Hào Khí Anh Hùng

Chương 6

Haitamhon

09/01/2014

Trần Văn Phúc lòng đầy căm hận, phóng ánh mắt rừng rực lửa cháy về luc thổ phỉ, miệng hét một tiếng lớn rồi vùng cây gậy tre trong tay, đánh thẳng vào đám người ngựa của chúng. Chàng quét ngang một gậy, ba tên phỉ lập tức ngã ngựa, rơi xuống hộc máu chết ngay. Kế đến, đâm mạnh hai cái, cây gậy như kiếm sắc, lấy mạng hai tên tiếp theo.

Nhưng lũ thổ phỉ vô cùng dữ tợn và hăng máu, không hề chùn bước, càng hùng hổ lao lên, loạn đao bủa vây kẻ thù. Trần Văn Phúc lại đánh tiếp ba gậy, gần chục tên phí bị bật ra ngoài, ngã dạt vào hai bên hàng quán. Rồi chàng nhảy vọt lên, bỏ qua đám phỉ trước mặt, nhắm thẳng tên đầu đảng phía sau mà bổ giáng xuống. Tên thổ phỉ lập tức vung đại đao lên đỡ. Cây đao sắc bén, gậy tre đập vào liền bị cắt mất một đoạn. Nhưng với võ nghệ của mình, Trần Văn Phúc ngay tức thì tung cước, đá hắn ngã nhào xuống đường. Tên thổ phỉ nhanh nhẹn bật dậy, hung dữ vung đao chém tới. Lũ thổ phỉ cũng quay ngược ngựa lại, vây chàng vào trong.

Cách cuộc chiến không xa, có một nhóm người cưỡi ngựa phi nước kiệu, đang tiến vào trong trấn. Đi đầu là một vị công tử, dáng vẻ khôi ngô tuấn tú, mày đậm mắt sáng, phong thái hào hoa hơn người. Theo sau là gần chục người, ai nấy cũng thân thể cường tráng, thần sắc tinh anh, bảo đao cầm tay, hiển lộ là các cao thủ võ công. Vừa vào trấn, đoàn người đi chậm lại, vị thiếu gia lắng tai nghe và nói:

- Này, mấy người có nghe thấy tiếng gì không?

Im lặng ít lâu, một kẻ từ sau trả lời:

- Hình như có tiếng đao kiếm. Có vẻ đang có trận hỗn chiến ở phía trước.

Vị thiếu gia gật đầu đồng ý:

- Đúng vậy. Chúng ta nhanh tới đó xem sao.

Thế là mấy người thúc ngựa phi nhanh về phí trước. Chẳng mấy chốc, đã đến nơi Trần Văn Phúc đang ác chiến với đám thổ phỉ.

Lúc này, Trần Văn Phúc đang chiến đấu rất ác liệt. Xác phỉ nằm la liệt. Nhưng bọn thổ phỉ vẫn vô cùng hăng máu, tên nào cũng như thú dại, bất chấp sống chết lao vào, cảo đao cả ngựa bủa vây, quyết lấy mạng cho bằng được. Còn cây gậy tre trong tay chàng thì cứ ngày một cụt dần, sắp không dùng được nữa rồi.

Đứng bên ngoài quan sát, vị thiếu gia nói:

- Mấy chục tên quây đánh một người. Lũ người kia mặt mũi bặm trợn, dáng vẻ côn đồ, hẳn không phải tốt đẹp gì. Mấy người mau giúp anh bạn kia đi.

Lời nói vừa dứt, lập tức từ sau có năm người vút lên, dụng khinh công lao vào cuộc chiến.

Năm người đồng loạt rút đao chém tới, loạt đầu đã hạ chục tên, phá thế vây bắt của lũ thổ phỉ.

Trần Văn Phúc mắt thấy có trợ giúp, chưa biết sự thể là ai, cũng vội lập tức đoạt đao của địch, lao vào tấn công gã đầu đảng. Có trợ thủ tiếp ứng, đánh dẹp lũ lâu la, Trần Văn Phúc rảnh tay chiến đấu, thi triển đao pháp ảo diệu, như rồng trong biển, mặc sức tung hoành. Chỉ sau mấy chiêu, gần hai mươi tên phỉ nằm xuống, trong đó có cả kẻ cầm đầu. Mấy tên còn lại cũng bị năm người lạ mặt kia giải quyết nhanh chóng.

Cuộc chiến kết thúc, Trần Văn Phúc liền ôm quyền và nói:

- Xin cảm ơn mấy người anh em đã ra tay tương trợ.

Năm người kia gật đầu ghi nhận rồi đi về phía trước. Trần Văn Phúc đưa mắt trông theo, thấy vị thiếu gia quyền quý cùng hai người đang cưỡi ngựa về phía mình. Vị thiếu gia nhìn chàng bằng ánh mắt thân thiện. Điều đó khiến chàng đắn đo suy tính một lúc. Chàng tự hỏi:" Mấy người này là ai? Tại sao lại giúp mình?" Rồii chàng ôn tồn nói:

- Cảm ơn công tử đã cho người tương trợ.

Vị thiếu gia liền xuống ngựa và nói:

- Không có gì. Người anh em, vì sao lại bị chúng đòi giết vậy. Ta thấy bọn chúng có vẻ giống phường trộm cướp, thổ phỉ.

Trần Văn Phúc trả lời:

- Chúng đúng là lũ thổ phỉ vùng này. Không phải chúng đòi giết tôi mà vì tôi muốn tiêu diệt chúng.

Câu trả lời cứng rắn khiến vị thiếu gia phải bất ngờ.

- Tại sao vậy? Người anh em không sợ chúng sao?

Trần Văn Phúc đáp:

- Giết người, cướp của, gây bao nỗi căm phẫn bi thương cho dân chúng trong trấn này. Tôi chỉ thấy căm thù chúng, cũng không nghĩ là sợ chúng. Chúng đáng phải đền tội.

Vị thiếu gia đáp:

- Đúng. Lũ trộm cướp thổ phỉ không đáng có trên đời này. Người anh em đơn thương độc mã mà giám đối trọi với chúng, xả thân trừ loạn, khí chất anh hùng, ta rất cảm phục.

Vừa nói vị thiếu gia vừa bắt quyền thi lễ, khiến cho Trần Văn Phúc vô cùng bối rối. Chàng ra tay bởi chàng thấu hiểu, đồng cảm nỗi đau thương của dân chúng trong trấn, cũng bởi mối hận thù huyết hải trong tim chứ thực sự không hề để ý cái gì là xả thân trừ loạn, là anh hùng. Chàng vội thanh minh:

- Anh hùng gì chứ. Thực sự thì chỉ vì bọn chúng làm quá nhiều điều ác, hà hiếp mọi người, tôi thấy căm phẫn lên mới ra tay. Hai chữ anh hùng to tát quá.

Nói rồi Trần văn Phúc đưa mắt nhìn xung quanh. Lúc này đã lác đác một vài người dân xuất hiện. Ai nấy cũng đều sững sờ và kinh hãi. Máu chảy lênh láng. Hơn sáu mươi tên thổ phỉ nằm la liệt, rên rỉ quằn quại, kẻ chết kẻ bị thương lẫn lộn.

Trần Văn Phúc quay ra nói với mấy người dân gần đó:

- Mọi người cho tôi xin ít dây trói để cột bọn này lại, giải lên quan định tội.

Một vài người đàn ông bạo dạn liền mạng mấy mớ dây thừng đến:

- Chúng tôi giúp cậu trói chúng lại.

Vị công tử cũng cho thuộc hạ phụ giúp. Cứ bốn năm tên phỉ thì được cột chung lại một đám. Hết đống dây thì cũng trói hết gần bốn chục tên phỉ, còn lại là hơn hai chục kẻ tử thương.

Lúc này, mấy vị chức sắc trong trấn kéo tới, theo sau là đám trai tráng, thanh niên. Dân chúng cũng theo nhau đổ ra xem. Mọi người đều vô cùng ngỡ ngàng và vui sướng khi đám thổ phỉ đã bị tóm gọn, rõ ràng trước mắt chứ không phải tin đồn. Người thì hoan hỉ hò reo, người thì rơi nước, mừng tủi đau thương lẫn lộn. Mấy vị chức sắc tiến đến chỗ Trần Văn Phúc và vị công tử lạ mặt, một vị khom người nói:

- Mấy vị anh hùng đã ra tay đánh dẹp lũ thổ phỉ, là phúc đức cho dân chúng trong trấn, là đại ân nhân của chúng tôi. Tôi xin thay mặt toàn trấn cảm tạ ân đức của các vị.

Rồi mấy vị chắp tay cúi người vái lạy. Trần Văn Phúc thấy vậy vội cản lại, nói:

- Mấy người, đừng làm vậy.

Chàng nói tiếp:

- Tôi trẻ người nông nổi, thấy chúng chướng mắt không chịu được nên mới ra tay thôi. Không giám nhận mấy chữ đại ân nhân đâu.

Vị công tử kia nói:

- Ta thấy cảnh ỷ đông hiếp cô, bất bình mới cho người đánh giúp, không phải chủ định trừ loạn giúp dân. Người anh em đây đã không nhận là ân nhân thì ta càng không xứng.

Trần Văn Phúc lại nói tiếp:

- Việc bây giờ là lo giải quyết cái lũ thổ phỉ kia. Chúng ta giải chúng lên quan huyện chứ.

Vị chức sắc nói:

- Trời đã tối rồi, việc giải lên huyện hãy để ngày mai. Tôi đã cho người lên báo quan trên rồi, ngày mai chắc sẽ có binh lính về tận đây áp giải. Giờ ta hãy tạm nhốt chúng đây đã. Tôi sẽ cho thanh niên canh giữ nghiêm ngặt.

Lão liền quay ra huy động đám thanh niên giải lũ thổ phỉ đi. Địa diểm nhốt chúng là một bãi đất trống bên đằng đông của trấn. Rồi lão quay lại, nói với mấy người:

- Bây giờ, xin mời mấy vị ân nhân cùng chúng tôi ra đình, làm lễ tạ thành hoàng và mở tiệc mừng việc đã trừ được lũ thổ phỉ.

Nghe thấy vậy, Trần Văn Phúc xua tay từ chối:

- Thôi, thôi việc tiệc tùng xin mọi người bỏ cho. Chỉ cần dân trong trấn được sống yên bình là tôi vui rồi. Mấy việc này nọ tốn kém lùng tùng này hãy miễn đi.

Nhưng vị chức sắc đó vẫn cố thuyết phục:

- Lũ thổ phỉ bị trừ khử, là chuyện vui lớn của trấn. Mấy vị là ân nhân lớn của chúng tôi. Hãy để mọi người có cơ hội được báo đáp ân đức của các vị.



Rồi lão quay ra nói với dân chúng đang vây chặt xung quanh:

- Mọi người thấy vậy có phải không?

Dân chúng đồng thanh đáp:

- Phải.

Một người con nói lớn:

- Việc lớn thế này phải mở hội ba ngày ba đêm mới phải.

Một người khác hưởng ứng:

- Phải mời đoàn trèo nữa chứ. Ngay tối nay đi.

Một người đàn ông trung niên, dáng vẻ hiền lành nói:

- Nhà tôi có con lợn vào lứa, xin được biếu để làm cỗ cúng đình cũng như thiết đãi mấy vị ân nhân đây.

Mọi người đều gật đầu tán đồng, ai nấy hoan hỉ thích thú.

Tuy nhiên Trần Văn Phúc vẫn lưỡng lự, chưa biết làm sao cho phải. Chàng vốn ăn ở núi rừng, mấy chuyện này rất ngại, không muốn tham gia. Chàng đưa mắt nhìn vị công tử kia. Vị công tử liền vỗ vai chàng và nói:

- Người anh em, ta nghĩ chúng ta hãy cứ tham gia. Chẳng mấy khi dân trong trấn có chuyện vui lớn thế này, chúng ta không thể làm họ mất hứng được. Ta cũng muốn cùng người anh em uống vài chén.

Đến cả vị công tử cũng nói vậy, Trần Văn Phúc không thể từ chối, đành chấp nhận tham gia bữa tiệc.

Tối hôm đó, cả trấn mổ trâu, lợn rồi đồ xôi, quấy bánh đúc làm lễ tại ngôi đình trong trấn. Sau khi mọi nghi lễ được hoàn thành, mâm cỗ liền được bày ra. Ngoài Trần Văn Phúc và đoàn người của vị công tử kia còn có các vị chức sắc trong trấn, các trưởng họ, trưởng chi. Cả trần tưng bừng như bước vào hội.

Trên chiếu cỗ, vị công tử kia nâng chén rượu và nói:

- Người anh em. Hôm nay chứng kiến người anh em đơn thương độc mã, xả thân đánh dẹp lũ thổ phỉ, rất anh dũng, ta đây cảm phục bội phần. Ta muốn mượn chén rượu này cùng người anh em kết làm bạn. Có được chăng.

Trần Văn Phúc cũng nâng chén rượu lên và đáp:

- Ban chiều được công tử cho người cứu giúp, thoát cảnh nguy khốn, nay lại được công tử kết làm bạn, còn gì hơn được. Chén này uống cạn, kết làm bằng hữu.

- Được- vị công tử đáp.

Rồi hai người uống cạn chén rượu, lại rót thêm hai chén nữa.

Vị công tử nói:

- Ta tên Lương Thành Nghiệp, người Khoái châu. Còn người anh em?

Trần Văn Phúc đáp:

- Ta tên Trần Văn Phúc, sống ở vùng biên ải.

Lương Thành Nghiệp lại hỏi:

- Không biết người anh em là môn đồ của phái nào, sư phụ là ai. Võ nghệ của người anh em rất ảo diệu, nhưng ta lại thấy rất khác so với các môn phái ở Đại Việt ta.

Trần Văn Phúc đáp:

- Tôi không là người của môn phái nào cả.

Lương Thành Nghiệp ngạc nhiên:

- Vậy chứ người anh em học võ công từ ai vậy. Người đó chắc phải là danh sư võ lâm.

Vì không muốn tiết lộ mình là môn đồ của lão Tiếu Phong nên Trần Văn Phúc đành trả lời đại khái cho qua:

- Thưở bé, tôi có được một ông lão truyền thụ võ công trong ba năm. Sau đó, lớn lên cứ theo đó mà luyện, phòng lúc gặp nạn.

Lương Thành Nghiệp càng ngạc nhiên:

- Chỉ ba năm truyền thụ mà người anh em có võ nghệ cao cường đến vậy, có thể đơn thân độc đấu với đám thổ phỉ, thật là tư chất hơn người. Nào, cạn chén.

Hai người lại nâng chén uống cạn. Rồi lại uống với mọi người mấy mươi chén nữa…..

Sáng hôm sau, từ tờ mờ sáng, Trần Văn Phúc cùng đoàn người Lương Thành Nghiệp đã rời trấn. Trên đường đi, Lương Thành Nghiệp hỏi Trần Văn Phúc:

- Văn Phúc, giờ anh định sẽ đi đâu vậy.

Trần Văn Phúc trả lời:

- Thật ra tôi cũng chưa biết là mình sẽ đi đâu cả.

- Sao vậy- Lương Thành Nghiệp thắc mắc.

Trần Văn Phúc trả lời:

- Gia đình tôi vốn ở vùng xuôi, vì gạp nạn, cha mẹ đều bị giặc cướp sát hại nên phải lưu lạc đến biên ải. Nay tôi muốn tìm về quê xưa nhưng cũng chưa biết là phải đi dâu để tìm.

Nghe câu trả lời, Trần Văn Phúc cũng thấy thương lòng, nói:

- Ra là vậy. Thật xót xa.

Trần Văn Phúc hỏi lại:

- Thế còn anh, giờ sẽ đi đau tiếp?

Lương Thành Nghiệp thẳng thắn đáp:

- Tôi là người của Thanh Sơn môn, cha tôi là trưởng môn. Nghe tin ở phía tây có giặc phỉ áo đen, hoành hoành hung bạo, sát hại trăm dân. Cha tôi cử tôi cùng anh em đi đánh dẹp chúng, trừ hại giúp dân.

Nghe thấy tiếng phỉ áo đen, Trần Văn Phúc nghĩ thầm:" Lũ thổ phỉ ở trấn hôm qua cũng từ lũ chúng nó mà ra. Vậy thì dân chúng vùng đó cũng phải sống khổ cực rồi"

Nghĩ đến đấy là lòng chàng lại đầy căm giận. Chàng quay sang nói với Lương Thành Nghiệp:

- Thành Nghiệp, đợt đi đánh dẹp thổ phỉ này, tôi cũng muốn giúp anh một tay, cũng coi như trả ơn hôm qua của anh. Nghe đâu lũ thổ phỉ hôm qua có xuất xứ từ đám giặc áo đen xuống trấn này lập địa bàn, nên tôi càng muốn cùng anh tiêu diệt chúng. Đằng nào thì tôi cũng chưa biết nên đâu nữa.

Câu nói khiến Lương Thành Nghiệp đắn đo một hồi. Rồi vị công tử đáp:

- Được thế thì còn gì bằng. Hay lắm, vậy chúng ta lại có mấy ngày nữa để uống rượu cùng nhau rồi.

Trằn Văn PHúc gật đầu cười khoái trí.

Cả đoàn người phi nhanh ngựa hướng về phí tây.



Tối hôm đó, tại sơn trại của lũ giặc áo đen, trong căn nhà tranh lớn có một người đàn ông to lớn, đầu trọc, mặt vuông, trên trán có một vết sẹo dài cang ngang đến tận đuôi mày phải, đang mải mê ngắm nghía thanh đao trong tay. Gã chính là Mã Văn Quang, kẻ cầm đầu của lũ giặc cướp áo đen. Trong ánh đèn dầu lem nhem, trông gã không khác chi một con hổ lớn dữ tợn. Từ ngoài, một tên khác bước vào, bẩm báo:

- Thưa đại ca, có một mụ đàn bà tìm đến, bảo muốn gặp đại ca.

Mã Văn Quang liếc mắt trông tên đàn em một cái, rồi lại ngắm thanh đao và nói, cất giọng khàn đặc:

- Mụ ta là ai, tìm ta có việc gì?

Tên đàn em đáp:

- Mụ không nói, chỉ báo là có việc hệ trọng, muốn gặp đại ca.

Nghĩ ngợi một lát, Mã Văn Quang nói:

- Vậy thì cho mụ ta vào đây.

Tên đàn em liền bước ra. Một lát sau, y dẫn theo một người đàn bà bước vào. Người đàn bà này toàn thân vận đồ đen, mặt cúng bịt khăn đen, chỉ lộ ra đôi mắt sắc sảo ẩn dưới mái tóc rối. Mã Văn Quang đưa ánh mắt quét một lượt từ trên xuống dưới mụ đàn bà, dừng lại ở phần ngực, nhếch mép cười và nói:

- Nói đi, mụ tìm gặp ta có chuyện gì vậy?

Người đàn bà đáp:

- Ta có chuyện hệ trọng, muốn báo cho các ngươi biết.

MÃ Văn Quang lại nhếch mép cười và nói:

- Sơn trại của ta không kẻ nào dám bén mảng đến gần. Ngươi dám liều mạng đến đây, tất có việc hệ trọng rồi. Nói ta nghe nào.

Người đàn bà đáp:

- Ta cho ngươi biết, các ngươi sắp gặp họa. Có kẻ muốn tiêu diệt các ngươi.

Nghe thất vậy Mã Văn Quang không khỏi tò mò, hỏi:

- Cụ thể là sao?

Người đàn bà chậm rãi nói:

- Ngươi có nghe nói tới Thanh Sơn môn ở Khoái châu chứ.

Mã Văn Quang khinh khỉng đáp:

- Có nghe qua, là sao? Chúng đâu có liên quan đến ta.

- Có đấy- người đàn bà dáp- Trưởng môn Thanh Sơn phái là ai, ngươi biết chứ. Y có biệt hiệu là Hiệp Đao Trấn Ác. Cách đây năm hôm, y đã phái con trai của y là Lương Thành Nghiệp cùng mười cao thủ Thanh Sơn môn tới đây với nhiệm vụ tiêu diệt các ngươi.

- Tiêu diệt ta- Mã Văn Quang bật cười cao ngạo, vung đao dương uy. Này mụ, khai thật ra mụ đến đây với mục đích gì. Đến quan phủ còn chẳng làm gì được ta, huống chi là mấy người bọn chúng. Ta với Thanh Sơn môn không có thù oán gì. Ngươi nghĩ ta dễ bị gạt vậy sao.

Người đàn bà buông một nụ cười coi khinh, đưa mắt nhìn ánh đèn dầu, lạnh lùng nói tiếp:

- Chỉ sợ đầu ngươi rơi thôi. Với võ công của chúng, có mười cái đầu cũng không cứu được ngươi đâu. Hẳn người có biết lũ Quách Gia Lượng, Trương Hồng Báo, Lưu Văn Thọ, mấy kẻ giặc cướp cùng phường hội với ngươi chứ. Ngươi có biết ai đã tiêu diệt chúng ?

Mã Văn Quang cũng biết chuyện mấy kẻ đó bị tiêu diệt, gã đáp:

- Ta có biết, chẳng phải do quan quân tiêu diệt chúng sao.

Người đàn bà lại cất tiếng cười và đáp:

- Nếu quan quân đủ sức làm chuyện ấy thì lũ các ngươi còn sống đến ngày hôm nay sao? Ta nói cho ngươi biết, chúng đều bị tiêu diệt bởi Thanh Sơn môn. Chúng chính là tay sai của triều đình. Không biết bao nhiêu băng đảng, trại phỉ đã bị chúng tiêu diệt rồi. Thanh danh của chúng vang khắp đất Khoái châu.

Nghe thấy vậy, Mã Văn Quang cũng phải đắn đo suy tính. Gã nghĩ:" Mấy tên kia đông đảo không kém gì ta, thậm chí có kẻ còn hơn. Quả thật nếu quan phủ mà đánh dẹp được chúng thì ta cũng không chống được. Thật sự là do đám người Thanh Sơn môn làm sao?" Gã thận trọng nói:

- Có đúng như vậy không, sao ngươi biết chúng phái người đến đây.

Người đàn bà kia hơ tay trên ngọn đèn dâu, đánh mắt trông Mã Văn Quang và nói:

- Ngươi nghĩ ta đến đây chỉ để trêu ngươi sao?

Câu nói rất rõ ràng. Hiển nhiên không một ai dám liều mình vào sơn trại của lũ giặc cướp, lại càng không đối với một người đàn bà.

Trong căn phòng nhá nhem ánh đèn dầu, chỉ có hai người. Thật kì lạ lúc này kẻ hung hãn tàn bạo, đứng đầu cả mấy trăm tên giặc cướp lại đang tỏ sự nhún nhường trước khí thái của một người đàn bà. Gã tỏ vẻ thận trọng:

- Tai sao mụ lại báo tin này cho ta.

Mã Văn Quang đưa ánh mắt dò xét tâm ý của người đàn bà dứng trước mặt. Thị không trả lời, mà đáp:

- Chuyện đó ngươi không cần biết. Chỉ cần ngươi làm theo lời ta là được. Chớ thắc mắc nhiều.

Câu nói tỏ vẻ bề trên khiến Mã Văn Quang không khỏi tức giận. Y nổi khùng lên, lớn tiếng quát:

- Này mụ. Đừng có nói giọng đó với ta. Mụ lên nhớ đây là đất của ta, mạng của mụ đang nằm trong tay ta đó.

Nhưng người đàn bà đó không tỏ chút gì sợ hãi, kiêng dè. Thị ta bước đến sát Mã Văn Quang, dương mắt nhìn thẳng vào gã, lạnh lùng đáp:

- Sao. Ngươi định làm gì. Giết ta ư.

Câu nói càng khiến Mã Văn Quang thêm giận dữ. Từ khi nổi danh đất này, không một kẻ nào dám nói với gã như vậy. Một sự khinh thường, sỉ nhục to lớn. Gã cau mày nghiến răng, vung tay định bóp cổ đối phương. Nào ngờ khi vừa chạm tay tới thì toàn thân mềm nhũn, sức lực tiêu tan. Gã lảo đảo dựa người về chiếc bàn phái sau, cố sức giữ cho khỏi ngã. Toàn thân run lên, gã chỉ tay về phía người đàn bà, nói:

- Ngươi, ngươi… hạ độc ta

Người đàn bà nhoẻn miệng cười, từ từ tiến lại, nói:

- Đúng vậy. Sao. Ngươi có thể giết ta chứ.

Mã Văn Quang vừa tức giận, vừa run sợ, nói:

- Ngươi hạ độc khi nào. Sao ta không biết.

Người đàn bà đáp:

- Ngươi chỉ là dạng giặc rừng, sao có thể biết được việc ta làm. Ta có ý tốt đến báo tin cho các ngươi, vậy mà ngươi không biết điều. Muốn giết hết các người, đối với ta không khó. Nhưng ngươi yên tâm ta không hại các ngươi đâu. Đây là giải dược, hãy uống vào.

Rồi thị đưa cho Mã Văn Quang một viên giải dược. Mã Văn Quang nghĩ thầm:" Mụ ta hạ độc lúc nào ta còn không hay biết, quả thật nếu mụ ta muốn giết ta không khó, cả trại này chắc cũng không thành vấn đề. Nếu có ý vậy, chắc mụ ta cũng chẳng cần bịa chuyện tới đây dài dòng làm gì. Có lẽ mụ ta muốn lợi dụng ta để làm việc gì đó. Không cần biết Thanh Sơn môn với mụ ta có thù hận gì, chỉ cần đúng như lời mụ nói thì Thanh Sơn môn cũng là kẻ thù của ta."

Nghĩ vậy, Mã Văn Quang liền không chút e dè, nhận lấy giải dược rồi nuốt vào. Quả nhiên ngay tức thì gã đã thấy hoạt bát, sung sức trở lại. Trầm lặng suy tính một hồi. Rồi nhún nhường, gã nói:

- Vậy ta phải làm sao bây giờ.

Người đàn bà đưa mắt nhìn ánh đèn, chậm rãi nói cho Mã Văn Quang mưu kế của mình.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Hào Khí Anh Hùng

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook