Thập Niên 70: Hạnh Phúc Nhỏ

Chương 26: Thanh Niên Trí Thức Tốt 4

Ma Đậu

14/02/2022

Được nuông chiều nên không chịu nổi khổ, muốn bồi dưỡng một thanh niên trí thức thành nông dân đạt chuẩn, ít nhất phải tốn mất hai hoặc ba năm. Điều mà đại đội trưởng của mỗi đội sản xuất đau đầu nhất chính là lúc phái thanh niên trí thức mới xuống, điều đó đồng nghĩa với việc trong thôn lại có thêm vài tổ tông mới rồi.

Đại đội trưởng ghét, người trong thôn đố kỵ, nhưng mà Vạn Kim Chi thích lắm, trong mắt cô ấy, mỗi một người thanh niên trí thức mới mẻ này đều là người tốt cho cô ấy tiền, cho cô ấy phiếu đấy, cô ấy còn mong sao cho đến thêm vài xe tải nữa cơ.

Lãnh bao nhiêu công điểm thì làm bấy nhiêu việc, những nơi khác chưa nói đến, chỉ riêng ở thôn Đường Thạch thôi, đại đội trưởng Uông Hữu Quý rất quan tâm chuyện này.

Nhân lực thu hoạch lúa, lượng công việc mỗi ngày tầm ba bốn mẫu đất, nhiều là chuyện tốt, thiếu thì nằm trong sai số bốn hay năm phần, Uông Hữu Quý cũng sẽ không đến tìm nhà người đó gây phiền phức, nhưng nếu nhà người ta một ngày thu bốn mẫu, nhà anh chỉ thu hai mẫu đất, công điểm thì vẫn lấy phần giống nhau, nói thế nào cũng không hợp lý!

Bây giờ tất cả người làm việc trong thôn đều được ghi công điểm, theo lẽ thường thì một người đàn ông được tính mười hay mười một phần, phụ nữ được tính bảy hoặc tám phần, có cố ra sức làm việc cũng chỉ được bấy nhiêu công điểm, làm việc mà lười chảy thây cũng được nhiêu đó, về lâu về dài chỉ có thằng ngốc mới cố gắng ra sức làm việc, rõ ràng mười ngày nửa tháng đã có thể hoàn thành công việc thu hoạch nhưng cứ nhất quyết phải kéo dài đến tận một tháng, lúc thu hoạch là thế, gieo giống cũng giống thế, người này học theo người nọ, người thực sự chăm chỉ làm việc kiếm ở đâu mà ra, thu hoạch bội thu ở đâu mà có.

Uông Hữu Quý không quan tâm đến việc các đội khác chấm công điểm như thế nào, dẫu sao đã ở chỗ ông ta, người chịu nỗ lực làm việc sẽ có được phần công điểm cao, người lười biếng thì đừng mong lấy được phần công điểm như người ta.



Thế nên dù có là người lười biếng trong thôn Đường Thạch, họ cũng không dám lười biếng quá mức, lượng công việc được sắp xếp hàng ngày vẫn nằm trong phạm vi có thể hoàn thành, đây là lý do vì sao mà sản lượng thu hoạch hằng năm của thôn Đường Thạch đều cao hơn nhiều so với các đội sản xuất khác, ở những thôn có thu hoạch không tốt, cuối năm khi tính tiền, một công điểm cũng chỉ đổi được năm sáu phân tiền, còn bên thôn Đường Thạch, một công điểm có thể đổi được tám phân tiền, chênh lệch cao thế đấy, bình thường người trong thôn cũng cảm thấy Uông Hữu Quý quản lý có hơi nghiêm nhưng mỗi khi đến thời điểm này trong năm, họ lại cảm thấy quản nghiêm cũng tốt, ít nhất tiền và lương thực đều đến được tay.

Còn về nhóm thanh niên trí thức, Uông Hữu Quý sẽ nới lỏng quản lý hơn một chút, nhưng cũng chỉ nới lỏng hơn so với người trong thôn mà thôi, ví dụ như quy định thu hoạch mùa màng của người trong thôn là khoảng bốn mẫu thì họ cũng phải thu được ba mẫu, thanh niên tri thức mới đến thì có thể ít hơn một chút, thu khoảng hai mẫu rưỡi, làm không hết việc có thể nhờ những người làm giỏi như Vạn Kim Chi đến giúp đỡ, trừ cái ưu đãi đó ra thì không còn gì nữa, dù sao thì lượng công việc này nhất định phải làm hết, không thì sẽ trừ công điểm.

Thanh niên trí thức không hẳn đều quan tâm đến tiền, điều họ quan tâm là lương thực, công điểm không chỉ đại biểu cho thu nhập của một gia đình, nó còn đại biểu cho số lượng lương thực tinh và lương thực thô mà họ có thể nhận được trong hai lần phân lương thực vào giữa năm và cuối năm.

Cách phân lương thực ở thôn Đường Thạch là bốn sáu, bốn phần theo công điểm, sáu phần theo đầu người, đảm bảo người già và trẻ nhỏ không có sức lao động sẽ không bị chết đói, thanh niên trí thức cũng sợ đói bụng, đương nhiên họ sẽ nghĩ cách để phần lương thực được chia nhiều hơn rồi.

Sự xuất hiện của Vạn Kim Chi chính là ngọn hải đăng cứu vớt đám thanh niên tri thức ở thôn Đường Thạch, cô ấy làm việc nhanh, nếu đưa cô ấy thêm mấy phiếu vải vóc khó kiếm được trong thôn thì tốc độ làm việc của cô ấy còn nhanh nữa.

Quan trọng nhất là, chị Kim Chi người ta thu tiền rất công bằng, một phiếu vải một thước cô ấy có thể giúp thu mười mẫu đất, nếu có người muốn làm biếng, mỗi ngày thu hoạch ít lại một chút, phần còn lại thì nhờ Vạn Kim Chi làm thay thì có thể làm biếng tận nửa tháng, phiếu công nghiệp quý hơn thì càng đáng tiền, giá trị trao đổi có thể tính lên một chút.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Thập Niên 70: Hạnh Phúc Nhỏ

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook