Hồi Ức Kẻ Sát Nhân

Chương 5

Amelie Nothomb

07/11/2016

- Có lẽ cậu thấy việc đeo đẳng những lão già mập ú cùng với một chiếc máy ghi âm là vui hơn chăng?

- Đeo đẳng ấy à? Nhưng chúng tôiđâu có đeo đẳng ngài, chính ngài đã cho phép chúng tôi tới đây đấy chứ.

- Không đời nào! Vẫn là một sự xúc phạm của Gravelin, đồ chó má đó!

- Coi nào, ngài Tach, ngài hoàn toàn có quyền nói không với thư ký của mình, đó là một người hết sức tận tụy và tôn trọng tất cả những ý nguyện của ngài cơ mà.

- Cậu muốn nói sao thì nói. Hắn đày đọa tôi và chưa bao giờ hỏi qua ý kiến tôi. Chẳng hạn như cô ả hộ lý đó,cũng là chủ ý của hắn!

- Thôi nào, ngài Tach, xin hãy bình tĩnh. Hãy tiếp tục cuộc trò chuyện của chúng ta. Ngài giải thích sao về thành công đặc biệt của...

- Cậu có muốn một ly alexandra không?

- Không, cảm ơn. Tôi đang nói đến thành công đặc biệt của…

- Đợi đã, tôi thì đang muốn uống một ly đấy.

Tạm ngừng.

- Cuộc chiến vừa mới được châm ngòi này khiến tôi thèm rượu alexandra đến phát điên. Đó là một thứ đồ uống hết sức trịnh trọng.

- Được thôi. Ngài Tach, ngài giảit hích sao về thành công đặc biệt của toàn bộ các tác phẩm của mình trên phạm vi toàn thế giới?

- Tôi không giải thích điều ấy.

- Thôi nào, hẳn là ngài đã từng ngẫm về điều ấy và hình dung ra những câu trả lời.

- Không.

- Không ư? Các tác phẩm của ngài đã bán được hàng triệu bản, tới tận Trung Quốc, và điều ấy không khiến ngài suy nghĩ sao?

- Các nhà sản xuất vũ khí mỗi ngày bán được hàng nghìn tên lửa từ đầu này sang đầu kia thế giới, và điều đó cũng đâu khiến các nhà sản xuất mặt hàng này phải suy nghĩ.

- Điều đó chẳng có gì liên quan.

- Cậu nghĩ thế sao? Mối quan hệ đồng dạng vẫn thể hiện rõ đấy chứ. Thêm một ví dụ này chẳng hạn: người ta nhắc đến chạy đua vũ trang, người ta cũng nên nói "chạy đua văn chương". Đó là một lý lẽ hùng hồn như mọi lý lẽ khác, mỗi dân tộc trưng nhà văn hoặc những nhà văn của họ ra để hù dọa thiên hạ không khác gì trưng những khẩu đại bác. Sớm hay muộn thì người ta cũng sẽ trưng tôi ra, tôi cũng chịu chung số phận đó, và người ta sẽ đánh bóng cái giải Nobel của tôi.

- Nếu ngài tư duy mọi chuyện theo cách ấy, tôi đồng tình. Nhưng ơn Chúa, văn chương ít độc hại hơn.

- Không phải thứ văn chương của tôi. Văn chương tôi viết ra còn độc hại hơn cả chiến tranh.

- Không phải ngài đang tự phụ đấy chứ?

- Tôi nhất định phải làm thế vì tôi là độc giả duy nhất có khả năng hiểu chính mình. Đúng vậy, những cuốn sách của tôi độc hại hơn cả một cuộc chiến, bởi lẽ chúng khơi gợi mong muốn được chết trong khi chiến tranh, chính nó lại khơi gợi mong ước được sống. Sau khi đọc tôi, mọi người hẳn phải muốn tự sát.

- Ngài sẽ giải thích sao nếu điều ấy không xảy ra?

- Chuyện này thì ngược lại, tôi có thể lý giải dễ dàng; đó là bởi chưa ai từng đọc tôi cả. Thực ra, đó có lẽ cũng là lời lý giải cho thành công đặc biệt của tôi; nếu tôi quá nổi tiếng, anh bạn thân mến, thì đó là bởi chưa ai từng đọc tôi cả.

- Vô lý!

- Trái lại thì có: nếu những kẻ đáng thương ấy từng thử đọc những gì tôi viết ra, họ hẳn đã ác cảm với tôi vàđể trả thù cho nỗ lực tôi đã yêu cầu ở họ, họ hẳn đã quẳng tôi vào xó mà không thèm ngó ngàng gì nữa. Trong khi nếu không đọc tôi, họ lại thấy tôi mang lại thư thái và vì thế, dễ gây cảm tình và xứng đáng được hoan nghênh.

- Đó là một lập luận kỳ quặc.

- Nhưng không thể bác bỏ. Này nhé, hãy lấy Homère làm thí dụ: thì đấy, một văn sĩ nổi tiếng mấy ai sánh nổi.Thế mà, cậu có biết nhiều về họ, những độc giả thực sự của Iliade chính hiệu và của Odyssée chính hiệu không? Một nhúm những nhà ngữ văn học hói đầu, tất cả chỉ có thế - bởi dẫu sao cậu cũng không thể gọi độc giảlà những học sinh cấp ba hiếm hoi vừa ngáp ngủ vừa lắp bắp tác phẩm của Homère trên ghế nhà trường mà trong đầu chỉ chăm chăm nghĩ tới Dépêche Mode hay căn bệnh Aids. Và chính xác là vì lý do tuyệt vời ấy mà Homère trở thành hệ quy chiếu.

- Cứ cho chuyện này là đúng đi,ngài thấy lý do này là tuyệt vời sao? Không phải nó cũng đáng nản lắm sao?

- Tuyệt vời, tôi vẫn kiên định với ý kiến này. Không phải nó khiến một nhà

văn đích thực, thuần chất, vĩ đại và thiên tài như tôi đây vững tâm hay sao, khi biết rằng không có ai đọc mình cả? Rằng không ai, bằng cái nhìn tầm thường, làm nhơ nhuốc những vẻ đẹp mà tôi đã sản sinh ra, từ nơi sâu kín nhất của tâm hồn và nỗi cô đơn của mình?

- Để tránh cái nhìn tầm thường này, chi bằng không đem xuất bản sách của mình có phải đơn giản hơn không?

- Quá dễ. Không, cậu hãy nhìn mà xem, tột đỉnh của sự tinh khéo, đó là bán được tới hàng triệu bản sách và không bị ai đọc.

- Chưa kể ngài còn kiếm tiền nhờ vào việc ra sách.

- Tất nhiên. Tôi rất thích tiền.

- Ngài yêu tiền, ngài ấy à?

- Đúng vậy. Vui đấy chứ. Tôi chưa bao giờ tìm ra mặt lợi ích của tiền nhưng tôi rất thích nhìn chúng. Một đồng năm quan trông đẹp chẳng khác gì một nụ chúc đầu xuân vậy.

- Tâm trí tôi sẽ không bao giờ có được sự so sánh này.

- Lẽ thường tình, cậu đâu có đoạt giải Nobel văn chương.

- Thực chất, giải Nobel không phải đã bác bỏ lý luận của ngài sao? Phải chăng không nên giả định ít ra thì ban giám khảo xét giải Nobel cũng đã đọc tác phẩm của ngài?

- Không có gì kém chắc chắn hơn.Nhưng trong trường hợp những thành viên trong ban giám khảo đã đọc tác phẩm của tôi, hãy tin rằng điều đó chẳng thay đổi chút gì trong luận thuyết tôi vừa nêu.Biết bao người đã đẩy sự giả tạo đến mức đọc mà như không đọc. Họ hệt như người- nhái, họ vượt qua những những cuốn sách mà không bị thấm một giọt nước.

- Đúng thế, ngài đã nhắc đến vấn đề này trong cuộc tiếp xúc trước.

- Đó là những độc giả- nhái. Họ chiếm số lượng áp đảo trong giới độc giả, ấy thế mà mãi sau này tôi mới biết đến sự tồn tại của họ. Tôi ngây ngô đến mức ấy cơ mà. Tôi vẫn nghĩ rằng mọi người ai cũng đọc như tôi; tôi thì đọc cũng tương tự như ăn vậy, điều đó không những cho thấy tôi có nhu cầu thực hiện hành động này, mà trước hết nó chỉ ra rằng những thứ tôi ăn cũng như những sách tôi đọc đều thâm nhập vào các yếu tố cấu thành nên tôi và thay đổi chúng. Chúng ta không giống nhau, tùy thuộc vào việc chúng ta đã ăn dồi lợn hay trứng cá muối, chúng ta cũng khác biệt tùy theo việc chúng ta vừa đọc Kant (Chúa đã tránh cho tôi khỏi chuyện này) hay đọc Quencau. Tóm lại, khi định nói "chúng ta", hẳn là tôi nên nói "tôi và một vài người khác", bởi phần lớn mọi người ngước lên khỏi sách của Proust hay của Simenon trong một tình trạng đồng nhất, không bị mất dù chỉ mảy may một mẩu những gì họ đang có và cũng không thu nhận thêm một mẩu nhỏ nào. Họ đã đọc, tất cả chỉ có vậy: trong trường hợp khá khẩm nhất, họ biết được "cuốn sách đề cập đến". Đừng nghĩ là tôi thuê dệt thêm. Biết bao lần tôi đã đặt câu hỏi với những người thông minh: "Cuốn sách này đã thay đổi bạn chăng? Và người ta nhìn tôi,mắt tròn xoe, vẻ như muốn nói: "Tại sao ông lại muốn nó thay đổi tôi chứ?"

- Hãy cho phép tôi được ngạc nhiên, ngài Tach: ngài vừa nói như một người bênh vực cho những cuốn sách mang tính thông điệp, điều này có vẻ không giống ngài chút nào.

- Cậu không phải rất tinh quái hay sao? Thế nào, cậu tin rằng chính những cuốn sách "mang tính thông điệp" có thể thay đổi một con người hả? Trong khi đó chính là những cuốn sách ít tác động đến con người ta nhất. Không, những cuốn sách để lại dấu ấn và có tác dụng cải biến, đó là những cuốn sách khác, những cuốn sách của ham muốn, của vui thú,những cuốn sách thiên tài và nhất là những cuốn sách của vẻ đẹp. Này, hãy lấy một cuốn sách vĩ đại của vẻ đẹp ra làm thí dụ: Chuyện du hành đến tận cùng của đêm. Làm sao có thể không trở thành một người khác sau khi đọc cuốn sách này? Trong khi phần đông độc giả sẽ hoàn thành công việc đòi hỏi nhiều nghị lực này không mấy khó khăn. Sau đó, họ sẽ bảo cậu: "À vâng, Céline,thật tuyệt vời", và trở lại như cũ. Hẳn nhiên, Céline, đó là một trường hợp vượt tầm, nhưng tôi cũng có thể nói đến những người khác nữa. Người ta không bao giờ còn giống như trước sau khi đã đọc một cuốn sách, dù có là một cuốn sách tầm thường như một tác phẩm của Léo Malet: một tác phẩm của Léo Malet cũng khiến bạn thay đổi. Ta không nhìn những cô gái mặc áo đi mưa như trước nữa, một khi đã đọc một cuốn sách của Léo Malet. Thế nhưng điều này là tối quan trọng!Thay đổi cách nhìn nhận sự việc: tác phẩm vĩ đại của chúng ta là thế đấy.

- Ngài không nghĩ rằng, dù có ýt hức về việc đó hay không, ai cũng đều thay đổi cách nhìn nhận sau khi đọc xong một cuốn sách sao?

- Ôi không! Chỉ những thành phần ưu tú trong số các độc giả mới có khả năng đạt tới thành quả này. Những kẻ khác tiếp tục nhìn nhận sự vật với thái độ hờ hững ban đầu. Và còn nữa, ở đây là vấn đề về phía độc giả, chính họ cũng đã là một đối tượng có số lượng rất hiếm hoi.Phần lớn mọi người đâu có đọc sách, về vấn đề này có một lời dẫn tuyệt hay, của một trí thức mà tôi đã quên mất tên: "Thực ra, con người không đọc; hoặc giả nếu có đọc thì họ cũng không hiểu; hay có hiểu thì sau đó lại quên hết." Câu nói này đã thâu tóm tình hình rất chuẩn xác, cậu không thấy thế sao?

- Như vậy thì trở thành nhà văn không phải là một thảm kịch sao?



- Nếu có thảm kịch đi nữa thì chắc chắn không phải xuất phát từ chuyện đó. Tác phẩm viết ra không được ngỡ ngàng đến cũng là một lợi thế. Ta có thể tự cho phép mình làm mọi chuyện.

- Nhưng rốt cuộc, ban đầu cũng cần phải có người đọc tác phẩm của ngài đã, nếu không thì ngài đâu có trở nên nổi tiếng.

- Ban đầu, có lẽ cũng cần ai đó đọc đôi chút.

- Vậy thì tôi quay trở lại với câu hỏi xuất phát điểm của mình: tại sao lại có sự thành công đặc biệt này?Bước khởi đầu này đã đáp ứng được mong đợi của độc giả ở điểm nào?

- Tôi không biết. Đó là vào thập niên 30. Thời đó không có tivi, nhất định phải có người quan tâm đến việc đọc chứ.

- Đúng vậy, nhưng tại sao lại là ngài chứ không phải một nhà văn khác?

- Thực ra, thành công lớn của tôi bắt đầu sau chiến tranh. Kể ra cũng buồn

cười, bởi vì tôi không hề tham gia vào tấn hài kịch này: lúc đó tôi hầu như đã bị liệt - vả lại, mười năm trước đó,người ta đã cho tôi phục viên vì chứng béo phì. Vào năm 45, công cuộc chuộc tội vĩ đại bắt đầu: dù mơ hồ hay không, mọi người đều cảm thấy mình đã có những hành động đáng trách. Lúc bấy giờ, họ bắt gặp các tác phẩm của tôi đang gào thét như những lời nguyền rủa, tràn đầy những điều tục tĩu, và họ quyết định rằng đó sẽ là một sự trừng phạt dành cho sự hèn hạ quá đỗi của bản thân.

- Có điều ấy sao?

- Có thể lắm chứ. Cũng có thể không phải vậy. Nhưng thế đấy, ý dân là ý Chúa. Thế rồi, người ta rất nhanh chóng ngừng đọc tôi. Kể ra cũng giống trường hợp của Céline: Céline có lẽ là một trong những nhà văn có ít độc giả nhất. Chỉ khác biệt ở chỗ, người ta không đọc tôi vì những lý do tốt đẹp, còn ông ấy, người ta không đọc ông ấy vì những lý do xấu.

- Ngài nhắc nhiều đến Céline.

- Tôi yêu văn chương, thưa quý cậu. Điều đó làm cậu ngạc nhiên ư?

- Tôi đồ rằng ngài không xé sách của Céline chứ?

- Không. Chính ông ấy mới là người không ngừng xé sách của tôi.

- Ngài đã gặp Céline rồi sao?

- Không, tôi làm tốt hơn thế nhiều: tôi đã đọc ông ấy.

- Còn Céline, ông ấy đã đọc ngài chứ?

- Nhất định thế. Tôi cảm nhận được điều đó khi đọc sách ông ấy viết.

- Ngài đã có ảnh hưỏng đến Céline?

- Ít hơn ảnh hưởng của ông ấy lên tôi, nhưng cũng vẫn là có.

- Và còn những ai chịu ảnh hưởng của ngài nữa?

- Không ai nữa, cậu thấy đấy, bởi vì chẳng ai khác đọc tôi cả. Tóm lại, nhờ có Céline, tôi dù sao cũng đã được đọc - đọc thật sự - một lần duy nhất.

- Ngài thấy rõ là bản thân ngài cũng mong người khác đọc mình đấy chứ.

- Đọc bởi ông ấy, chỉ bởi ông ấy thôi. Những người khác tôi không quan tâm.

- Ngài đã gặp gỡ những nhà văn khác sao?

- Không, tôi chưa gặp ai cả và cũng chẳng ai đến gặp tôi. Tôi biết ít người lắm: Gravelin, tất nhiên, nếu không thì là chủ hàng thịt, chủ hiệu kem sữa, chủ hàng thực phẩm và chủ hiệu thuốc lá. Tất cả chỉ có thế, tôi nghĩ vậy. À vâng, cả cô ả hộ lý đàng điếm đó nữa, thế rồi các phóng viên. Tôi không thích gặp gỡ mọi người. Tôi sống một mình là bởi tình yêu đối với sự cô độc cũng ngang bằng với lòng căm hận giống người. Cậu có thể viết trong tờ báo nhảm nhí của cậu rằng tôi là một kẻ hận đời bẩn thỉu.

- Tại sao ngài lại căm hận loài người?

- Tôi đoán là cậu chưa đọc Những kẻ bẩn tưởi?

- Chưa.

- Rõ là thế. Nếu đã đọc cuốn đó rồi, cậu hẳn phải biết lý do. Có cả nghìn lý do để ghét giống người. Lý do quan trọng nhất, đối với tôi, đó là dã tâm của họ hoàn toàn không thể cải tạo. Vả lại, dã tâm ấy chưa bao giờ lên ngôi như trong thời buổi này. Tôi đã sống qua nhiều thời kỳ, cậu nghĩ mà xem: tuy nhiên tôi có thể khẳng định với cậu rằng tôi chưa từng ghét thời kỳ nào như thời kỳ này. Kỷ nguyên của dã tâm trọn vẹn.Dã tâm còn tệ hơn nhiều so với sự gian lận, sự giả dối, sự phản trắc. Người mang dã tâm, trước hết là dối trá chính mình, không phải vì những vấn đề lương tâm có thể nảy sinh, mà vì sự tự thỏa mãn ngọt như đường, với những từ ngữ kêu choang choang như "liêm sỉ" hay "phẩm cách". Sau nữa, đó là dối trá người khác,nhưng không phải những lời nói dối chính trực và lỗi lạc, không phải để thoátkhỏi tình trạng hỗn loạn, không: những lời nói dối thốt ra từ miệng kẻ đạo đứcrởm, những lời dối trá tầm thường, mà người ta sẽ lớn tiếng chỉ trích cậu vớimột nụ cười như thể điều đó hẳn phải khiến cậu hài lòng.

- Thí dụ?

- Phận đàn bà trong thời đại này.

- Sao kia? Ngài theo chủ nghĩa nữ quyền à?

- Chủ nghĩa nữ quyền, tôi ư? Tôi ghét đàn bà còn hơn ghét đàn ông nữa kìa.

- Tại sao?

- Vì cả nghìn lý do. Trước tiên,bởi vì họ xấu xí: cậu đã nhìn thấy cái gì xấu hơn một người phụ nữ chưa? Cậu đang có ý định sở hữu những vú, những hông, và tôi chừa ra cho cậu phần còn lại? Vả lại, tôi ghét phụ nữ cũng giống như ghét tất cả những nạn nhân. Nạn nhân là một hạng người rất tồi tệ. Nếu diệt được tận gốc hạng người này, có lẽ rốt cuộc người ta sẽ được bình yên, và có lẽ các nạn nhân rốt cuộc sẽ có được cái mà họ hằng ước ao, ví dụ như sự tử vì đạo. Phụ nữ là những nạn nhân đặc biệt nguy hại bởi họ trước hết là những nạn nhân của chính bản thân họ, của những người phụ nữ khác. Nếu cậu muốn biết cặn bã của những tình cảm con người,hãy để ý đến tình cảm mà những phụ nữ này ấp ủ đối với những phụ nữ khác: cậu sẽ rùng mình ghê sợ trước chừng ấy đạo đức giả, ghen tuông, độc ác, đê tiện.Cậu sẽ không bao giờ được chứng kiến hai người phụ nữ đánh nhau một cách lành mạnh bằng những nắm đấm, thậm chí họ cũng chẳng chửi rủa nhau dữ dội như tát nước vào mặt: sở trường của các bà các cô phải là những hành động lén lút hèn hạ, những câu nói vụn vặt bẩn thỉu gây đau đớn gấp nhiều lần một cú đấm giáng thẳng vào hàm. Cậu sẽ bảo rằng đó không phải điều gì mới lạ, rằng thế giới của phụ nữ đã là vậy từ thuở khai thiên lập địa. Tôi thì cho rằng phận đàn bà chưa bao giờ tệ đến thế - bởi lỗi của họ, chúng ta hoàn toàn nhất trí, nhưng điều ấy thì thay đổi được gì cơ chứ? Thân phận đàn bà đã trở thành nơi trình diễn những dã tâm đáng ghê tởm nhất.

- Ngài vẫn chưa giải thích gì hết.

- Hãy lấy hoàn cảnh trước đây làm thí dụ: phụ nữ thấp kém hơn nam giới, điều này là hệ quả tất yếu - chỉ cần nhì nhọ xấu thế nào là đủ lý giải. Trong quá khứ, không một dã tâm nào tồn tại:người ta không che giấu họ sự thấp kém của họ và đối xử với họ đúng theo tư cách ấy. Ngày nay thì thật tởm: phụ nữ vẫn luôn thấp kém hơn nam giới - họ vẫn luôn xấu như thế nhưng người ta dối rằng họ ngang hàng với nam giới. Vì ngu ngốc nên dĩ nhiên là họ tin sái cổ. Thế mà, người ta vẫn luôn đối xử với họ như một kẻ thấp kém hơn: lương bổng chỉ là một dấu hiệu thứ yếu. Những dấu hiệu khác còn trầm trọng hơn nhiều: phụ nữ vẫn luôn tụt hậu trong mọi lĩnh vực, bắt đầu là lĩnh vực quyến rũ - chuyện này không có gì đáng ngạc nhiên cả, căn cứ vào sự xấu xí của họ, sự thiểu năng trí tuệ của họ và nhất là thói càu nhàu đáng ghét của họ, hễ có dịp là tha hồ bộc lộ. Vậy nên hãy khâm phục cái dã tâm của cả hệ thống: thuyết phục một ả nô lệ xấu xí, ngu ngốc, độc ác và vô duyên rằng ả ta xuất phát với cùng những cơ may như vị chúa tể của ả, trong khi cô ảkhông có đến một phần tư những cơ may đó. Tôi thì thấy chuyện đó thật tồi tệ.Nếu là phụ nữ, tôi sẽ phát lôn mửa.

- Tôi hy vọng ngài hình dung làngười ta có thể không đồng tình với ngài?

- "Hình dung" không phải là động từ thích hợp. Tôi không hình dung ra điều đó, tôi bực mình vì chuyện đó. Nhân danh dã tâm nào mà cậu dám nói trái ý tôi?

- Trước hết là nhân danh những sở thích của tôi. Tôi không thấy phụ nữ là xấu.

- Anh bạn đáng thương, cậu có những sở thích thật tệ hại.

- Một bầu vú thì rất đẹp.

- Cậu không biết cậu đang nói gì đâu. Trên nền giấy tạp chí láng bóng, những chỗ phù của giống cái này đã đạt tới điểm giới hạn của cái không thể chấp nhận được. Nói gì đến vú vê của những ả đàn bà thật sự, đến những cặp vú người ta không dám phô bày và chiếm phần rất lớn trong đống vú vê ấy? Tởm quá đi mất.

- Đó là nhận xét của ngài. Tôi không thể chia sẻ quan điểm này được.

- Ồ vâng, người ta thậm chí có thể thấy miếng dồi lợn bày bán ngoài hàng thịt là đẹp: chẳng có gì là cấm kỵ cả.

- Chuyện đó đâu có liên quan.

- Phụ nữ chính là thứ thịt ôi.Đôi khi, người ta nói về một người phụ nữ đặc biệt xấu rằng họ là một khúc dồi:còn sự thật là đây, mọi phụ nữ đều là những khúc dồi.

- Vậy cho phép tôi hỏi ngài, ngài thì là gì kia chứ?



- Một đống mỡ lợn. Trông không giống thế sao?

- Bù lại, ngài có thấy đàn ông là đẹp không?

- Tôi đâu có nói vậy. Nam giới có một vẻ ngoài đỡ ghê hơn phụ nữ. Nhưng không phải vì thế mà họ đẹp.

- Vậy thì không ai đẹp sao?

- Có chứ. Một vài đứa trẻ rất đẹp. Nhưng than ôi, vẻ đẹp đó chẳng kéo dài được bao lâu.

- Vậy là ngài xem tuổi thơ như một lứa tuổi đáng được ca tụng?

- Cậu nghe thấy điều cậu vừa thố tra rồi chứ? "Tuổi thơ là một lứa tuổi đáng được ca tụng."

- Đó là một câu sao, nhưng đúng là thế mà, phải không?

- Tất nhiên đúng là thế, đồ thô lỗ ạ! Nhưng có cần thiết phải nói ra chăng? Tất cả mọi người ai cũng biết điềuấy.

- Quả thật, ngài Tach, ngài là một kẻ tuyệt vọng.

- Bây giờ cậu mới phát hiện ra điều đó à? Nghỉ ngơi đi, anh bạn trẻ, chừng ấy thiên tài sẽ làm cậu kiệt sức đấy.

- Đâu là nền tảng cho nỗi tuyệtvọng của ngài?

- Mọi điều. Không phải vì thiên hạ xấu xí như thế, mà là cuộc đời. Dã tâm hiện tại là ở chỗ kêu thét lên điều trái ngược. Và đấy, cậu nghe thấy tất cả bọn họ đồng thanh kêu be be: "Cuộc sống tươi đẹp! Chúng tôi yêu cuộc sống!" Nghe những điều ngu ngốc như vậy khiến tôi phải leo lên trần nhà.

- Những điều ngu ngốc ấy biết đâu lại là thật lòng.

- Tôi cũng nghĩ thế, và chuyện đó chỉ khiến mọi việc trầm trọng thêm: điều ấy chứng tỏ dã tâm có hiệu lực, rằng mọi người tin những lời nói tầm phào này. Tương tự, họ có những cuộc đời chó má với những công việc chó má, họ sống trong những nơi kinh khủng với những con người đáng ghê sợ, và họ đâm ra đê tiện đến nỗi gọi đó là hạnh phúc.

- Nhưng như thế càng tốt cho họ chứ sao, họ hạnh phúc như thế đấy!

- Càng tốt cho họ chứ sao, như cậu nói.

- Còn ngài, ngài Tach, hạnh phúc của ngài là thế nào vậy?

- Con số không. Tôi có sự thanh thản, đó đã là hạnh phúc rồi - tóm lại, tôi đã có được sự thanh thản.

- Ngài chưa bao giờ được hạnh phúc ư?

Im lặng.

- Tôi nên hiểu là ngài đã từng hạnh phúc chăng?... Tôi nên hiểu là ngài chưa từng hạnh phúc chăng?

- Câm miệng, tôi đang suy nghĩ.Không, tôi chưa bao giờ được hạnh phúc.

- Kinh khủng quá.

- Cậu có muốn một cái khăn mùi xoa không?

- Ngay cả trong quãng đời thơ ấu của ngài ư?

- Tôi chưa bao giờ là trẻ con.

- Ý ngài muốn nói gì?

- Câu nói vừa rồi hoàn toàn nghiêm túc.

- Ngài nhất định đã từng là một đứa bé cơ mà!

- Bé, đúng vậy, nhưng không phải trẻ con. Ngay từ lúc đó tôi đã là Prétextat Tach rồi.

- Đã đành là người ta không biết gì về thời thơ ấu của ngài cả. Những bản tiểu sử của ngài luôn bắt đầu từ độ tuổi trưởng thành.

- Chuyện bình thường thôi, bởi vì tôi đã không có tuổi thơ.

- Dù sao thì ngài cũng có cha mẹ chứ.

- Cậu tích lũy những linh cảm tài tình thật đấy, anh bạn trẻ.

- Cha mẹ ngài làm gì?

- Không gì cả.

- Sao lại thế được?

- Những người sống bằng tô tức. Cơ nghiệp từ ngày xưa của gia đình.

- Có con cháu nào khác ngoài ngài không?

- Cậu là người do sở thuế cử đến đấy à?

- Không, tôi chỉ muốn biết liệu...

- Hãy lo làm việc của cậu đi.

- Là phóng viên, ngài Tach ạ, đó là xen vào việc của những người khác mà.

- Thì đổi nghề khác đi.

- Làm gì có chuyện đó. Tôi yêu nghề báo này.

- Chàng trai tội nghiệp.

- Tôi sẽ đặt câu hỏi cho ngài theo cách khác: hãy kể cho tôi nghe về quãng đời hạnh phúc nhất của ngài.

Im lặng.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Hồi Ức Kẻ Sát Nhân

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook