Giống Rồng

Chương 102: Hiền nhân gặp hiền nhân

Nguyễn Khai Quốc

18/08/2018

Giống Rồng

Tác giả: Nguyễn Khai Quốc

Hồi thứ hai mươi mốt

Họ Phạm xuôi dòng Đáy giết tham quan

Tồn Thành bỏ Ái về Hoan dựng trại

Chương 21.2 Hiền nhân gặp hiền nhân

Đỗ Sĩ Giao đỡ lấy lão Tô Trực Hiến, viên quân sư cúi thấp mình xuống phía dưới, lấy chiếc quạt phác ra hai chữ ở dưới nền đất. Trung Trực trông theo miệng không ngừng đọc đi đọc lại hai chữ ấy.

“Nhân trị”. Phải, đó là hai chữ “Nhân trị”. Những thứ khác có thể rất quan trọng, rất có giá trị nhưng để làm một người đứng trên nhiều người, dẫu chỉ là một đám nhỏ hay là cả một quốc gia rộng lớn thì hai chữ ấy luôn luôn phải xếp đầu. Đỗ Sĩ Giao có lần đã từng nói với Dương Thanh trong buổi gặp mặt ở hội làng Tiên Du rằng:

“Người trong thiên hạ dẫu có làm việc lớn hay nhỏ, khi đã dùng đến con người thì phải dụng phép nhân trị, để từ đó dùng kỹ năng, dũng kỹ nghệ của bản thân để điều hành đám đông ấy, dùng các quy tắc, pháp luật để nắn chỉnh, răn đe. Đất cằn có thể bón tưới, trời mưa bão, giông tố có thể lánh trú rồi sẽ qua, còn con người nếu không biết quản lý, không biết dùng đúng lúc đúng chỗ, không có phép tắc gì thì sẽ trở thành vô đạo, đã là vô đạo sẽ chẳng thể là cái thá gì trong thiên hạ.”

Ngẫm lại thì đâu có gì là chưa đúng? Lão Tô Trực Hiến rõ ràng tận mắt trông thấy, dân huyện Vũ Bình năm lần bảy lượt nổi dậy chống phá từ kẻ thuận theo triều đình cho đến những người làm phản lôi kéo. Suốt mấy trăm năm nay, cái mảnh đất phía tây thủ phủ An Nam ấy có bao giờ yên? Bởi vì đâu, bởi vì một lẽ những kẻ ở trên đầu chúng dân huyện ấy là một lũ coi dân như cỏ rác, xem thường những giá trị đạo lý, luân thường, hà hiếp kẻ yếu, áp chế kẻ mạnh. Chúng dân huyện ấy giết kẻ ức hiếp mình lại mọc ra một kẻ lừa lọc mình, giết kẻ lừa lọc kia thì lại sinh ra một kẻ nhu nhược à ơi. Cứ thế cứ thế, huyện Vũ Bình trở thành thảm địa của các quan đô hộ. Một phần nhỏ thôi là do vị trí chiếc lược của huyện ấy, còn phần lớn hơn là cái sự không yên trong lòng dân huyện ấy.

Lão Trực Hiến có thấy thế mà lòng mới quặn đau, mới xót xa, mới lao tâm khổ tứ, nhắc tới tên huyện ấy thôi là day dứt đến cùng cực. Chứ phải đâu như những gì anh chàng cổ dài, mắt trố Tô Trung Trực kia nghe thấy “cái hận”, “cái trách” mà Sĩ Giao hỏi lão.

Như cái nắng ngoài trời kia bỗng nhiên bừng lên chói lóa sau trận mưa rào rả rích, lão Tô Trực Hiến cởi bỏ được tấm lòng. Lão ôm trầm lấy vị quân sư áo gấm quạt nan chẳng nề hà rách rưới vẫn ngồi thiền cũng lão suốt cả canh giờ mặc cho những giọt nước cứ hững hờ lọt qua những kẽ hở của mái tranh đã mục.

Cờ rong trống mở, La Thành được phen náo nhiệt đã từ lâu lắm rồi không được thấy. Mỗi nhà trong thành đều được nghĩa quân tặng cho một đôi câu đối để treo ở trong nhà:

“Sông núi nước nam ngàn năm còn mãi

Biền trời người Việt vạn kiếp chẳng lay”

Trương Tính tới tận nơi người bác đang ở cùng viên quân sư, có vẻ hắn ngà ngà say mà nói với Sĩ Giao rằng:

- Này anh Sĩ Giao? Tại sao đến giờ anh vẫn còn nghĩ họ Dương kia sẽ thành đại nghiệp? Nhìn gương kia! Họ Dương bên nước Ngụy thời Tam Quốc, cao ngạo, khinh miệt các bậc vương giả, tự cao tự đại mà chết sớm, nào đâu có hay ho gì? Rồi cả thời Tùy kia nữa, chính họ Dương ấy mà nước ấy mất vào tay họ Lý. Nay lưu lạc về nước Việt sinh ra dòng dõi ấy, anh vẫn còn tin hay sao?

- Ôi chao! Ôi chao! Trương Tính thật là lòng dạ khó có thể mà hiểu thấu! Xưa nước ta Hùng Vương nào có nối nghiệp ai, cũng cả nghìn năm trị vì cái gọi là thiên hạ. Người tài người giỏi đâu có thể chỉ rằng ngày xưa họ này là thế, họ này là như vậy. Hãy cứ biết rằng, trước cái thời Đường triều này, có người nào họ Lý lập nghiệp được hay chăng? Hay thời Tư Mã mà anh vừa nói, Trung Nguyên nào có thống nhất bởi sử gia Tư Mã Thiên. Anh đừng nói là họ Dương yếu hèn mà bỏ qua nhân đức của thiếu chủ Dương Chí Liệt! Nói ra mong hai vị đừng cho là khoe khoang, Dương Tu cũng là hùng tâm tráng trí, nhân sĩ thời Ngụy Quốc phương bắc lúc bấy giờ có mấy người kiên thức uyên thâm mà lại thấu hiểu tâm dạ của bậc đế vương của Tháo. Hay như Dương Kiên, Dương Quảng cũng bậc tài anh quân chủ. Mất nước tan nhà là do cái pháp trị, nhân trị, kỹ trị chứ chẳng phải ở cái họ nào tạo nghiệp. Nói mấy lời này thật hổ thẹn với lòng mình lắm thay! Bác anh cùng với các bậc cha anh của anh là lão Trực Hiến đây theo Dương chủ, cả nhà anh sẵn hiến cả tính mạng để các bậc trưởng hào có cái cớ tấn công vào Tống Bình, đánh dẹp loài cáo sói, anh chê Dương chủ há chẳng phải những mạng người đó của nhà anh phí hoài vô ích, bác anh và chính anh tương trợ cho nghĩa quân cũng là đi theo lối mù đường tối hay sao!

Lão Tô bấy giờ mới thức giấc luận với Sỹ Giao:

- Vị quân sư nói phải đó cháu! Đâu có thể nói được rằng họ nào hay họ nào dở mà sinh ra họ dở hay là người hay! Họ Tô ta đây cũng đâu nào có uy danh gì, cháu nói thế nào phải nói họ Trương cháu…

Vị quân sư ngắt lời:

- Hai bác cháu nói Sỹ Giao này thấm hiểu. Hãy xem kia ngoài kia thế loạn! Xem rằng chẳng có thể có ai uy lớn vượt Dương chủ! Đưa người Nam này vượt qua được giông bão! Hay mời bọn Mã Thực, hay đám quyền thần Đường triều phương Bắc về làm chủ đất Nam mọi người mới ưng lòng?

Trương Tính nhếch mép cười bàn với người bác và vị quân sư trẻ tuổi:

- Chẳng dám mong như họ Gia Cát hay Tư Mã cái thời quái quỷ gì đó ở Trung Nguyên, tôi chi mong nước Nam Việt an bình, khánh liệt hơn những gì mà Lý Bôn kia từng xưng, từng bá, mong rằng nước Nam Việt này có những kẻ có tầm cao sức vóc sánh bằng bậc vương tử ngày trước họ Hùng! Ôi sao, tôi Tính đây chỉ ước rằng họ Dương kia bớt đi cái nết xa rời đám chúng quần!

Tô Trực Hiến cười sảng khoái, tay vuốt bộ râu đốm hoa râm mà than:

- Ta chẳng mong điều ấy đâu cháu ơi! Trước nghe tiếng Dương chủ khảng khái cương liệt, nay An Nam loạn lạc, Dương chủ cũng đành phải thay nết đổi tính mà hà khắc hơn với kẻ dưới. Quân sư tài ba này ơi! Hay nuôi dưỡng cho những mầm mống của niềm hy vọng của người! Đừng mong những chiếc cây già cỗi mang lại những niềm mong mỏi của thế gian trong tương lai! Nhìn kia, có cây ngô, quả lê đang chờ mong những trái bắp ngọt ngon cho đời!

Vị quân sư nhấp chén nước mưa mà sao trong cổ họng cháy đắng, trong ruột cuộn lên từng cuộn từng cuộn nhức nhối. Sỹ Giao rưng rưng nước mắt rồi nâng chén cạn với hai kẻ sỹ đang hổn hển cạnh mình:

- Này ông Tô ơi, này lão đệ họ Trương! Không phải hai người, mà nhiều người rất trông ngóng một người thay đổi cả thế cục đất Nam này, mang cho dân xứ Nam này nhiều những an vui hơn cả những điều mà hai người mong muốn. Ta chỉ e, cái tính nết của hậu thể của “Dương chủ bộ” nước Ngụy năm nào chẳng thể đổi thay. Chỉ khác rằng…

Sỹ Giao lắc đầu rồi chậm rái bước ra khỏi gian phòng ẩm mốc. Họ Tộ kia cúi thấp mình bái biệt họ Dương, còn họ Trương vẫn lúi hủi bước theo nói mấy lời cho vừa lòng họ Đỗ. Ôi chao sao mà chén ngọt đầu môi, ruột nóng cay đắng chẳng nguôi, họ Trương bái biệt vị quân sư:



“Ngài sinh chẳng thể giúp đời bình an!”

Sỹ Giao quay lại cúi chào ba bác cháu rồi rút trong vạt áo ra một mảnh vải nhỏ, dặn rằng:

- Học trò có chút tâm tình tặng lão, trong lúc lão và học trò ngủ say, học trò bị hạt mưa rơi trúng mặt bị tỉnh giấc, đã mạo muội lấy mảnh vải chưa vá của lão mà viết lên đó. Mong có ngày gặp lại hai người ở Vũ Bình. Còn Trương Tính còn chưa về phủ? Học trò chúc lão lên đường may mắn.

Lão Trực Hiến cúi đầu nhìn theo bóng dáng thư sinh của vị quân sư dần xa về phía đông bắc. Trương Tính ân cần dìu người bác vào phía trong gian nhà ọp ẹp. Trương Tính gác chân chữ ngũ nằm ngửa trên chiếc ghế dài độc mộc thở dài:

- Cực chẳng đã, dưới trướng những kẻ ngu dốt chỉ e là bác cháu ta chẳng thể vẹn toàn.

Trực Hiến nhìn Trương Tính vẻ mặt hiền hậu nào có khác lão Tô Hiền ngày trước giúp Liêu Đức Thinh thoát khỏi tay bọn lính Tống Bình. Vẫn ánh mắt ấy, cử chỉ và lời nói thanh tao của dân gốc ở cạnh sông Tô. Lão lắc đầu quay ra ân cần dở mảnh vải nhỏ đó ra, nâng niu đặt trên mặt bàn vừa còn dính ướt lão đã vội lấy vạt áo lau đi.

Trương Tính trở người dậy hỏi:

- Bác, anh ta viết gì đó bác. Cháu học ít không có nhiều chữ nghĩa.

Lão lật nhẹ từng góc miếng vải, từng con chữ hiện ra trước mắt lão, những tia nắng vạch mây rọi thẳng vào căn phòng cũng như muốn đọc mấy con chữ được viết trên mảnh vải. Lão thảng thốt, mắt rưng rưng, bặm môi quay ra nức nở nói với người cháu rể:

- Cháu ơi. Chữ này, chữ này!

Trương Tính đứng thẳng người tiến tới tò mò. Những con chữ lạ lẫm, không phải thanh nét như những gì mà các ông thầy vẫn chấm mực bắt tay cho đám trẻ con ở trong thành. Tính thấy lạ hỏi người bác, những chứ ấy là thế nào. Lão run run cầm mảnh vải nói:

- Cháu ơi. Những chữ này thất truyền đã từ lâu. Nay ta mới được trông thấy. Ta nghe khi trước Dương chủ nắm quyền ở Tống Bình có làm lễ nhập Long thì trên đầu rồng có khắc những chữ cổ này.

Trương Tính sực nhớ chuyện năm xưa, Tính cùng Tô Thị có đi trẩy hội ở La Thành có đọc được cáo thị ra lệnh cấm truyền bá chữ cổ của dân Nam. Trương Tính vội cầm lấy mảnh vải nhét vào trong áo trợn mắt nói với lão Trực Hiến:

- Chết rồi bác ơi! Những chữ này bị cấm đó bác! Bị phát hiện nhẹ thì trăm roi, truyền bá trong dân chúng là tù mọt gông đấy bác. Chứ đừng giỡn đùa!

- Nay quyền về tay người Nam rồi mà cháu của ta. À mà…

Trương Tính mắt sáng lên: - Cháu đã hiểu lòng dạ của Sỹ Giao đó. Chính là như vậy rồi bác.

Lão Trực Hiến nói:

- Chắc cháu có ý nghĩ giống ta rồi đó. Chính là ngày trước Dương Thanh cũng từng cấm truyền bá loại chữ đó. Nay Sỹ Giao viết chữ này cho ta thì ta đã hiểu ý của Bá Nam rồi. Cháu ơi! Ta làm quan huyện không ở gần phủ đô hộ, cháu hãy liệu mà giữ thân, không thì cháu cùng ta về huyện Vũ Bình, kẻo tai họa lại ập xuống nhà chúng ta lần nữa!

Trương Tính đắn đo rồi quay ra vuốt râu cười nói lớn với bác:

- Bác chớ lo. Tính cháu đây chẳng sợ, giúp họ Dương cũng chỉ là bước đường cùng. Cháu cũng chỉ là thức thời lựa theo mà giúp. Chứ ngay việc chữ của người Nam ta mà cũng cấm thì cháu e là những người có chữ nghĩa như Sỹ Giao, như bác sẽ chẳng mấy rồi bị kẻ khác làm hại. Riêng cháu cháu chấp hết. Cháu là Trương Tính, dân trong thành vẫn gọi là Tính Liều mà. Bác khỏi lo cho cháu. Ở Vũ Bình, Trung Trực sẽ giúp đỡ bác. Phải không ông em!

Tô Trung Trực nghển cổ để nhìn những chữ ở trên mảnh vải rút ra từ trong áo của họ Trương, những nét lạ lẫm càng khiến Trực tò mò:

- Thì giờ Dương Thanh đã ban lệnh cấm gì đâu. Mà nhắc đến cháu mới nhớ, sau khi họ Dương bị mất Tống Bình vào tay họ Quế, cái đá đầu rồng đó bị mang mang đi đâu rồi nhỉ? Cháu hay qua lại chỗ rạch nước đó mà không còn trông thấy.

Trương Tính chêm lời:

- Cái đó cậu không biết à? Là bọn Thôi Kết sai người đem phá nó nhưng chẳng dao nào, đục nào phá nổi nên vứt nó chỏng trơ ở gần cái chùa ở hương Phù Đổng đó.

Nói tới đây, lão Trực Hiến quay ra vỗ vai hai người cháu:

- Đi thôi! Hai cháu của ta! À mà Trương Tính ở lại Tống Bình. Cháu cho ta mượn ngựa, ta và Trung Trực cần phải đi ra khỏi thành. Trung Trực cất mảnh vải đó cho kỹ tránh để bị phát hiện.

Nói rồi, Trung Trực giật lấy mảnh giấy nhét vào trong đũng quần chạy vội theo người bác. Hai người cưỡi ngựa chạy thẳng ra cổng thành phía đông, kịp may có chuyến đò ngang vượt sông Cái, hai bác cháu qua sông trước khi trời xế bóng.

Hai bác cháu tức tốc tới hương Phù Đổng thì trời đã nhá nhem tối. Có tiếng lốc cốc cùng mùi hương trầm lan tỏa, hai bác cháu nhận ra đó là gian chùa nhỏ ở cạnh Đại Đường Nam Tự đã bị thiêu trụi.

Hai người hỏi dân trong hương mới biết, năm ấy Đỗ Tồn Thăng đốt chùa lớn ở bên lửa cháy rừng rực suốt mấy ngày đêm không tắt. Cạnh đó là ngôi chùa nhỏ, có vị thiền sư Vô Ngôn Thông và người học trò Cảm Thành đức độ khiến dân trong làng cảm mến. Hai người ở trong đó suốt cả ngày lẫn đêm nên dân làng càng lo lắng thay nhau dập lửa mà gỗ lớn cháy âm ỉ mãi chẳng tắt.

Mọi người trong làng đều lo lắng cho gian chùa nhỏ đó và đối diện là đền thờ thánh Phù Đổng Thiên Vương nên túc trực ngày đêm không cho ngọn lửa dữ bén tới. Một bà cụ tuổi chừng bảy mươi móm mém nhai trầu, giọng nói hậm hực khi nhắc lại chuyện cũ:



- Khổ lắm cơ. Cứ nhắc lại cái chuyện cũ là chúng tôi lại thấy tức tối ở trong lòng. Ai đời người Nam với nhau mà hành xử nào có khác chi loại giặc cướp. Đuổi người ta đi được rồi, lại còn quay ra đốt chùa, mà có biết đây là đất của thánh Thiên Vương không mà gây ra cái họa tày trời ấy. Cho nên bị bọn người Bắc đánh dẹp là đúng thôi!

Khẽ thôi! Khẽ chứ, trời đất này người Nam ai mà chẳng biết, trời biết, đất biết, lòng dạ chúng dân đều thấy rõ một mười. Hai người này chính là quan gia từ Tống Bình phủ tới đây thế mà bà lão cứ bạ cái miệng ra nói. Một người trung niên kéo bà cụ đi ra ngoài rồi nhắn nhủ với dân làng giữ mồm giữ miệng kẻo lại vạ lây cho cả làng.

Lão Trực Hiến cùng người cháu được một cô bé gái dẫn tới chùa lúc trời đã muộn, tiếng gà lục tục lên chuồng ở trang trại gần đó không xua tan nổi cái không khí tĩnh lặng ở gian chùa mộc mạc. Nghe tiếng có người ghé chùa, viên thiếu hòa thượng trẻ tuổi nhanh nhẹn đi ra ngoài mở cánh cửa gỗ cọt kẹt có vẻ đã cũ kỹ lắm rồi.

Lão Trực Hiến cùng người cháu từng bước chậm rãi, chân dẫu muốn đi nhanh nhưng sao chẳng thể nhấc đi nổi. Lão hướng mặt lên phía trước, thấy gian chùa đơn sơ, những đồ đạc đã sờn bạc hết thảy nhưng gọn gàng tinh tươm. Hương thị chín nhè nhẹ thoang thoảng đưa vào trong gian chùa quyện với khói hương trầm khiến con người ta chẳng mong chẳng muốn những bụi trần phía ngoài cánh cổng kia nữa.

Tay phụ bếp Tống Bình tiến lên phía trước hỏi vị thiếu hòa thượng:

- Bác cháu có việc tới Luy Lâu, tới đây trời đã muộn, dân trong làng không cho người lạ ghé qua, mong nhà chùa cho trú lại một đêm.

Lão Trực Hiến cũng cúi đầu chào vị thiếu hòa thượng. Vị thiếu hòa thượng nhìn vào phía trong nghe tiếng mõ hiểu ý rồi dẫn hai người vào gian trái của ngôi chùa. Phía bên trong gian chùa có một vị hòa thượng đầu quấn khăn trắng, phủ phục có lẽ đã từ rất lâu. Dường như vị sư phụ ấy đang thiền, tiếng mõ khe khẽ làm tâm trí hai người quên đi mục đích tới đây của họ.

Trung Trực tò mò:

- Xin hỏi vị thiếu hòa thượng, sao vị sư phụ ngoài kia quấn khăn trắng ngồi thiền ngoài kia?

Vị thiếu hòa thượng nhanh nhẹn nói:

- Chẳng giấu hai vị. Sư tổ vừa tịch mới hơn năm, còn gần hai năm nữa.

Hai người tỏ mặt buồn sẻ chia với nhà chùa. Vị thiếu hòa thượng này chính là vị tiểu sư phụ ngày trước từng chạm chán với Đỗ Đại, Sỹ Giao, dân vẫn gọi là Phong. Vị tiểu hòa thượng ở với Cảm Thành từ tấm bé, tính tình hoạt bát lại chịu khó chịu thương, chẳng ngại khổ rèn nên được Cảm Thành bấy giờ vẫn gọi là Lập Đức cho theo học. Sau này dựng chùa Kiến Sơ thì ở đó cùng thầy Cảm Thành đến nay cũng được bảy tám năm rồi.

Trung Trực ăn bát cháo nhạt rồi cùng vị thiếu hòa thượng trò chuyện đến khuya mới ngủ. Canh tư, lão Trực Hiến khẽ mở mắt vẫn nghe tiếng mõ mà lòng nóng như lửa đốt. Lão tìm mảnh vải trong người Trung Trực mà không thấy đâu. Lão gọi Trung Trực rồi chạy ra ngoài chùa xì xào. Trung Trực mắt nhắm mắt mở, nói với bác:

- Bác ơi. Nãy cháu có hỏi vị thiếu hòa thượng kia, anh ta bảo sư phụ ngài ấy không biết chữ cổ đâu.

Lão Tô đập tay lên vai Trung Trực:

- Đưa đây cho bác.

- Không có, cháu vừa nãy ngủ quên để đâu rồi không nhớ nữa.

Vị thiếu hòa thượng nghe tiếng động gọi hai người vào trong chùa. Không dám thất kính, hai bác cháu nhìn nhau vào rồi ngủ thêm giấc nữa thì trời đã sáng.

Lúc sáng dậy, tiếng ngựa hý khiến hai bác cháu giật mình. Trung Trực quờ quạng cầm chiếc mảnh vải bên cạnh hông lại thấy có hai mảnh. Một mảnh chữ to nét rõ ràng, một mảnh chữ cổ. Hỏi ra thì vị thiền sư kia đã đi phát duyên từ sáng sớm, chỉ còn vị thiếu hòa thượng.

Trung Trực chạy ra cổng chùa gọi lão Trực Hiến, cầm mảnh vải đọc to:

“Cánh chim liệng gió xuôi về nam

Mây nhạt vờn mưa đẫm hai hàng

Phía trước khổ nan quân tốn sức

Đằng sau gian khó lửa thiêu vàng

Cơn mưa trút xuống lều tranh nhỏ

Ánh nắng lả lơi hỏi mặt bàn,

Chinh chiến bao nhiêu năm tháng nữa

Người nam mới thỏa mộng nhiên an?”

Còn dòng dưới bên chữ cổ rất dài nhưng bên này chỉ ghi có ba chữ “Ngô Vương Chủ”. Lão Trực Hiến nhìn sáu chữ phía trước mảnh vải chữ cổ tự nhiên ứa nước mắt rồi nhìn theo bóng dáng vị thiền sư dường như đang ở rất gần nhưng sao mà lão chẳng muốn bước chân đuổi theo.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Giống Rồng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook