu hay chăng?

- Sớm nhanh chóng khỏi thì cũng phải ba ngày, mà lâu cũng đến cả tháng. Các lang sĩ nói với tiểu nhân tướng phụ có khỏi cũng phải hai tuần nữa mới dậy được. Tướng phụ lại chẳng chịu ăn uống gì nên là…

Chí Trinh thở dài. Lỗ Hạo lắc đầu, lại gọi tên tùy tùng vào mà bàn. Bàn xong, Lỗ Hạo lại hỏi:

- Dương Thanh như vậy thì ai cầm đất Giao Châu này?

- Chẳng giấu gì. Tướng phụ lại giao hết việc chính sự cho Đỗ quân sư. Còn việc Binh tướng là tiểu đệ của tiểu nhân Chí Liệt.

Lỗ Hạo ghé tai thì thầm với Chí Trinh:

- Dương Thanh thế kia thì chẳng biết có thể qua khỏi hay không. Hai người kia ta nghe nói cũng chỉ là hạng tầm thường, chẳng thể sánh được với Chí Trinh huynh đệ. Nay bản sắc phong này trong tay ta. Đêm nay canh ba…

Bỗng có tiếng ho sặc sụa từ phía giường trong. Chí Trinh quay vào nâng gối cho

Dương Thanh. Lỗ Hạo chạy tới nói lớn:

- Này Dương Thanh kia. Triều đình có chiếu ban tước cho ngươi.

Dương Thanh hắng lên một hồi rồi thều thào trong vòng tay của Chí Trinh:

- Thật là thất lễ với Lỗ Đại nhân. Xin Đại nhân tha tội cho. Thanh tôi nào có tài cán gì mà triều đình sắc phong.

Thấy Dương Thanh yếu ớt, nói chẳng ra hơi. Lỗ Hạo chẳng vui vẻ gì nhưng vẫn miễn cho Dương Thanh, không phải bái lạy nhận chiếu. Dương Chí Liệt quỳ sát giường, mặt hướng về Dương Thanh, sau đấy nhận chiếu chỉ thay cha. Họ Lỗ ra ngoài phủ, vỗ vào cánh cửa ba cái rồi nói lớn :

- Ta về phòng trọ.

Đêm ấy, canh ba gà gáy, Chí Trinh cùng hai tên tùy tùng chạy tới quán trọ. Thấy đèn phòng trọ Lỗ Hạo còn sáng, cửa lại để hé, Chí Trinh gõ cửa ba tiếng. Lỗ Hào khệnh khạng chạy ra mở cửa, Chí Trinh nhanh chóng lẻn vào, ra dấu cho hai tên tùy tùng đóng cửa đứng ngoài quan sát. Lỗ Hạo hỏi Trinh:

- Dương Thanh nhận chỉ ý thế nào?

Chí Trinh lúi húi thò tay vào trong áo lấy ra ba thỏi vàng lúng túng nhét vào tay áo họ Lỗ. Họ Lỗ run bần bật nhận chúng rồi làm rơi một thỏi xuống dưới sàn gây tiếng động lớn. Tên tiểu nhị chạy tới thì bị hai tay lính giữ lại. Hắn nhanh nhảu hỏi vọng vào :

- Chẳng hay Đại nhân có chuyện gì không ạ?

- Không có gì đâu. Chỉ là ta đọc sách khuya mà ngủ quên mất, đánh rơi thẻ tre xuống đất. Có hai người đứng gác rồi, nhà ngươi cứ yên tâm mà lui xuống.

Tên tiểu nhị lui xuống đi ngủ. Không gian yên ắng trở lại, Chí Trinh thủ thỉ với viên sứ:



- Tướng phụ nói với tiểu nhân người yếu lắm, e là không qua khỏi. Chẳng thể đi Quỳnh Châu nhậm chức được. Đây có chút lòng thành của ta, mong Đại nhân giúp đỡ ta về bẩm báo với triều đình.

Lỗ Hạo nói khẽ khẽ :

- Được được ta hiểu.

Ngày sau, giờ thìn hoàng đạo, Lỗ Hạo được Chí Trinh tiễn đến tận trấn Hải Môn. Đi gần hết đất Lục Châu, đám quân lính An Nam cũng dần xa, tên tùy tùng mới nói lại với Lỗ Hạo:

- Đại nhân ở xa chắc chưa hay. Tên Dương Thanh biến hóa thần thông. Xưa Tượng Cổ Đại nhân cũng bị hắn vờ ốm, dọa cho kinh hãi.

- Nhà ngươi sao không nói từ trước với ta.

- Đại nhân quả nhiên từ xa tới không biết. Ban đầu tiểu nhân cũng nghĩ lời tiểu tử Chí Trinh kia là đúng. Những xét lại mới thấy nhiều điều không đúng. Ngay bản thân bọn lính tráng, quan lại cũng không hề có ý qua lại phủ thăm hỏi. Lại nghe rằng, sau Dương Thanh giết chết Tượng Cổ, treo đầu thị chúng, hắn còn minh mẫn chỉ đạo Đỗ Sĩ Giao đi dẹp giặc cướp. Ngày qua người trong thành còn kháo nhau rằng mồng tám tới bọn chúng còn lập lễ tế nhập Long, mà chính Dương Thanh là người chủ tế.

Lỗ Hạo khen lập luận của tên ấy mà nghĩ thầm trong bụng:

- Triều đình chẳng qua cũng chỉ là vờ cho hắn đến Quỳnh châu mà trừ khử hắn. Chuyện đã thế, nay về báo với triều đình là Dương Thanh không chịu nhận chiếu, kháng chỉ lại có ý làm phản, triều đình sẽ chẳng trách tội ta mà sẽ mang quân đến mà diệt hắn.

Đến cửa ngõ Ung Châu, có toán người phi ngựa chặn đầu xe. Lỗ Hạo mở cửa xe nhìn ra là đám trọc đầu dữ tợn, tay chắp trước ngực. Y hỏi bọn chúng:

- Lũ trộm cướp các ngươi. Sao dám chặn đường ta.

Có một tên cưỡi ngựa lại gần khiến Lỗ Hạo thất kinh :

- Ta là sứ giả triều đình. Các ngươi chớ có làm bừa.

Tên ấy xuống ngựa, tay chắp phía trước quỳ xuống, giọng đầy giận dữ :

- Mong đại nhân minh xét. Trả lại công lý cho chúng tiểu nhân.

Cả đám ấy, dăm người đều phục xuống mà vái lạy, đồng thanh. Lỗ Hạo lại hỏi :

- Các ngươi là ai? Có điều gì khuất tất. Ta thì giúp được gì cho các người.

- Chúng tiểu nhân là người của Đạo Cổ vương tử. Trước cả nhà bị giết bởi tên họ Dương kia, căm phẫn lắm thay. Nay được Vương tử tin tưởng tập hợp quân lính ở Giao Châu. Mong đại nhân về báo với triều đình, chúng tiểu nhân đã tập hợp được số lượng lớn quân ngũ để chống lại họ Dương ấy. Nay mong triều đình mang đại binh tới, trong ngoài ứng hợp giết chết họ Dương. Trước là lấy lại uy danh triều đình, sau là rửa hận cho vương tử Đạo Cổ.

Lỗ Hạo về bẩm báo lại với triều đình, vua Đường bấy giờ là Hiến Tông Lý Thuần ra chỉ lập Quế Trọng Vũ làm Đô hộ sứ An Nam. Lại điều binh từ các châu Quảng, Quế, Ung, Ích đến các cửa ngõ vào Giao Châu, số quân lên đến hơn mười vạn binh.

Trong thời gian viên sứ hộ Lỗ trở về kinh thành bẩm báo triều đình cũng chừng hơn một tháng, Dương Thanh ra lệnh tất cả các quân doanh khắp Giao Châu luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chí Trinh thừa lệnh Dương Thanh sai đám quan lại từ Phúc Lộc đến vùng biên thùy Thang Châu, Chi Châu đóng chặt cửa thành, không giao du với đám buôn bán từ bên ngoài, đóng chặt các quan ải ngăn chặn mọi sự di tản có dấu hiệu gây nguy hại cho tình hình Giao Châu.

Tháng tám, ngày canh ngọ, như đã định từ trước, Dương Thanh cho lập đàn tế nhập Long ở phía nam cổng La Thành. Nghe trong lễ có đại thiền sư cầu tế nên dân chúng xung quanh Tống Bình đến tham gia rất đông. Đám quan lại, thổ hào địa phương có dịp để tỏ lòng với chủ tướng mới. Dương Thanh cho lệnh, hễ có quan lại nào mang vàng bạc của cải trên năm lượng bạc thì xung hết tiền ấy vào ngân khố, chia cho đám dân Giao Châu nên đám quan lại, thổ hào nhiều kẻ cho là Dương Thanh không chuộng kẻ sĩ, trở mặt không đến tham dự nữa.

Chính ngọ ngày ấy, mười tám lính tráng khỏe mạnh lên đàn tế mặc áo đỏ, vàng chia làm hai cánh từ đông sang tây dọc theo hai bờ dòng kênh về đến chiếc đài đá ở chính giữa đầu con kênh. Hai bên đài là vị sư thầy mặc áo cà sa vàng, đi vòng vòng lẩm nhẩm những lời khấn tiếng Phạn. Chốc chốc lại thấy hai vị ấy tung vạt cà sa phát tiền lễ rơi xuống xung quanh. Đám dân lại xúm vào tranh nhau vồ lấy được tiền lễ ấy.

Được nửa canh giờ, đám lính tập trung dâng đá lên nơi gọi là Long Lãnh để nhập Long Thủ. Bỗng có một cơn gió nổi lên, mây đen che kín cả bầu trời. Đám quan lại, dân chúng lấy làm thất kinh chạy toán loạn. Vị tăng kia đứng trên bục giọng rung như loa truyền âm :

- Gió mưa vẫn vũ, thiên long độ thế. Bản mệnh tại giá. Nhập hồn.

Nói rồi, tảng đá ấy nhẹ bỗng, một tên lính dâng lên đài, Long Thủ vừa vặn với Long Lãnh. Tên lĩnh ngã ngửa ra sau., tay hắn còn đang cầm chiếc khăn phủ Long Thủ. Long Diện hiện ra, đôi mắt chói lóa như ánh dương, nét mặt vừa thanh tú lại uy nghiêm toát lên khí chất để vương. Đám quan lại, dân chúng trông thấy quay lại vội dập đầu xuống mà quỳ lạy.

Nhìn từ phía xa, Dương Thanh nhận thấy rõ mình rồng uốn lượn dưới lòng đất, đầu rồng nhô lên khỏi mặt đất. Dương Thanh chạy tới gần, tay chạm vào Long Thủ, từng nét chạm trổ tinh tế, gương mặt thần long hiện lên càng thêm uy nghi, chân thực hơn. Sĩ Giao sai người mang cho Dương Thanh cầm lấy nghiên mực đỏ và bút lông để họ Dương điểm những vảy đỏ và miệng rồng. Dương Thanh đặt nghiên ấy lên đài chênh vênh, có một làn gió nhẹ thổi khiến mực đỏ chảy xuống trán rồng, chảy theo những vân chạm trổ. Có một chữ Vương (王) hiện lên chính giữa Long Diện. Đỗ Đại chạy vội lên đài nhìn thấy nói nhỏ vào tai Dương Thanh rồi

quay ra giọng uy vang như sấm rền:

- Trời xanh ứng báo! Người làm chủ đất này ấy là bậc để vương. Không ai khác nữa chính là Thiên thanh Dương tướng đây.

Ba quân đứng dưới, bọn quan lại cùng đám dân nghe vậy mà nhí nháu bàn tán, nhiều kẻ không ưa lời đấy ra về. Dương Thanh giọng như chuông đồng:

- Ta là quan triều đình, ăn lộc triều đình nào có lòng khác. Thấy đám vô lại, cậy quyền, cậy thế hiếp kẻ yếu mà thấy giận thay nên mới giết lũ ấy. Nay làm lễ này trước là cảm tạ trời đất, sau là nghĩ đến muôn dân Giao Chỉ này mà nhìn hướng Đông bái vọng Long Vương cho dân chúng được mưa thuận gió hòa.

Đàn lễ được tổ chức đến đầu giờ mùi thì xong. Bọn dân chúng người hoan hỉ, kẻ u rầu bước đi. Dương Thanh cho gọi Sĩ Giao vào hỏi:

- Lòng dân chưa mong ta xưng vương. Quân sư nghĩ thế nào?

- Bẩm chủ tướng. Dân ta bấy lâu vẫn coi Triều đình Trường An là thiên tử. Lại thêm bấy nhiêu năm bị người Hoa Hạ dựng kế đồng hóa người Nam. Chủ tướng giết chết họ Lý, dân chúng kẻ mừng, kẻ lo. Ấy nên chuyện xưng vương lúc này thật chưa nên. Trong dân gian lại lắm nhiễu điều cho chủ công vì danh mà làm ra điều như vậy thì dân chúng lại càng lánh xa. Gương cũ anh em họ Viên thời Tam Quốc, chủ công hãy suy xét cho kỹ. Lại thêm triều đình Trường An còn đang thịnh, bọn quan lại vẫn còn một lòng trông về ấy. Chi bằng ta hãy xây dựng quân đổi vững chắc, người dân hướng về chủ công. Chủ công hùng cứ một phương, trong lúc thiên hạ có loạn thì nhắc lại chuyện ấy cũng chưa muộn. Nay vì muôn dân Giao Chỉ, mong chủ tướng soi xét.

- Sĩ Giao nói quả thật là hợp ý ta. Khi trưa nay trên đàn lễ, Đỗ Đại nói chuyện ấy ta e nhiều kẻ không vừa lòng. Nay ta cho ban bố trong toàn đất Giao chỉ bảy mươi điều dân nên làm, chín mươi điều phạt tội. Lại sai cho đám thổ hào phát ruộng đất cho dân để cấy trồng nuôi binh thêm thời gian nữa, để khi đủ mạnh rồi thì sẽ chẳng có kẻ dám động đến.

Sĩ Giao nghe vậy cũng thấy mừng. Hai người bàn thêm chuyện quân một lúc lâu. Trời ngả sẫm màu, Gã Quỷ xong thẳng vào phủ, xô ngã đám lính và lũ gia nhân cản hắn chạy vào thưa:

- Quân sư huynh!

Sĩ Giao ra hiệu cho Gã Quỷ chào Dương Thanh. Gã Quỷ cười hề hề :

- Cúi chào Dương tướng chủ.



Dương Thanh nghiêm nghị hỏi :

- Nhà ngươi có chuyện gì tới đây mà lại vô phép tắc như vậy?

- Bẩm tướng chủ! Là khi nãy ở ngoài đài tế, ngài có làm nghiêng nghiên mực rơi xuống mặt rồng. Bây giờ mặt ấy hiện lên nhiều vân màu đỏ. Bọn lính ngoài ấy nói là có chữ ở trên ấy.

Dương Thanh nhăn nhó nói lớn:

- Đó là chữ Vương. Đỗ Đại khi nãy chẳng nói trước toàn thể mọi người đấy thôi. Nhà ngươi hết chuyện tìm đến đây để gặp quân sư hay sao?

- Nào có chuyện ấy.

Sĩ Giao hẹm giọng. Gã Quỷ nghe vậy, thu mình, hạ giọng:

- Dạ. Bẩm tướng chủ. Là vị sư ấy từ lúc bái xong không chịu đi. Lại ngồi đó niệm chú điều gì đó cùng đám đệ tử. Đám dân thấy thế cũng lán lại. Có làn gió lạnh thổi từ hướng đông bắc khiến tiểu nhân gai cả người. Quay lại thì thấy bọn tăng ấy chỉ trò vào đầu rồng bằng đá ấy. Tiểu nhân hỏi thì một lão nông chỉ về phía đầu rồng nói là ở trên mặt ấy có bài thơ bằng văn tự cổ.

Dương Thanh liền thúc ngựa ra cửa nam thành, thấy đám tăng vẫn ngồi niệm ở chỗ ấy. Dương Thanh chạy ngựa lại gần hỏi đám tăng ấy:

- Các ngươi sao còn chưa đi?

- Sấm rằng thiên mệnh khó cưỡng. Bần tăng ngồi đây để phó lại lời sấm ấy.

- Khó cưỡng làm sao? Ý của nhà ngươi là điều gì?

- Bần tăng xuất gia chỉ mong điều an lành đến với sinh linh. Vì thế ngồi đây khấn trời, cầu phật cho sinh linh điều ấy.

- Ta nghe các ngươi ngồi đây đã hơn hai canh giờ. Có cần phải như vậy hay chăng?

- Niệm kinh phật đâu tính thời giờ. Nếu như đại nhân không mong chúng tăng ngồi đây thì chúng tăng xin nghe theo mà xin lui.

Sĩ Giao nói với Dương Thanh:

- Bọn tăng này niệm kinh phật chỗ đấy cũng chẳng ảnh hưởng gì đến ta. Có chăng đây là cơ hội tốt bọn ấy muốn khoe khoang với đám dân. Hãy cứ kệ chúng vậy.

Dương Thanh lại hỏi đám tăng ấy :

- Trên đầu rồng viết chữ gì nhà ngươi có biết chăng?

- Bẩm tướng quân. Bần tăng xưa học chữ, đọc kinh chưa từng biết qua chữ này. Nhưng bần tăng biết có người biết chữ đó.

- Người đó thế nào? Hiện ở đâu?

- Cạnh Đại tự có ngôi chùa nhỏ. Sư ở đấy chính là người biết chữ này.

Dương Thanh sai Sĩ Giao đến Phù Đổng tìm ngôi chùa đó tìm vị tăng ấy. Dương Thanh cũng cho gọi tay thợ đục đá đến dò hỏi:

- Nhà ngươi chạm đá ra đầu rồng kia, chắc biết chữ trên ấy chứ?

- Bẩm tướng quân. Khi tiểu nhân đến chạm đầu rồng đã thấy những vân lạ trên đó. Dùng búa đẽo đi không được. Khi tiểu nhân khắc đến mắt rồng thì đá tự vỡ ra tạo thành hình mặt rồng như vậy. Những chữ trên đó, tiểu nhân không được biết.

- Thế nhà ngươi đọc được chữ này chứ?

Dương Thanh ném một mảnh giấy trước mặt thợ đá. Hắn nhặt lên nhìn một lượt, nheo mày, đáp lại lời Dương Thanh :

- Tiểu nhân không biết loại chữ này.

- Nói láo. Nhà ngươi đục đá, khắc ra những chữ ấy lại nói là không biết.

Dương Thanh cho là hắn nói dối, sai lính tạm giam hắn vào ngục. Trời đá tối sầm, đám tăng nhân phía nam cùng mấy người đi từ trong thành ra cũng đã về Đại tự. Chưa thấy Sĩ Giao về, Dương Thanh lòng nóng như lửa đốt, lại thúc ngựa đến Phù Đổng mà tìm Sĩ Giao cùng vị tăng.

Trời tối tĩnh lặng, không gian thanh tịnh nơi cửa chùa khiến Dương Thanh như bớt đi cái mệt mỏi. Thanh tự nhiên cảm thấy thanh thản đến lạ. Dương Thanh trói ngựa chỗ gốc thị, chạy vào trong chùa tìm người. Thấy Sĩ Giao đang thiền cùng hai vị tăng nhân ăn mặc đơn sơ. Thanh hỏi:

- Ta sai quân sư đi tìm vị tăng ấy. Sĩ Giao đã thấy người hay chưa mà còn ngồi đây thiền.

Không thấy Sĩ Giao nhúc nhích, Dương Thanh quát lớn :

- Đỗ quân sư. Nghe thấy ta hỏi gì không?

Sĩ Giao giật mình tỉnh lại như vừa trong cơn mê. Sĩ Giao nhận ra sự có mặt Dương Thanh ấp úng mà thưa :

- Bẩm chủ tướng. Tại hạ tới đây chẳng thấy người, dưới không gian yên ắng của cảnh chùa thành tâm nhắm mắt lại mà chẳng biết mình đã lạc vào cõi mơ từ bao giờ. Mong chủ tướng tha tội.

- Người nào trong hai người này biết chữ của người xưa?

- Dạ bẩm. Đây chính là vị thiền sư họ Trịnh mà tại hạ đã từng nói qua với ngài. Còn đây là hòa thượng Lập Đức, chủ trì Kiến Sơ tự. Chính Lập Đức sư phụ đây là người đọc được chữ ấy.

- Nghe danh hai vị từ đã lâu. Nay có cơ hội diện kiến. Có lời mời hai sư phụ về phủ để luận văn tự, sau đấy là mong được thỉnh giáo về phật pháp. Đăng bởi: admin

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Giống Rồng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook