Hồi Ức Kẻ Sát Nhân

Chương 13

Amelie Nothomb

07/11/2016

- Khốn thật! Cô hay tôi là nhà văn thế?

- Là ngài, và chính bởi lý do này mà tôi không sao tin được ngài.

- Và nếu tôi dùng lời thuật lại cho cô nghe mọi chuyện, cô sẽ tin tôi chứ?

- Tôi không rõ. Ngài cứ thử xem nào.

- Ôi chao, không dễ đâu. Nếu tôi đã viết lại thời điểm ấy, thì đó là dokhông thể nói ra lời. Chữ viết bắt đầu chính tại nơi lời nói ngừng lại, bướcchuyển từ khó nói thành có thể nói ra luôn là một bí ẩn lớn. Lời nói và chữviết nối tiếp nhau chứ không bao giờ cắt ngang nhau.

- Đây là những nhận xét rát đáng nể, ngài Tach ạ, nhưng tôi xin nhắc đểngài nhớ, vấn đề ở đây là tội sát nhân chứ không phải văn học.

- Có sự khác biệt sao?

- Sự khác biệt giữa tòa đại hình và Viện Hàn lâm Pháp, tôi cho là vậy,

- Giữa tòa đại hình và Viện Hàn lâm Pháp chẳng có sự khác biệt nào hết.

- Nghe thú vị đấy, nhưng ngài lạc đề mất rồi, ngài thân mến ạ.

- Cô nói đúng. Nhưng kể lại chuyện đó ấy à! Cô có nhận thấy là đời tôi chưabao giờ nhắc đến chuyện đó không?

- Cái gì cũng cần có bước khởi đầu.

- Đó là ngày 13 tháng Tám năm 1925.

- Đó là bước khởi đầu tuyệt hảo.

- Đó là sinh nhật Léopoldine.

- Sự trùng hợp mới thú vị làm sao.

- Cô có câm miệng lại không? Cô không nghĩ là tôi bị dằn vặt khi phải nóira những lời này sao?

- Tôi thấy, và tôi vui vì chuyện đó. Tôi thấy nhẹ cả người khi nghĩ rằngsáu mươi sáu năm sau, ký ức về tội ác của ngài rốt cuộc đã hành hạ ngài.

- Cô thật ti tiện và thù dai như tất cả những mụ đàn bà khác. Cô đã có lýkhi nói rằng Hồi ức của kẻ sát nhân chỉ có hai nhân vật nữ: bàtôi và mợ tôi. Léopoldine không phải một nhân vật nữ, cô ấy là - cô ấy luôn lànhư vậy - một đứa trẻ, một sinh vật huyền diệu, vượt lên phạm trù giới tính.

- Nhưng không vượt lên phạm trù tính dục, theo những gì tôi có thể hiểu khiđọc tác phẩm của ngài.

- Chỉ hai đứa chúng tôi biết rằng không nhất thiết phải dậy thì mới có thểlàm tình, ngược lại thì có: tuổi dậy thì sẽ làm hỏng tất cả. Nó làm giảm sựphấn hứng và khả năng đạt đến cực khoái, thả lỏng. Không ai có thể làm tìnhgiỏi như con trẻ.

- Vậy ra ngài dối trá khi nói rằng ngài còn tân.

- Không. Theo những từ điển thông dụng, sự mất tân ở nam giới chỉ có thểđến sau tuổi dậy thì. Thế mà tôi đã không làm tình từ sau tuổi dậy thì.

- Tôi thấy là ngài đang chơi chữ lần nữa.

- Không hề, chính cô không hiểu gì thì có. Nhưng tôi muốn cô đừng có ngắtlời tôi liên tục như thế.

- Ngài đã cắt ngang một cuộc đời; thế nên hãy ráng chịu cảnh người ta ngắtlời thao thao bất tuyệt của ngài.

- Thôi đi, những lời thao thao bất tuyệt của tôi tiện cho cô đấy chứ. Nógiúp cô tác nghiệp dễ dàng hơn cơ mà.

- Điều đó cũng có phần đúng. Vậy thì hãy chuyển sang những lời thao thaobất tuyệt về ngày 13 tháng Tám năm 1925.

- Ngày 13 tháng Tám năm 1925

đó là ngày đẹp nhất trên đời. Tôi mạo muội hyvọng rằng mỗi người trong đời đều đã có một ngày 13 tháng Tám năm 1925 choriêng mình - bởi còn hơn là một ngày trong năm, ngày hôm đó là một lễ đăngquang. Ngày đẹp nhất của mùa hè đẹp nhất, ấm áp và lộng gió, gió nhẹ mơn manqua những thân cây đại thụ. Léopoldine và tôi đã bắt đầu ngày của mình vàokhoảng một giờ sáng, sau giấc ngủ quen thuộc kéo dài chừng tiếng rưỡi đồng hồ.Người ta có thể tin rằng với giờ giấc sinh hoạt như vậy chúng tôi sẽ luôn trongtình trạng kiệt sức: không bao giờ xảy ra chuyện đó. Chúng tôi ham muốn vùngđất địa đàng của mình đến nỗi thường xuyên thấy khó mà ngủ được.

Đến năm mườitám tuổi, sau khi tòa lâu đài bị thiêu rụi, tôi mới bắt đầu hình thành thóiquen ngủ tám tiếng một ngày: những người quá hạnh phúc hoặc quá bất hạnh khôngcó khả năng vắng mặt lâu đến thế. Léopoldine và tôi không thích gì bằng lúcthức dậy. Mùa hè còn thú vị hơn, bởi đêm nào chúng tôi cũng ở ngoài trời và ngủgiữa rừng, cuộn người trong tấm phủ giường có hoa nổi trắng ngà mà tôi đã đánhcắp từ lâu đài. Người nào thức dậy trước sẽ lặng ngắm người kia và chỉ riêngcái nhìn này cũng đủ để đánh thức người kia dậy. Ngày 13 tháng Tám năm 1925 ấy,tôi thức dậy trước tiên, khoảng một giờ sáng, và chẳng bao lâu sau cô ấy cũngthức dậy theo. Chúng tôi đã có ngần ấy thời gian để làm tất cả những gì một đêmđẹp trời như thế thôi thúc, tất cả những việc, giữa tấm vải hoa nổi mỗi lúc mộtchuyển từ trắng ngà sang nhuốm màu vàng nâu, đã nâng chúng tôi lên đến sự trangnghiêm của các thầy chủ lễ - tôi thích gọi Léopoldine là đứa trẻ linh thiêng,tôi đã uyên bác đến thế kia mà, sùng tín đến thế kia mà, nhưng tôi đang lạc đềmất rồi..

.

- Phải đấy.

- Ngày 13 tháng Tám năm 1925, tôi kể tiếp đây. Một đêm tối mịt mùng và tĩnhlặng, êm dịu khác thường. Hôm đó là sinh nhật của Léopoldine nhưng điều ấy vớichúng tôi không có ý nghĩa gì hết: từ ba năm nay, thời gian không còn liên quanđến chúng tôi nữa. Chúng tôi đã thôi không còn thay đổi một nguyên tử nào,chúng tôi chỉ dài ra quá mức, mà sự kéo dài ra đáng mừng này không thay đổi thểtạng chưa hoàn bị, non nớt, không mùi, trẻ con của chúng tôi. Sáng hôm đó tôicũng không chúc mừng sinh nhật cô ấy. Tôi cho rằng mình đã làm tốt hơn thếnhiều, đã dạy một bài học mùa hè cho chính mùa hè. Đó là lần cuối cùng trongđời tôi làm tình. Tôi không biết chuyện đó, nhưng dĩ nhiên là rừng biết, bởi lẽrừng tĩnh lặng như một kẻ nhìn trộm đã quen mắt. Đó là khi mặt trời nhô lên từđỉnh đồi và gió bắt đầu thổi nhè nhẹ, xua đi những đám mây đêm và để lộ ra mộtbầu trời trong vắt thuần khiết gần bằng sự thuần khiết của chúng tôi.

- Cảm hứng trữ tình mới tuyệt diệu làm sao.

- Đừng có ngắt lời tôi nữa đi. Coi nào, tôi đang nói đến đâu rồi nhỉ?



- Ngài đang nói đến đoạn ngày 13 tháng Tám năm 1925, lúc mặt trời mọc, saukhi làm tình xong xuôi.

- Cám ơn, cô ả lục sự.

- Không có chi, thưa ngài sát nhân.

- Tôi thích cách gọi của tôi hơn cách của cô.

- Tôi thích tên tôi hơn là tên Léopoldine.

- Giá mà cô nhìn thấy cô ấy vào buổi sáng hôm đó! Đó là tạo vật đẹp nhấttrên thế giới này, một cơ thể trắng vô ngần và mịn màng với mái tóc sẫm màu vàđôi mắt sẫm màu. Mùa hè, ngoại trừ những giây phút hết sức hiếm hoi khi quaytrở về lâu đài, chúng tôi thường ở trần - khu đất thuộc sở hữu tư rộng lớn đếnmức chúng tôi chưa bao giờ trông thấy bóng dáng ai cả. Chúng tôi cũng trải quaphần lớn thời gian trong các hồ nước, tôi gán cho chúng những tính năng củamàng ối, điều nghe chưa đến nỗi vô lý lắm nếu căn cứ vào những kết quả nó manglại. Nhưng nguyên do thì có quan trọng gì? Chỉ có sự huyền diệu này là đáng kể,sự huyền diệu diễn ra hàng ngày - sự huyền diệu của thời gian ngưng đọng vĩnhviễn, ít ra là chúng tôi hằng tin vào nó.

Vào cái ngày 13 tháng Tám năm 1925ấy, chúng tôi có đầy đủ lý do để tin vào sự huyền diệu đó khi ngắm nhìn nhautrong trạng thái tê mê ngây dại. Buổi sáng hôm ấy, như mọi buổi sáng khác, tôilao xuống hồ không chút chần chừ và tôi đã cười nhạo Léopoldine, cô ấy luônphải mất rất nhiều thời gian mới dám dầm mình trở lại trong làn nước lạnh băng.

Vả lại, sự chế giễu này đã trở thành một nghi lễ quen thuộc khiến tôi thíchthú, bởi cô em họ tôi chưa khi nào xinh đẹp bằng lúc vừa thức dậy, một chân đểdưới hồ, mặt tái xanh, tươi vui vì lạnh, miệng khăng khăng là mình không làmđược, thế rồi từ từ khua khoắng đôi chân và đôi tay dài tái mét để bơi đến chỗtôi, như một thước phim quay chậm, chú chim đầm lầy thốt rùng mình, đôi môi táinhợt. Đôi mắt to của cô ấy đầy vẻ khiếp sợ - nỗi sợ hãi rất hợp với cô ấy -miệng cô ấy ấp úng nói rằng mới kinh khủng làm sao...

- Nhưng ngài quả là một kẻ tàn ác đáng ghê sợ!

- Cô thì biết gì về chuyện đó. Nếu hiểu chút ít về lạc thú, cô sẽ biết rằngcảm giác sợ hãi và nỗi đau đớn, nhất là những cơn rùng mình là những điềm báotốt đẹp nhất. Khi cô ấy đã nhấn chìm cả thân mình xuống nước giống như tôi, cáilạnh lập tức nhường chỗ cho cảm giác trôi chảy, thoải mái hết sức tự nhiên củacuộc sống trong nước. Sáng hôm ấy, như mọi buổi sáng mùa hè khác, chúng tôi đãngụp lặn trong nước không ngừng nghỉ, khi thì cả hai cùng lặn sâu xuống tận đáyhồ, hai mắt mở to quan sát cơ thể chúng tôi ngả sang màu lục bởi ánh phản chiếucủa làn nước, khi thì ngoi lên mặt nước, đua tranh tốc độ, khi thì lội bì bõm,men theo những cành liễu, líu lo như những đứa trẻ tập nổi, nhưng với một kiếnthức lớn hơn kiến thức của trẻ thơ, khi thì bơi ngửa hàng giờ liền, say sưangắm nhìn bầu trời trong vẻ tĩnh lặng tuyệt đối của dòng nước lạnh căm. Khi cáilạnh đã thấm vào người, chúng tôi leo lên mấy phiến đá to nổi lên giữa lòng hồvà phơi mình dưới ánh mặt trời.

Ngọn gió đã thổi trong ngày 13 tháng Tám ấy đặcbiệt dễ chịu và nhanh chóng hong khô thân thể chúng tôi. Léopoldine quay trởlại ngụp lặn trong nước trước tiên và bơi quanh quẩn bên hòn đảo nhỏ nơi tôivẫn đang nằm sưởi ấm. Giờ đến lượt cô ấy giễu cợt tôi. Tôi đang hồi tưởng lạirõ mồn một hình ảnh cô ấy, hai khuỷu tay gác lên phiến đá, cằm tựa trên hai cổ taybắt chéo, ánh nhìn đầy vẻ thách thức và những lọn tóc dài dập dờn trong lànnước theo nhịp chân quẫy nước hầu như khó nhận thấy, sắc trắng mơ hồ của đôichân ấy khiến người ta rờn rợn. Chúng tôi quá hạnh phúc, quá không thực, quátình tứ si mê, quá đẹp, và cho lần cuối cùng.

- Làm ơn đừng dùng cái giọng ca thán bi thương đó. Nếu đó là lần cuối cùngthì cũng do lỗi của ngài kia mà.

- Thế thì sao? Điều ấy khiến cho sự việc bớt đáng buồn hơn ở chỗ nào?

- Trái lại, vì lẽ ấy mà sự việc chỉ có thể trở nên đáng buồn hơn mà thôi,nhưng vì ngài là kẻ chịu trách nhiệm về mọi chuyện nên ngài không có quyền thanphiền.

- Quyền ư? Đó là toàn bộ những gì người ta không nên đòi hỏi. Tôi mặc xáccái gọi là quyền và dù phần trách nhiệm của tôi trong sự việc này có lớn đến đâuchăng nữa, tôi vẫn cảm thấy mình cần phải than phiền. Vả chăng, phần tráchnhiệm của tôi trong chuyện này gần như là con số không.

- Thật sao? Vậy là gió siết cổ cô ấy chắc?

- Là tôi, nhưng đó không phải lỗi của tôi.

- Ngài muốn nói rằng ngài đã siết cổ cô ấy trong một phút sơ suất sao?

- Không, đồ ngốc, ý tôi muốn nói đó là lỗi của tự nhiên, của cuộc sống, củacác hormon và của tất cả những điều dơ dáy ấy. Hãy để mặc tôi kể câu chuyện củatôi, hãy để mặc tôi buồn thảm. Vậy là tôi đang nói với cô về sắc trắng đôi châncủa Léopoldine, cái sắc trắng ấy hết sức huyền bí, nhất là khi hiện lên dướilàn nước màu đen lục nhạt. Để giữ thăng bằng theo chiều ngang, cô em họ tôi đậpđập đôi chân thon dài của mình, tôi thấy chúng luân phiên trồi lên mặt nước -bàn chân chưa kịp nổi lên thì cẳng chân đã hạ xuống và chìm nghỉm trong hưkhông trước khi nhường chỗ cho sắc trắng của cẳng chân kia, và cứ liên tục nhưthế. Vào cái ngày 13 tháng Tám năm 1925 ấy, đang nằm trên hòn đảo nhỏ bằng đá,tôi chiêm ngưỡng cảnh tượng lôi cuốn đó không biết chán mắt. Tôi không biếtquãng thời gian đó kéo dài trong bao lầu. Nó bị đứt đoạn bởi một chi tiết bấtthường mà độ sống sượng cho đến giờ vẫn còn khiến tôi phải bàng hoàng: vũ điệutạo nên từ đôi chân của Léopoldine làm hiện lên từ đáy hồ một tia mảnh của chấtlỏng màu đỏ, với độ dày đặc hết sức đặc biệt, nếu căn cứ theo sự không thíchứng của nó khi hòa trộn vào nước trong.

- Vắn tắt lại, đó là máu.

- Cô mới trắng trợn làm sao.

- Đơn giản là cô em họ của ngài có kỳ kinh đầu tiên.

- Cô thật nhơ nhớp.

- Chẳng có gì là nhơ nhớp cả, đó là chuyện hết sức bình thường.

- Thì chính là thế.

- Đây là một thái độ không giống ngài chút nào, ngài Tach ạ. Ngài, kẻ thùhung hăng nhất của dã tâm, người bênh vực quyết liệt cho thứ ngôn ngữ sốngsượng, giờ lại đâm tức tối chẳng khác nào một nhân vật nam chính của OscarWilde khi nghe người khác nêu đích danh sự việc. Ngài yêu cuồng nhiệt, nhưngtình yêu ấy không giúp Léopoldine thoát khỏi phận số của loài người.

- Có chứ.

- Hãy nói tôi đang nằm mơ đi: ngài là vậy sao, bậc thiên tài về mỉa mai cayđộc, ngòi bút theo phong cách Céline, nhà phẫu tích vô liêm sỉ, nhà siêu hìnhcủa thuật chế nhạo, lại đi cổ xúy những điều khờ khạo đến ngớ ngẩn chỉ hợp vớimột thiếu niên kỳ quặc?

- Câm miệng lại, kẻ vô lễ kia. Đó không phải những điều khờ khạo đến ngớngẩn.

- Không phải thế sao? Cuộc dan díu giữa những cô chủ cậu chủ lâu đài, cậuthiếu niên đem lòng yêu thương cô em họ dòng dõi quý tộc của mình, sự đặt cượclãng mạn chống lại thời gian, những hồ nước trong vắt tại cánh rừng chỉ cótrong truyền thuyết - nếu đó không phải là những điều khờ khạo đến ngớ ngẩn,vậy thì trần đời này chẳng có gì đáng gọi là ngớ ngẩn hết.

- Nếu để yên cho tôi kể tiếp đoạn sau, cô sẽ hiểu được rằng đây thực sựkhông phải một câu chuyện ngớ ngẩn.

- Vậy thì hãy thử cố gắng thuyết phục tôi đi. Chuyện ấy không dễ đâu, bởilẽ những gì ngài đã kể cho đến giờ phút này khiến tôi thảng thốt rụng rời. Cậutrai này không thể chấp nhận cô em họ của mình có kỳ kinh đầu tiên, nghe thậtlố bịch. Nghe sặc mùi cảm hứng trữ tình chay tịnh.

- Phần tiếp theo không chay tịnh nữa đâu, nhưng tôi cần một sự yên tĩnh tốithiểu để kể lại.

- Tôi không hứa trước điều gì đâu; thật khó để nghe ngài kể chuyện mà khôngcó phản ứng tức thời.

- Ít nhất cũng nên chờ cho tôi kể hết rồi hẵng có phản ứng chứ. Chết tiệtthật, tôi đang kể tới đoạn nào rồi nhỉ? Cô làm tôi mất hết mạch chuyện.

- Đến đoạn có máu trong nước.



- Trời ạ, đúng thế. Hãy hình dung cơn choáng váng của tôi: sự xâm nhập tànnhẫn của sắc đỏ và nóng nảy giữa chừng ấy sắc tím lợt - màu nước lạnh buốt, sắcđen lục của lòng hồ, sắc trắng của đôi vai Léopoldine, đôi môi xanh lét nhưsunfat thủy ngân, và nhất là đôi chân cô ấy, cử động chậm rãi tột độ hầu nhưkhông thể nhận biết của chúng vẫn thường nhắc nhớ chút mơn trớn của làn gióphương Bắc. Không, không thể chấp nhận được rằng từ giữa đôi chân ấy lại bắtnguồn một sự xuất huyết ghê tởm.

- Ghê tởm ư!

- Ghê tởm, tôi vẫn nhất quyết nóithế. Ghê tởm bởi bản thân nó và còn hơn thế nữa, ghê tởm bởi ý nghĩa của nó -sự thừa nhận trịnh trọng kinh khủng, bước chuyển từ cuộc sống huyền thoại sangcuộc sống hormon, bước chuyển từ cuộc sống bất diệt sang cuộc sống theo chu kỳ.Phải là một kẻ ăn chay mới có thể bằng lòng với sự bất diệt theo chu kỳ. Theo ýtôi, đó là một mâu thuẫn về từ ngữ. Đối với Léopoldine và tôi, sự bất tử chỉ cóthể nhắm đến một ngôi thứ nhất của một số ít đặc biệt bởi số ít đó bao gồm cảhai chúng tôi. Sự bất tử theo chu kỳ, nó gợi mở rằng người này sẽ tiếp nối cuộcsống của kẻ khác - và cần phải thỏa mãn với sự trưng dụng này, và cần phải lấylàm mừng về quá trình tiếm đoạt này! Tôi chỉ thấy khinh bỉ những ai chấp nhậntrò hề độc địa đó: tôi xem thường họ phần vì khả năng cam chịu nhẫn nhịn chỉthấy ở loài cừu, phần vì sự bệ rạc của tình yêu nơi họ. Bởi nếu có khả năng banphát một tình yêu đích thực, họ sẽ không thể hiện sự nhu nhược ấy, họ sẽ khôngchịu nổi khi chứng kiến những người mà họ tự nhận là yêu thương phải đau đớn,họ sẽ gánh vác trách nhiệm tránh cho những người đó một số mệnh tồi tệ như vậy,không chút hèn nhát ích kỷ.

Cái tia máu trong nước hồ báo hiệu hồi kết cho sựbất tử của Léopoldine. Còn tôi, bởi yêu cô ấy sâu sắc, tôi đã không do dự quyếtđịnh trả cô ấy về với sự bất tử.

- Tôi bắt đầu hiểu ra rồi.

- Cô không được lanh trí cho lắm.

- Tôi bắt đầu hiểu ra ngài bệnhhoạn đến mức nào rồi.

- Vậy cô nói sao về phần tiếptheo?

- Với ngài, điều tệ nhất luônđược đảm bảo.

- Có hay không có tôi thì điều tệnhất cũng luôn được đảm bảo, nhưng tôi cho rằng ít nhất thì mình cũng đã giúpmột người tránh được điều tệ hại nhất.

Léopoldine đã thấy cái nhìn của tôi nhưđóng đinh vào phía sau cô ấy nên cô ấy quay lại xem sao. Cô ấy vội vàng rờikhỏi mặt nước, hết sức lo sợ. Cô ấy leo lên ngồi cạnh tôi trên hòn đảo đá.Không còn gì phải nghi ngờ về căn nguyên của tia máu kia nữa. Cô em họ của tôinhăn mặt và tôi hiểu cô ấy. Suốt ba năm trước đó, chúng tôi chưa bao giờ nhắcđến tình huống này. Tồn tại một dạng thỏa thuận ngầm về cách cư xử phải tuântheo trong những tình huống tương tự - tình huống khó chấp nhận đến mức, để gìngiữ trạng thái ngây dại của mình, chúng tôi đã muốn không đi xa hơn một thỏathuận ngầm.

- Đó chính là điều tôi lo sợ.Léopoldine đã không yêu cầu gì ở ngài, và ngài đã sát hại cô ấy nhân danh một"thỏa thuận ngầm", sản phẩm của sự ngu muội độc hại chỉ có trong trí tưởngtượng của ngài.

- Cô ấy không yêu cầu tôi điều gìrõ ràng, nhưng không cần thiết phải làm vậy.

- Đúng thế, chính xác là những gìtôi đang nói. Lát nữa thôi, ngài sẽ ca ngợi những giá trị của điều không đượcnói ra.

- Cô thì muốn một bản hợp đồngđúng thủ tục, được ký với sự chứng kiến của công chứng viên, phải thế không?

- Bất cứ cái gì cũng khiến tôithích hơn cách hành xử của ngài.

- Cô thích gì không quan trọng.Chỉ sự giải thoát Léopoldine là đáng kể.

- Chỉ có quan niệm của ngài về sựgiải thoát Léopoldine là đáng kể.

- Đó cũng là quan niệm của Léopoldine. Bằng chứng, quý cô thân mến ạ, đó làchúng tôi đã không nói gì với nhau. Tôi hôn lên đôi mắt cô ấy rất dịu dàng vàcô ấy đã hiểu. Cô ấy đã có vẻ nguôi ngoai, cô ấy mỉm cười. Mọi chuyện diễn rahết sức nhanh chóng. Ba phút sau, cô ấy đã chết.

- Gì kia, như vậy sao, ngay lập tức sao? Thật... thật kinh khủng.

- Cô muốn chuyện đó kéo dài hai tiếng đồng hồ, như ở nhà hát vũ kịch ấy à?

- Nhưng rốt cuộc, người ta không giết người như vậy.

- Thật sao? Tôi không biết lại có những tiền lệ cụ thể cơ đấy. Trước giờvẫn tồn tại một bản hiệp ước quy định cách thức đúng đắn dành cho những kẻ sátnhân hay sao? Một tập giản yếu của đạo xử thế đối với những nạn nhân hay sao?Lần sau, tôi hứa với cô rằng tôi sẽ giết người lịch sự hơn.

- Lần sau ư? May thay, sẽ khôn có lần sau đâu. Trong thời gian chờ đợi,ngài khiến tôi phát buồn nôn.

- Trong thời gian chờ đợi ấy à?Cô làm tôi tò mò đấy.

- Vậy là ngài khẳng định ngài yêungười con gái này, rồi ngài đã siết cổ cô ấy mà thậm chí không nói với cô ấymột lời cuối ư?

- Cô ấy biết điều đó. Vả chăng,hành động của tôi chính là bằng chứng. Nếu không yêu cô ấy đến thế, tôi đãkhông giết cô ấy.

- Làm sao ngài có thể chắc chắnlà cô ấy biết điều đó?

- Chúng tôi không bao giờ nhắcđến chuyện này, chúng tôi thấu hiểu nhau. Vả lại, chúng tôi không phải hạng lắmlời. Nhưng hãy để tôi kể đoạn siết cổ cho cô nghe. Tôi chưa từng có dịp nhắcđến, nhưng tôi thích nghĩ đến cảnh tượng đó - chẳng phải đã biết bao lần tôihình dung lại cảnh tượng quá sức đẹp đẽ này trong thẳm sâu hồi ức của mình ư?

- Ngài lại còn có những trò tiêukhiển như vậy nữa cơ đấy!

- Rồi cô sẽ thấy, chính cô cũngsẽ thích thú với nó cho mà xem.

- Thích thú với cái gì kia? Vớinhững ký ức của ngài hay với sự siết cổ?

- Với tình yêu. Nhưng làm ơn đểtôi kể đã nào.

- Vì ngài cố nài đấy nhé.

- Vậy là chúng tôi đang ở trênhòn đảo nhỏ giữa hồ. Ngay khi cái chết được quyết định, Vườn địa đàng, vừa mớilần đầu tiên bị tước khỏi tay chúng tôi hai phút, đã được trả lại cho chúng tôitrong ba phút đồng hồ. Chúng tôi hoàn toàn ý thức được là mình chỉ còn thêm cómột trăm tám mươi giây tiên cảnh nữa, cần phải làm mọi việc cho thật tốt, vàtrên thực tế, chúng tôi đã làm rất tốt. Ồ, tôi biết cô đang nghĩ gì: mọi côngtrạng trong việc tạo ra một cảnh tượng siết cổ đẹp đẽ đều thuộc về một mìnhngười siết cổ. Điều đó là không chính xác. Người bị siết cổ không thụ độngnhiều như ta vẫn tưởng. Cô đã xem bộ phim dở hết chỗ nói được quay bởi một kẻthô lậu - một gã người Nhật, nếu tôi nhớ không nhầm - với hồi kết là cảnh siếtcổ kéo dài khoảng ba mươi hai phút chưa?

- Rồi, Vương quốc của cảmgiác, của Oshima.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Hồi Ức Kẻ Sát Nhân

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook