Người Dưng Chung Nhà

Chương 12

Hà Nabi

03/03/2023

Đúng như những gì Hoàng nói với tôi hôm trước. Vài ngày sau đó, lão Trung đã gọi tôi vào phòng riêng nói chuyện. Dặn dò tôi rất kỹ rằng đây là cơ hội cho cả tôi và tòa soạn này phát triển, vì vậy tôi chỉ có thể làm tốt hoặc xuất sắc, tuyệt đối không được để xảy ra sai sót gì.

Mang theo kì vọng lớn lao của sếp lớn, ngày hôm sau tôi đã có mặt tại một ngôi chùa ở vùng ngoại ô thành phố để tham dự lễ trao tặng học bổng cho các em ở đây.

Khác xa với không khí xô bồ, náo nhiệt trong trung tâm thành phố. Nơi nay bình yên và trong lành đến lạ. Phía tây có tiếng nước róc rách thanh mát. Phía đông là một khu thượng uyển với hoa cỏ xanh tươi. Qua một chiếc cầu nhỏ, ở giữa, chánh điện hiện lên với kết cấu một tòa tháp 5 tầng, đỉnh là đài hoa sen. Phần mái được lợp bằng ngói lưu ly. Vào sâu trong khu nội điện, hành loạt các bức tượng phật được trải khắp 3 góc tường. Điều tôi thích nhất là đầm sen phía sau chùa, những đóa sen hồng vươn lên giữa đầm lầy bùn đất, ngạo nghễ một cách đầy kiêu hãnh.

Sau khi dẫn tôi đi dạo một vòng quanh chùa, sư cô đưa tôi đến khu sinh hoạt của những trẻ em mô côi ở đây. Chúng đều mặc đồ tràng. Đứa lớn chăm đứa bé. Nhìn cảnh này, tôi lại thấy thương quá. Không cha không mẹ, những đứa trẻ này chỉ có thể nương tựa vào nhau mà sống.

Tôi chợt nhớ ra sáng nay có mua rất nhiều bánh kẹo cho chúng nên liền quay người kéo khóa balo, vốc một nắm lớn đi vào chia cho các em.

– Này! Dì cho mấy con nhé.

Trẻ con mà, thấy kẹo là lập tức mắt sáng láp lánh, chạy lại nhận rồi luôn mồm nói:

– Con cảm ơn dì ạ.

– Dì xinh gái quá.

– Dì xinh như bà tiên trong truyện cổ tích ấy.

Một đứa khác chạy tới cau mày phản đối câu nói vừa rồi của bạn nó:

– Bà tiên già rồi, dì là cô tiên, cô tiên vừa có nhiều phép màu vừa xinh đẹp.

Tôi đến phì cười với lũ trẻ này.Đúng là con nít quỷ, rất biết cách lấy lòng người khác. Thật ra những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm, chúng nó thường dễ lưu luyến, dễ yêu mến một ai đó lắm. Giống như tôi ngày trước, lũ nhóc này cũng rất nhanh chóng thân thiết với một người lạ.Thậm chí một số đứa còn rúm lại bắt tôi kể chuyện cổ tích.

Sự cô ngồi nói chuyện với tôi một lúc rồi lại có việc phải đi, đỗi sau thì dẫn một người khác đến. Dáng hình cao lớn, mái tóc đen bóng lưởng, đóng định trong những bộ vest đắt tiền. Người ấy có thể là ai được ngoài ông anh vàng bạc của tôi, ceo King group, Huỳnh Duy Khiêm.

Sư cô nhìn tôi mỉm cười hiền hậu:

– Bạn của cháu này. Hai đứa nói chuyện nhé, cô đi lo lễ đài một chút. Sắp đến lễ rồi.

Nói rồi sư cô quay gót rời đi. Chắc có sự hiểu lầm gì đấy. Tôi với ông anh này sao lại là bạn bè được chứ. Thậm chí từ nhỏ đến lớn chưa một lần đi chơi chung, kết giao thế quái nào được.

Mà lạ, chẳng lẽ King group đông người thế mà chỉ có một mình ngài ceo đức cao vọng trong đến thôi sao? Vì chẳng biết nói gì. Để giảm bớt sự ngượng ngùng nên tôi hỏi luôn điều mình nghi vấn:

– Anh Hoàng và những người khác không đến ạ?

– Đến cả rồi nhưng ngoài ấy đông đúc nên tôi vào đây. Còn Hoàng thì…

Kẻ đó cố ý kéo dài để gây sự tò mò cho tôi. Tôi không chịu được cái kiểu này nên thúc giục ai đó trả lời:

– Thì sao ạ? Anh trả lời đi.

– Có vẻ mong đợi quá nhỉ.

Trả lời thì trả lời, không trả lời thì thôi. Tôi ghét nhất là cái kiểu úp mở như thế.

– Anh không trả lời thì thôi.

Có một kẻ cứ thích làm trò ngược với ý của người khác. Lúc tôi hỏi thì chẳng chịu trả lời. Khi tôi không còn quan tâm lại cố tình thông báo:

– Nó không đến đâu. Tôi đi rồi thì cũng phải còn người quản lý công ty chứ. Đi hết rồi ai ở nhà xử lý công việc.

Tôi gật đầu.

– Dạ.

Có thể thôi mà cũng vòng vo thần bí. Mệt mỏi với ông anh hờ này ghê.



Ông ấy vẫn cái kiểu xa cách dù tôi đã nói là lại đây ngồi với lũ trẻ nhưng họ vẫn kiên quyết đứng im đút tay vào túi quần. Cuối cùng có một cô bé chạy đến ôm chân anh ta. Giọng điệu ngọt ngào bảo:

– Chú đẹp trai ơi! Sao chú không chịu ngồi ạ? Hay chú ra ngoài chơi bóng với con nhé?

Được một cô bé đáng yêu như thế thuyết phục, nếu là người bình thường thì đã vui vẻ nhận lời rồi. Nhưng anh trai mặt lạnh thì khác, kẻ đó cau mày, cố tháo người cô bé đang yêu kia ra khỏi chân.

Tôi sợ con bé tuổi thân nên vội đi đến, đưa cho nó vài viên kẹo rồi nói:

– Chú đang bị ốm con ạ. Chú sợ lây bệnh cho con nên mới không ngồi với con ấy. Bé ngoan ra ngoài chơi với bạn nhé.

Con bé lập tức gật đầu:

– Vâng ạ.

Sau khi con bé ra sân chơi với bạn, tôi trong này mới hướng tên anh trai, bảo:

– Anh lại đây ngồi đi, không một chút lại có đứa ôm chân anh nữa đấy.

Nghe tôi nói thế, tên nào đó mới chịu đi đến ngồi xuống ghế đối diện tôi.

– Này! Đâu ra một lũ ý như cô thế?

Ý con người ấy là mặt dày, bám đuôi y như tôi ngày bé. Dưới ánh nhìn miệt thị kia, lòng tôi vừa ức vừa tức. Cuối cùng không kìm nén được mà nói thẳng:

– Chúng em đâu có một gia đình chọn vẹn như anh. Thiếu tình yêu thương nên sống rất tình cảm, dễ thân, dễ gần với người khác. Anh cứ thử bị bỏ rơi, bị đánh, bị bán đi rồi biết. Anh nhìn thấy đứa bé đang ngủ trong nôi kia không? Nó bị bệnh tim bẩm sinh, thế là vừa sinh ra đời đã bị mẹ vứt bỏ lại bệnh viện. Còn con bé đang chơi người vườn kia anh thấy chứ? Nó vừa bị cha dượng đánh đập, mẹ nó sợ quá nên phải mang gửi vào chùa. Anh căn bản chưa bao giờ ở trong hoàn cảnh ấy nên chắc chắn chả thể nào hiểu được.

Hoàn cảnh khi bé của tôi chẳng khác gì so với những đứa trẻ ở đây. Có lẽ do đồng cảm nên khi nghe sư cô kể về cuộc đời của chúng nó, tôi thấy câu chuyện nào cũng đau lòng như chính mình trải qua.

Anh hờ nghe tôi phản ứng gắt như thế có hơi thất thần, sau đó ngồi im lặng, không đả kích tôi như mọi khi. Những đứa trẻ vô tư thì đâu có để tâm đến biểu cảm khó ở của ai đó, vẫn cứ sấn đến bắt chuyện với anh ta. Kẻ ấy mặc dù còn cau mày những thái độ cũng đã mềm mỏng hơn. Anh ta học theo tôi, lấy kẹo trên bàn đưa cho chúng rồi khô khan nói:

– Đi chơi đi.

Tôi lúc đó không biết nên khóc hay nên cười. Kiểu anh trai này ghét bị bám đuôi nhưng lại phải cố tỏ ra mình tinh tế. Cũng may Lũ trẻ rất hiểu chuyện, vòng tay cảm ơn rồi lại ra ngoài tíu tít với nhau. Còn cho rằng kẻ nào đó là người tốt nên mới cho chúng kẹo. Con nít suy nghĩ thật là đơn giản.

Tôi kể xong một tập truyện cổ tích thì em bé bị bệnh tim tỉnh giấc, nghêu ngao khóc tìm người. Tên anh trai ngồi nhàn rỗi nghe thấy lại chỉ chăm chăm nghịch điện thoại, lên giọng nhắc nhở tôi:

– Dậy rồi kìa.

Đến hết nói nổi. Sao trên đời lại có loại hời hợt đến như thế cơ chứ? Biết có nói với con người này thêm nữa thì cũng phí lời. Thế nên tôi nhát tranh luận, chỉ thở dài rồi đi đến nôi ôm bé lên. Có một em bé vừa mới mếu máo vậy mà giờ đã bắt đầu nhìn tôi ngoảnh nhoẻn miệng cười rất tươi. Người ta thường bảo con nít chưa hiểu chuyện. Nhưng tôi thấy chúng nó vừa sinh ra đã hiểu thân phận của mình. Nhìn xem, lũ trẻ ở đây đều rất dễ thương, dễ gần, khiến cho mọi người phải yêu thương. Chứ không phải như loại người được gia đình yêu thương nên bất cần với cả thế giới.

– Dì ơi, bạn Tâm bị ngã.

Một bé gái chạy vào thút thít nói với tôi. Sau đó thì có thêm 2 bé nữa đỡ bạn vào ghế ngồi. Tôi nhìn thấy vết trầy trên chân tuy không nghiêm trọng nhưng vẫn phải sát khuẩn và băng lại để tránh bị nhiễm trùng. Mà tay còn đang vướng ôm em bé khác, hết cách nên mới phải nhờ vả:

– Anh băng bó vết thương cho bé giúp em với.

Kẻ đó ngẩng mặt lên nhìn tôi rồi ngó qua em bé bị thương ngồi ở ghế đối diện. Xong lại tiếp túc dúi mắt vào điện thoại, tỉnh bơ trả lời:

– Có biết đâu mà làm.

Nói thật, nếu tôi mà không phải là em thì tôi đã đánh tên này cho nát mông ra rồi.

– Anh không biết thì để em chỉ anh. Vết thương ấy không sát khuẩn bị nhiễm trùng thì sẽ dẫn tới hoại tử, rất nghiêm trọng đấy anh ạ.

Tên đó vẫn cái kiểu thách thức sự kiên nhẫn của tôi, tiếp tục nói một câu khiến tôi sôi máu:

– Thế thì cô sát khuẩn cho nó đi. Thấy nguy hiểm mà nói mỗi cái mồm vậy thôi à.

– Em đang ôm em bé. Giờ anh không sát khuẩn thì anh lại ôm đi, thế em mới làm được chứ.

Nhìn qua đứa bé trên tay tôi rồi tên anh trai lại nhìn bạn nhỏ chỉ mới 4 tuổi nước mắt giàn giụa vì đau. Cuối cùng quyết định:



– Được rồi! Dụng cụ y tế đâu?

Tôi chỉ lên cái tủ nhỏ ở tường trái:

– Sau lưng anh ấy.

Cũng may, giờ người nào đó đã chịu hợp tác. Anh ta quay người đi đến tủ y tế. Tôi biết họ chả có kinh nghiệm gì nên đi theo hướng dẫn:

– Anh lấy một chai iod màu vàng, bông với băng cá nhân.

Lấy xong kẻ đó đi đến chỗ bé gái bị thương, khuỵu gối chờ tôi hướng dẫn tiếp.

– Anh đổ iod vào bông, lau vết thương trước đã.

Kẻ đó vụng về làm theo, tay chân lóng ngóng đổ ra cả tay. Chưa gì tôi đã thấy để tên này làm là một chuyện không mấy an toàn. Nhưng biết sao được, em bé đang thiu thiu ngủ, giờ mà đặt nó xuống nôi thì ẻm tỉnh giấc ngay.

Tôi mới lơ là một tí mà ai kia chút nữa đã đổ hết lọ iod vào bông.

– Nhiêu đó được rồi.

Sau đó, họ còn đặt bông đã tẩm ido vào trung tâm vết thương chà mạnh khiếm bé đau quá la lên.

– Anh đừng làm vậy. Phải nhẹ thôi, làm một vòng xoắn ốc từ ngoài vào trong như thế thì bé đỡ đau với chỗ bị thương mới không bị trầy ra thêm.

– Nhẹ thêm chút nữa.

– được rồi, giờ anh tháo băng cá nhân ra đi. Để phần ô vuông màu trắng ấy vào miệng vết thương.

Anh trai hờ loay hoay mãi mà không tháo băng ra được. Từ nhỏ đến lớn, tên anh trai cái gì cũng giỏi, tôi cứ nghĩ họ là bất bại thì ra lại thiếu kỹ năng đời sống đến vậy. Tôi ngán ngẩm lắc đầu.

– Ở giữa miếng băng người ta cắt sẵn mối rồi ấy. Anh chỉ cần đặt băng vào vị trí vết thương rồi tháo nhẹ ra là được.

Sau khi chỉ dạy ai đó cách sát khuẩn và băng vết thương xong thì tôi thề tôi cảm thấy mình đã dư điều kiện để được cấp chứng chỉ nhẫn nại.

Chúng tôi ở đấy tầm 30 phút, buổi lễ trao học bỗng mới bắt đầu. Tên anh trai đến đây đúng chất là một bình hoa trang trí. Ngoài việc ngồi bên dưới để những phóng viên như tôi chụp ảnh lấy bằng chứng tham dự thì ngoài ra chẳng động chạm vào bất cứ thứ gì. Trao học bỗng đã có nhân viên làm hộ, đến nhận quà của chùa cũng để người khác làm thay. Giờ tôi mới biết vì sao King group luôn bị réo tên trong những cuộc từ thiện, hóa ra bởi vì lãnh đạo là một kẻ không có tâm.

Buổi lễ kết thúc, trong lúc tiễn khách, nữ trụ trì có mời chúng tôi ở lại để tham dự lễ thả đèn hoa đăng vào tối nay. Tất cả các phóng viên ở tòa soạn khác đều khéo léo từ chối vì họ đã có đủ tư liệu để viết bài và lễ lần này cũng chỉ là hoạt động thường nhật hằng tháng, không có gì nổi trội.

Cứ nghĩ là chỉ có một mình thôi, không ngờ vì đã có công lớn băng bó vết thương cho một em nhỏ mà kẻ nào đó đã bị lũ trẻ bám riết không buông. Cuối cùng thì cũng bị chèo kéo ở lại tham gia.

Ánh trăng rằm sáng tỏ trên nên trời thanh mát. Gió nhè nhẹ lướt qua những khóm hoa. Đêm tĩnh lặng với những ánh đèn cầy nhỏ bé. Âm thầm nhưng lại soi sáng một góc sông.

Tôi và Khiêm ngồi trên một chiếc thuyền nan, theo hướng gió trôi dạc ra giữa lòng nước. Thật ra thì buổi lễ hàng tháng với cả chỉ có tôi và ai đó tham dự nên đáng lý không màu mè như thế. Nhưng vì tôi bảo muốn viết bài thành thử trụ trì liền kiếm cho chúng tôi một chiếc thuyền để tăng tính sống động.

Tôi xếp trên thuyền rất nhiều đèn hoa đăng với đủ màu sắc. Rồi loay hoay chụp vài tấm thật lung linh. Sau đó vì muốn được chụp cảnh thả đèn nên mới nhờ người bên cạnh chụp hộ. Nhưng kẻ đó mắt nhắm, mắt mở kiểu gì kiến mấy tấm hình của tôi nhòe đến không tưởng. Tôi khó chịu bảo:

– Anh có phải dân không nghệ không thế?

– Dân công nghệ thì làm sao?

– Dân công nghệ mà sài đồ công nghệ kém ngoài sức tưởng tượng. Anh chụp em thế này thì ai mà nhận ra.

Nói rồi tôi đưa máy ảnh cho ai đó xem. Thật chứ nhìn như kiểu ma dai lướt sông ấy, mờ đục ra.

Kẻ đó nhìn vào tầm giữa giây liền cao ngạo đáp:

– Máy dỏm thì chả ra thế.

Phận làm em nên tôi không dám cãi lại, chỉ còn biết hậm hực thả đèn một mình. Thật là ngu ngốc khi quyết định ngồi chung thuyền cùng tên anh hờ xấu bụng.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Người Dưng Chung Nhà

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook