Vạn Biến Hư Ảo

Chương 20: Tinh Thần Dân Tộc

Vũ Dương Thiên Tử

23/09/2019

Gần đây đi ra đường, bầu không khí vốn náo nhiệt nay lại có xu hướng trầm đi không ít, mặc dù vẫn nhộn nhịp nhưng mọi người đều có cảm giác căng thẳng, lo lắng. Bất cứ khi nào bắt gặp một tin tức có liên quan tới tình hình Biển Đông, ai ai cũng đều lắng tai nghe ngóng.

Tình hình biển đảo thực sự đang rất nóng.

Rất nhiều phong trào từ các tầng lớp xuất hiện, không phân biệt già trẻ gái trai, mọi người đều hướng về nó, bọn họ đều muốn thể hiện một chút gì đó, muốn ra sức chung tay góp phần xây dựng biển đảo quê hương.

Các chương trình thời sự chưa bao giờ được quan tâm sát sao đến thế. Hay các chương trình phóng sự về cuộc sống của những người con hi sinh nhiều thứ để rời xa đất liền, ra hải đảo xây dựng nhà ở, bất chấp sự thiếu thốn, khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất.

Nếu mọi thứ đều tốt đẹp, thực sự không một ai muốn rời xa đất liền, đi ra ngoài biển khơi, nơi chẳng có thứ gì ngoài gió và sóng, mạng internet, mạng viễn thông, khu vui chơi giải trí, điện, nước ... đều rất thiếu. Ở thế kỷ 21, liệu có mấy người dám mạnh dạn vứt bỏ nhiều thứ hấp dẫn, sung sướng để đi chịu khổ?

Chính vì thế, những người quyết tâm ra đảo, hành gia lập nghiệp, thực sự rất đáng quý, rất đáng trân trọng. Không có họ, không có con dân bám biển, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều khó mà đảm bảo được.

Tập đoàn công nghiệp- Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn đa lĩnh vực Thịnh Thế... là một phần trong các đơn vị tiêu biểu, đi đầu trong phong trào: Góp đá xây Trường Sa.

Các tập đoàn đều có những cách ủng hộ khác nhau.

Viettel dùng cước phí tin nhắn, mỗi một tin theo cú pháp được gửi về tổng đài sẽ góp 15 ngàn đồng vào quỹ.

Thịnh Thế không hổ là công ty luôn hướng về lòng yêu nước, ngay khi các tin tức xấu về biển Đông xuất hiện, tập đoàn này đã thường xuyên trích 5% lợi nhuận công ty theo từng tháng ủng hộ. Chưa hết, tại trụ sở chính cũng như các công ty con, ở mỗi nơi đều để một chiếc hòm có hình bản đồ Việt Nam, nhân viên, khách mua hàng, thậm chí là người dân xung quanh cũng có thể tới ủng hộ bất cứ khi nào họ muốn, mỗi lần ủng hộ lại nhận được một tấm thiệp cảm ơn được chính Tổng giám đốc Vân Tú ký tặng.

Ngoài hình thức này, tập đoàn còn ủng hộ trực tiếp các trang thiết bị gia dụng, quần áo, sách vở cho người dân và các em nhỏ sinh sống trên đảo.

Tất cả những tin tức này đều được tiến hành âm thầm, từ cán bộ cấp cao hay một người công nhân làm hợp đồng ở đây đều khá quen thuộc với chiếc hòm này, dường như đối với họ, việc Thịnh Thế làm một việc tốt, đóng góp cho đất nước, vì người dân mà phục vụ đã là một thứ gì đó đi sâu vào tiềm thức, ăn sâu vào trong tâm trí các thành viên của tập đoàn.

Hành động cao đẹp này mãi cho tới khi có một phóng viên nhân dịp sinh nhật mẹ mà tới mua một chiếc xe đạp dành cho người già mới chợt thấy bất ngờ và thú vị. Rất nhanh, sau khi thông qua cuộc hỏi ngắn với hơn 10 người từ nhân viên tới khách hàng, cô nhà báo trẻ tuổi mới quyết định nhanh chóng đi sâu vào tìm hiểu, rồi không lâu sau đó, một bài báo trên trang nhất Báo Đời Sống và Xã Hội đã xuất hiện khiến tin tức này được lan truyền.

Cùng với sự đặc biệt quan tâm về tin tức ngoài biển, tin tức về việc làm từ thiện và các nghĩa cử cao đẹp của tập đoàn Thịnh Thế đã nhanh chóng tạo ra một làn sóng lớn trong cuộc sống của người dân.

Lòng yêu nước theo đó lại sôi sục lên một chút, lồng ngực mỗi người không tự chủ mà đập mạnh thêm một chút.

Khi đất nước yên bình, đã có rất nhiều người phán xét thế hệ trẻ đã mất đi cái gọi là lòng yêu nước, họ không quan tâm quá nhiều về tình hình đất nước đang phát triển ra sao, quốc gia đang biến đổi thế nào, mà tất cả đều bị áp lực về công việc, gia đình, cơm áo gạo tiền làm lu mờ đi.



Nhưng.

Một khi đất nước lâm nguy, kẻ địch bên ngoài nhăm nhe dòm ngó, đất nước bị tổn thương, đồng bào bị áp bức, người dân bị thiệt thòi khổ cực thì không biết từ đâu, chẳng biết từ ai, tinh thần tự tôn dân tộc, lòng yêu nước vốn rất mờ mịt bỗng nhiên trở nên vô cùng mạnh mẽ, vô cùng rõ ràng.

Hóa ra, chưa bao giờ người Việt Nam quên đi nguồn gốc, bản sắc của mình.

Nhiều người nước ngoài đưa ra quan điểm: Người Việt Nam là những kẻ man rợ, hiếu chiến. Nhưng xin thưa, hoàn cảnh chiến tranh liên miên, cuộc sống người dân cực khổ, vốn chỉ muốn yên lành nhưng liên tục bị các thế lực, các quốc gia mang quân tới xâm lược, nô dịch, vơ vét tài nguyên. Chúng tôi không man rợ, không hiếu chiến không được. Đất nước các bạn, gia đình các bạn bị người ta hành hạ, áp bức, các bạn có vui vẻ nở nụ cười hay lập tức muốn đòi lại tất cả?

Dương Tuấn Vũ- linh hồn của tập đoàn. Mặc dù hắn đã đi, nhưng tư tưởng, nền móng mà hắn đã từng bước xây dựng ở đây đã trở nên không thể bị lung lay.

Hắn cho mọi người, giúp đỡ mọi người thực hiện được những ước mơ tưởng chừng như xa vời, ngược lại, hắn chỉ yêu cầu họ làm tốt công việc của mình và luôn biết tự nhủ mình là người Việt Nam. Họ không cần phải làm được thứ gì quá lớn lao cho đất nước, cho dân tộc mà chỉ cần luôn cảm thấy tự hào về quốc gia của mình.

Đúng!

Chúng ta nghèo chúng ta lạc hậu.

Đúng!

Nhưng chúng ta thực sự rất giàu tình thương.

Những người có điều kiện đi ra bên ngoài thế giới, có mấy khi cảm nhận được tình cảm ấm áp của mọi người xung quanh? Và tại sao, khi người nước ngoài tới đất nước hình chữ S này, ai cũng cảm thấy được sự hiền lành, hiếu khách của những con người nghèo đói này?

Đất nước ta còn thiếu rất nhiều, nhưng cũng có những thứ mà ngay cả các quốc gia phát triển nhất cũng phải khao khát, mơ ước. Đó chính là: Tình người.

Dân tộc ta từ đau thương, mất mát mà nên, đất nước ta từ mồ hôi xương máu mà hình thành, hơn ai hết, chúng ta luôn khao khát một cuộc sống an lành, yên ấm, hòa bình. Nhưng, chúng ta cũng luôn sẵn sàng đứng lên bảo vệ nếu tổ quốc bị đe dọa. Càng những lúc khó khăn, dân tộc lại càng trở lên đoàn kết với nhau hơn.

...

Xem xong chương trình thời sự, mẹ Lan thở dài:



- Người nông dân thật khổ, năm nay dưa hấu được mùa nhưng lại thành ra thất thu, không biết đây đã là vụ chặt dây, đập quả trên cánh đồng rồi. Mặc dù biết hành động này không thực sự đúng, nhưng công sức suốt cả năm trời, tiền bạc vốn liếng vay nợ mà dồn hết vào đều hóa thành mây khói. Phẫn uất, đau lòng khiến người ta mất lý trí. Năm trước thì nuôi ốc bươu vàng khiến chúng phá hoại hết ruộng đồng, mất mùa, nạn đói đã xảy ra ở không ít vùng quê. Không biết chính quyền phía trên làm gì mà không có định hướng cho người dân như vậy nhỉ?

Mẹ Hương nghe bà thông gia than thở thì chỉ lắc đầu:

- Nông sản chúng ta chủ yếu xuất khẩu qua các quốc gia láng giếng, trong đó phần lớn là do các thương lái Trung Quốc tới mua, họ đặt hàng rất nhiều, nói lời ngon ngọt, thậm chí cho cả giống để người dân nuôi trồng. Chỉ là tốn không biết bao nhiêu công sức và thời gian chăm sóc, tới lúc thu hoạch, người đặt hàng lại không thấy tăm hơi, lời hứa hẹn nhứ gió thoảng bên tai.

Đất trồng dưa nên không canh tác được lúa, ruộng toàn ốc bươu vàng, ừm, còn cả vụ nuôi đỉa, nuôi chuột, mua rễ cây tiêu, ... Không biết bao nhiêu gia đình nhẹ dạ cả tin mà phải bán nhà bán cửa trả nợ ngân hàng rồi. Nhưng người dân thấp cổ bé họng chỉ biết kêu khổ với trời, chứ cũng không biết chỗ nào để tìm được kẻ lái buôn mà đòi nợ được.

Giang Tấn uống chén trà gật đầu tán đồng:

Chính quyền các thôn xã không phải không tham gia góp ý, nhưng ruộng đất đều đã phân về hộ gia đình, họ muốn trồng gì nuôi con gì thì các lãnh đạo cũng không thể ép buộc. Lái buôn hứa hẹn, trả giá cao, lãi bằng mấy chục lần so với trồng lúa, trồng màu, dân ta nghèo, ham cái nhất thời mà bị thiệt thòi. Đối với những người như thế, mọi người nhìn vào cũng chỉ thấy vừa giận, vừa thương.

Mỗi lần như vậy, chính quyền đều tiến hành hỗ trợ kinh phí thiệt hại, hoặc vận động thu mua, vận chuyển phân phối một phần hàng hóa nhưng thực sự không thể giúp đỡ được quá nhiều. Người nghèo vẫn nghèo, kẻ nợ vẫn nợ, mà nhà nước theo mỗi lần như vậy lại chịu lỗ cả ngàn tỉ đồng. Mỗi nhà một ít nhìn thì không thấm tháp vào đâu, nhưng công dồn lại quả thực rất lớn.

Mẹ Hương dù gì cũng xuất thân thuần nông, bà hiểu rất rõ nỗi khổ này, thấy con gái nãy giờ đăm chiêu, bà chợt hỏi:

- Tú Tú, con có cách nào giúp đỡ bà con nông dân không?

Mẹ Lan vỗ tay con dâu, rồi nhìn bà thông gia:

- Chị Hương không nên đòi hỏi con bé nhiều quá, thời gian qua Thịnh Thế đã làm rất nhiều việc rồi, sức khỏe Tú Tú lại chưa tốt, những lúc thai nhi yếu ớt, còn chưa ổn định thế này không nên thức khuya và suy nghĩ nhiều.

Mẹ Hương chợt nghĩ con gái thường xuyên đi sớm về khuya, lòng thương xót con lại nổi lên, bà vội nói:

- Ài, mẹ đúng là già rồi lẩm cẩm mà. Mẹ con nói đúng đấy, nên nghỉ sớm, đừng nghĩ nhiều, phải dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, luôn vui vẻ, tâm lý thoải mái thì đứa bé mới thông minh, mạnh khỏe được. Thịnh Thế mặc dù rất lớn, nhưng đóng góp cũng tương xứng với tầm vóc tập đoàn rồi, không cần phải việc gì cũng ôm vào thân.

Vân Tú cảm động vì cha mẹ và em chồng luôn quan tâm tới mình, cô cười dịu dàng:

- Cha mẹ cứ yên tâm, con làm việc nhưng luôn giữ thái độ thoải mái nhất, đứa bé này con đã mong ngóng rất lâu rồi.

Nói tới đây cô lại nhớ đến suốt quãng thời gian trước khi anh đi rồi khẽ nở nụ cười vui vẻ. Cô đã lén quyết định không dùng thuốc tránh thai nữa, mặc dù có thể anh còn chưa sẵn sàng đón chào sinh linh bé nhỏ này, nhưng cô lại cảm thấy rất muốn có kết tinh tình cảm của hai người, chưa kể, cha mẹ cũng đã không còn trẻ, cô không muốn tới lúc đau ốm họ mới được cảm nhận tình cảm của cháu nội cháu ngoại.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Vạn Biến Hư Ảo

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook