Thanh Xuân (Thâm Xuân)

Chương 5

Sinh Tô

04/08/2022

Tôi lấy gói hàng vẫn chưa mở ra. Sau đó vội vàng gói ghém hai bộ quần áo, cầm theo chiếc latop và rời đi cùng bác sĩ Chu.

Nơi bác sĩ Chu ở cách bệnh viện không xa, chỗ này không giống với nơi ở mà bệnh viện cung cấp. Khu vực ở đây vô cùng yên tĩnh. Bác sĩ Chu từ từ đậu xe dưới gốc cay hòe hạ. Một tay xách hành lý, tay còn lại thì nắm lấy bàn tay của tôi.

Trời đã nhá nhem tối, đèn đường hai bên có chút mờ ảo nhưng tôi luôn có sự an tâm trong từng bước đi.

Nhà bác sĩ Chu rất rộng rãi khi so với một phòng ngủ và một phòng khách nhà tôi. Nội thất trong phòng được sắp xếp hợp lý, trên sàn thì không có một hạt bụi.

Tôi xỏ một đôi dép nam rồi tò mò mà nhìn khắp nơi. Bác sĩ Chu bưng tới cho tôi một ly nước ấm, đôi mắt hơi cong lên, nhàn nhạt cười: “Có muốn anh dẫn em đi xem khắp nơi không?”

“...Có.”

Bác sĩ Chu luôn luôn suy nghĩ cho tôi, tôi cũng hợp tác mà hưởng thủ cảm giác được chăm sóc này. Cho dù là ở bệnh viện lúc anh ấy thay tôi chuẩn bị đồ ăn và bắt uống thuốc hay khi nãy ở dưới nhà được anh dắt đi qua hành hiên xa lạ. Anh cẩn thận tỉ mỉ và chu đáo mọi mặt. Mọi thứ đều thay tôi suy xét chu toàn. Tôi chỉ cần ỷ lại vào anh là được.

Trải nghiệm đó tôi chưa từng được tiếp xúc qua bao giờ nên cảm nhận rất mới lạ.

Nhà của bác sĩ Chu có ba phòng, một phòng ngủ chính, một phòng ngủ phụ và một phòng làm việc. Cánh của phòng ngủ phụ vẫn còn đóng, anh mở cánh cửa ra rồi đi vào trước, bật đèn lên rồi rồi quay lại nói với tôi: “Em ở căn phòng này được không?”

Căn phòng không lớn. Bên trong chỉ để một tủ quần áo, một chiếc giường và một chiếc tủ đầu giường nhưng mọi thứ rất sạch sẽ. Trên giường có một bộ ga đệm màu lam nhạt được sắp xếp gọn gàng. Trong không khí thoang thoảng một mùi thơm nhẹ của nước giặt quần áo.

“Cảm ơn, em thích lắm.”

Bác sĩ Chu mang hành lý vào giúp tôi. Tôi ngồi xổm cạnh mép giường, thong thả lấy ra từng bộ quần áo rồi cất vào tủ. Anh im lặng đứng ở cạnh cửa. Sau một lúc không nhịn được nữa anh nhẹ nhàng hỏi: “Có cần anh giúp không?”

Tôi ngẩng đầu lên nhìn anh, nhẹ nhàng lắc đầu: “Không cần, em có thể làm một mình.”

Anh nhìn cách sắp xếp lộn xộn của tôi, hơi do dự nhưng đành chịu thua.

“Vậy anh đi chuẩn bị bữa tối trước, có việc gì nhớ gọi anh đấy.”

Tôi gật đầu với anh.

Anh nấu hai bát mì cho bữa tối. Mấy ngày ở bệnh viện anh đã tìm ra những sở thích món ăn của tôi. Trong bát mì anh có cho thêm một quả trứng luộc.

Bác sĩ Chu đặt hai bát mì lên bàn rồi lớn tiếng gọi tôi: “Ăn cơm trước đã.”

Hành lý của tôi không nhiều lắm, sau một lúc sắp xếp thì đã đâu vào đấy. Tôi bước đến bàn ăn kéo ghế ra rồi ngồi đối diện với bác sĩ Chu.

Tôi thích thú nhìn quả trứng luộc tròn vo đã bóc vỏ nổi lên trên.

“Em có thể... ăn thêm món trứng ốp lết không?” Tôi khá kén ăn, mấy ngày trước mặc dù khẩu vị không được tốt lắm nhưng tôi lại không giám ăn mấy món đậm đà. Bây giờ hơi nhớ tới hương vị của món trứng ốp lết.

“Chờ hai ngày nữa rồi ăn mấy món ngon ngon, vừa mới kết thức điều trị thì em ăn những đồ thanh đạm trước đi.” Giọng điệu của bác sĩ Chu không cho phép từ chối. Anh ấy rất nghiêm khắc trong việc ăn uống, không cho tôi ăn bất cứ thứ gì có chất khích thích. Mấy ngày nay tôi luôn làm bạn với mấy món “luộc” và “hấp” khiến cho tôi gần như quên mất đi hương vị của nước tương và hạt tiêu.

Tôi biết mình không thể tranh luận về phương diện này với bác sĩ Chu. Vì vậy đành chấp nhận chọc nát quả trứng luộc và ăn mì. Thành thật mà nói, bác sĩ Chu nấu ăn rất ngon. Nước súp trong bát mì anh ấy nấu thì trong vắt còn sợi mì thì vừa mềm lại vừa dai. Tôi ăn rất ngon miệng đến nỗi quên luôn hương vị của món trứng ốp lết.

Sau bữa ăn, bác sĩ Chu thu dọn bát đũa lại còn tôi thì là một người có ý thức khi ăn nhờ ở đậu nên chủ động mang bát đũa bẩn đi rửa. Bác sĩ Chu nhướng mày, đi tới chỗ bệ bếp rồi mang cho tôi miếng giẻ lau tay.

“Mặc dù... em không biết nấu ăn.” Tôi tránh đi ánh mắt ngờ vực của anh ấy. “Nhưng em vẫn biết rửa bát, được chưa?”

Lúc nãy, chúng tôi có tranh luận về việc anh ấy đã nấu cho tôi một bát mì nhạt toẹt. Sau đó lại lỡ lời nói rằng tôi biết nấu mì khi đang nghi ngờ anh ấy không biết tí gì về gia vị. Để tránh việc anh lấy chuyện đó ra chế giễu tôi, tôi sẽ không bao giờ nói rằng đồ ăn của anh ấy nhạt nhẽo nữa.

“Được rồi, anh tin em.” Bác sĩ Chu cười rạng rỡ nhưng tôi vẫn có thể thấy rõ sự chế giễu trong đôi mắt của anh ấy.

Không đợi tôi lên tiếng anh ấy đã nói: “Anh đi tắm trước đây.”



Tôi chà xát thật mạnh vào chiếc đĩa để trút giận và đã chà mất đi hơn một nửa hoa văn in màu xanh đen trên mép chiếc đĩa. Nhưng hình như tôi không để ý.

Bác sĩ Chu đã rửa sạch nồi nấu mì trước khi ăn cơm nên cũng không tốn nhiều thời gian để rửa mấy chiếc bát và đĩa. Tôi vắt giẻ lau khô ở trên giá, rửa tay rồi đi ra khỏi phòng bếp.

Bác sĩ Chu mặc một bộ đồ ngủ màu xanh đậm bằng lụa. Anh tựa lưng vào thành ghế sô pha để đọc sách. Trên mũi thì đeo một cặp kính gọng nhựa trong suốt. Tóc còn hơi ẩm. Nhìn thoáng qua thì y như một nam sinh viên đại học. Tôi bước đến cạnh ghế sô pha rồi ngồi xuống. Mùi sữa tắm từ cơ thể bác sĩ Chu vô tình chui vào trong khoang mũi tôi.

“Bác sĩ Chu, anh thơm quá.”

“Hả?” Anh đóng cuốn sách trên tay lại và nghiêng người về phía tôi.

“Em gọi anh là gì?”

“Bác sĩ Chu.” Tôi trả lời ngóng chắc chắn lắm.

Hình như đây là lần đầu tiên tôi gọi anh ấy như vậy từ sau khi xuất viện. Chúng tôi rất thoải mái khi ở với nhau, nên khi nói chuyện với người kia chúng tôi đều bắt đầu bằng từ “anh/em” vậy nên chúng tôi chưa từng gọi người kia bằng xưng hô.

“Bây giờ còn gọi là bác sĩ Chu?” Anh ấy cúi người lại gần, trên mặt lộ ra một nụ cười ranh mãnh và nhướng mày lên cao.

“Trạch Sam.” Tôi ngập ngừng trả lời.

Anh ấy khịt mũi nhẹ rồi đưa tay chạm vào đầu tôi và tự lẩm bẩm: “Cũng không tệ lắm.”

Thật ra, bác sĩ Chu rất trẻ con. Khi bị trêu trọc anh ấy thường xuất hiện một vài cảm xúc nhỏ rất đáng yêu.

“Vậy anh gọi em là gì?” Tôi nắm lấy cơ hội mà hỏi ngược lại.

“Bảo bối?”

Tôi có chút không quen mà rụt cổ lại: “Tại sao?”

“Hay gọi là ‘A Hà'.”

“Tại sao anh lại biết...” Gia Quả vẫn hay gọi tôi là ‘A Hà'. Nhưng tôi chưa bao giờ nhắc đến chuyện đó với bác sĩ Chu.

“Biết cái gì?”

“Em có một người bạn thân, cô ấy luôn gọi em là ‘A Hà'.”

“Các em quen nhau bao lâu rồi.”

“Từ hồi mới thành niên... Đến bây giờ là năm sáu năm rồi.”

“Em biết điều này có ý nghĩa gì không?” Bác sĩ Chu cười thâm trầm. “... Có nghĩa là chúng ta có duyên phận từ 6 năm trước. Đây là duyên trời tác hợp.”

Tôi biết anh ấy đang nói đùa nhưng vẫn bị anh ấy chọc cười. Tôi nhịn không được vỗ nhẹ vào anh ấy: “Ai nha, anh nói cái gì đấy.”

Anh ấy dễ dàng bắt được tôi bằng một tay, rồi duỗi một tay khác đến phần máu buồn ở hông của tôi. Khuôn mặt nghiêm túc hiếm thấy: “Em không nghĩ vậy sao?”

“... Này... đừng!” Tôi cố gắng lùi về phía sau vì bị anh ấy cù lét. “... Haha... đừng có cù em.”

Ánh ấy không ngừng mà tiếp tục trêu trọc tôi: “Em nói xem chúng ta có phải duyên trời tác hợp không?”

“... Có!”



Thật kỳ lạ khi tôi là người bắt đầu mối quan hệ trước nhưng bác sĩ Chu còn nghiêm túc hơn tôi rất nhiều. Anh ấy muốn biết tất cả các mối quan hệ giống y như một đứa trẻ ngây thơ đang tranh giành đồ chơi về cho mình.

Tôi không về phòng ngay sau khi tắm rửa sạch sẽ. Bác sĩ Chu vẫn đang ngồi trên ghế sô pha đọc sách. Tôi chạy lại và nói: “Chúc ngủ ngon, Trạch Sam.”

Anh ấy chỉ tay vào một cốc nước đặt trên chiếc bàn cà phê: “Uống đã rồi ngủ.”

Đó là một ly sữa ấm.

“Được, vậy em về phòng đây.”

Tôi bưng sữa bò về phòng và nói chúc ngủ ngon lần nữa với bác sĩ Chu ở trên Wechat.

Tôi đã có một đêm ngon giấc trên chiếc giường thoải mái.

Ngày hôm nay bác sĩ Chu không có ca. Mấy ngày tôi nằm viện anh ấy đều trực ca với người khác, làm liên tục bảy ngày.

Bác sĩ Chu có thói quen dậy sớm. Bảy ngày tôi nằm viện đã bị anh ấy hình thành cho thói quen dậy sớm. Khi tôi bước ra khỏi phòng, bác sĩ Chu đã ngồi vào bàn ăn.

“Chào buổi sáng, bác sĩ Chu!” Tôi gọi quá thuận miệng tên bác sĩ Chu nên không nghĩ ngợi mà kêu lên.

“Chào buổi sáng, A Hà.”

Anh ấy cầm ly cà phê trên tay, vừa ăn sáng vừa nghe tin tức y hệt một cán bộ già. Và hình như anh ấy không để ý lắm đến cách tôi gọi anh ấy.

Tôi bước đến chỗ anh ấy. Trước mặt đã đặt một bát cháo kê. Bác sĩ Chu có những suy nghĩ riêng về phương diện ăn uống của tôi. Ngay cả khi tôi không ăn được cháo kê anh ấy cũng kiên trì theo lý luận là “cháo kê bổ cho dạ dày” khiến tôi dù tôi ăn quá nhiều cũng không bị ngán.

Tôi múc một muỗng cho vào trong miệng. Độ ấm vừa phải, nhưng lại không có đồ ăn kèm. Với tôi cháo thực sự nhạt nhẽo.

Tôi không ít lần tranh luận với bác sĩ Chu về chuyện “ăn cháo với đồ ấn kèm”. Nhưng rõ ràng là tôi chưa thành công bao giờ. Vì vậy mỗi ngày khi ăn sáng tôi đều tỏ ra vô cùng đáng thương mà nhìn chằm chằm vào bác sĩ Chu. Lần nào cũng là nhíu mày và mím môi để phản đối với anh ấy về việc cháo không ngon.

Bác sĩ Chu đóng tin tức lại và dỗ tôi ăn bát cháo kê không biết bao nhiêu lần. Cháo ăn rất chắc bụng, nên ăn xong một bát cháo tôi cũng không thèm ăn nữa. Gần đây anh ấy đang chăm sóc tôi theo kiểu ‘ăn ít đi nhưng ăn nhiều bữa.’ Vì vậy anh ấy cũng không ép tôi ăn nhiều nữa.

Sau khi ăn xong tôi lại dọn dẹp bát đũa theo thường lệ. Bác sĩ Chu không tiếp tục nghe tin tức mà theo tôi vào phòng bếp.

“Em có muốn đi ra ngoài hóng gió không?” Bác sĩ Chu hỏi.

Khi tôi còn nằm viện, mỗi tối tôi đều đi dạo công viên ở tầng dưới cùng bác sĩ Chu. Mỗi lần như thế tôi đều nói với anh ấy rằng bệnh viện quá chán đi.

“Hôm nay thời tiết tốt, chúng ta cùng nhau đi ra ngoài đi?” Bác sĩ Chu nói thêm.

Tôi nhìn ra ngoài cửa sổ phòng bếp. Bầu trời xanh trong như được gột rửa. Một vài đám mây thậm chí còn xanh thẳm hơn. Ánh sáng ban mai thì không kiêng nể gì mà chiếu xuống mặt đất. Trong đó một phần thì chiếu xuyên qua lớp của sổ rồi dừng lại trên bồn rửa của bàn bếp, tạo nên một mảnh sóng nước long lanh.

“Được đấy.” Giọng tôi hòa quyện với tiêng nước. “Chúng ta sẽ đi đâu vậy?”

“Ừm... Mang em đi xem hoa quế nhé.” Bác sĩ Chu nói.

Khi đi dạo cùng bác sĩ Chu, tôi có từng nhắc đến những cây hoa quế thơm ngọt ngào trong cô nhi viện. Tôi từng ngồi cả buổi chiều dưới tán cây hoa quế xun xê nhất. Đó là những hồi ức tốt đẹp nhất đối với tôi. Mấy năm nay tôi bận việc nên rất ít khi đi ra khỏi cửa. Lâu lắm rồi tôi không thấy cây hoa quế.

Tôi quay đầu nhìn bác sĩ Chu vui mừng nói: “... Đi thôi.”

Bác sĩ Chu lái xe vô cùng ổn định nhưng không quá chậm. Chúng tôi đã đến nơi trong vòng nửa tiếng đồng hồ – Đại học y khoa Thủ đô.

Khẩu hiệu của trường được khắc trên tấm bia đá trước cổng. Từng nhóm học sinh dừng lại nghỉ chân.

“Đây là trường học cũ của anh.” Bác sĩ Chu nói với tôi. “Ở phía sau ký túc xá anh từng sống có một khu rừng hoa quế rộng lớn.”

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Thanh Xuân (Thâm Xuân)

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook