Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 210: Tuyên Quang – Bách Sách

KennyNguyen

09/04/2019

Lúc này tại vùng biên giới giữa Bách Sách và Sùng Tả là một nhánh quân đội tầm hơn 5 ngàn người đang lén lút hành quân tiếp nhập địa phận Sùng Tả. Nói đến nhánh quân này thì có thể hình dung họ chính là quân Thái Nguyên chính gốc nếu chỉ nhìn sơ qua trang bị quân trang. Nói thật Thái Nguyên không nhất thiết phải cung cấp đến cả quân trang cho đám người Tráng kia. Nhưng thành ý của người Tráng là rất rõ ràng, nhất là sau khi Ngô Á Chung đến được Thái Nguyên thì độ trung thành của người Tráng đối với Thái Nguyên tăng theo cấp số nhân, ít ra là trong thời điểm hiện tại đang thể hiện ra là như vậy.

Tất nhiên chứng kiến sự hiện đại của quân đội Thái Nguyên thì đến nằm mơ cha con họ Ngô cũng muốn người Tráng có được một đội quân hùng mạnh như vậy để giải phóng dân tộc. Yêu cầu Thái Nguyên giúp đỡ Tráng tộc thành lập quân đội với vũ khí hiện đại ngang ngửa quân Thái Nguyên là chuyện không thể. Cái này là vấn đề cốt lõi mang tính chất nguyên tắc, họ Ngô có ngu cũng không dám vượt qua nguyên tắc trên.

Bảy ngàn thanh súng rác Vereinsgewehr viện trợ thẳng tay từ Thái Nguyên đã là quá ưu ái với tộc Tráng rồi, Ngô Á Chung không phải kẻ ngu mà không biết điều. Ngô Á Chung không yêu cầu về vũ khí, vì sau một thời gian ngắn học tập tại Thái Nguyên tên này đã ngộ ra một điều. Trước sau gì những vũ khí hiện đại của Thái Nguyên quân lúc này đang sử dụng cũng sẽ thuộc về tay người Tráng, với điều kiện tiên quyết là người Tráng phải trung thành và hữu dụng đối với Thái Nguyên. Ngô Á Chung lấy đâu ra cái gan to như vậy? lấy đâu ra cái dã tâm như vậy mà đánh chủ ý vào vũ khí của Thái Nguyên? Câu trả lời đơn giản một điều đó là Ngô Á Chung cũng như cha hắn là Ngô Lăng Vân là người cực kì thông minh. Việc đầu tiên Ngô Á Chung học tập tại Thái Nguyên không phải là khoa học kĩ thuật hay kiến thức quân sự mà việc đầu tiên Ngô Á Chung học tập ở Thái Nguyên đó chính là lịch sử phát triển của nơi thần kỳ này cộng thêm văn hóa của con người nơi này.

Du học không phải chỉ đi học kiến thức khoa học ở nơi đó mà còn phải học cả văn hóa, lịch sử tại nơi chúng ta tới du học. Về điểm này thì Ngô Á Chung rất sáng suốt. Nếu không học văn hóa, lịch sử của vùng đất đó thì chẳng cần phải đến tận nơi du học, ở nhà mua sách vở tự học cũng chẳng khác là bao. Điểm khác biệt của du học trực tiếp đó chính là có thể đắm chìm trải nghiệm bản thân trong nền văn hóa mới, có thể học tập cách sống cách làm việc hiện đại hơn và tự chắt lọc tinh hoa cho bản thân. Những điều này không thể học được trên sách vở mà phải tự trải nghiệm. Ngô Á Chung có lẽ giết hắn thì hắn vẫn hô to một câu” Bố là người Tráng”. Nhưng trong thời gian du học tại Thái Nguyên thì thằng ôn này chỉ trong vài ngày đã cắt tóc ngắn mặc quần áo Thái Nguyên người, ăn uống sinh hoạt lần lượt dựa theo khuôn mẫu Thái Nguyên mà hành động. Sức thích nghi của tên này rất kinh người, tiếp theo đó Ngô Á Chung nghiên cứu lịch sử của Thái Nguyên và ngã ngửa người ra, vậy mà lịch sử Thái Nguyên nếu tính từ nguyên thủy thời Vạn Ninh cũng chỉ có 6-7 năm mà thôi.

Chỉ trong thời gian nháy mắt thoi đưa mà có thể dựng lên một đế chế cường đại đến rối tinh rối mù như vậy thì đúng là thần kỳ mà chỉ có thần nhân mới làm được. Nhưng thán phục, hâm mộ chỉ là thán phục mà thôi. Nhìn vào tốc độ phát triển của Thái Nguyên thì Ngô Á Chung thấy được một bài học rõ ràng. Bởi tốc độ phát triển của Thái Nguyên quá nhanh và đang trong thời gian thêm tăng tốc mà không có dấu hiệu chững lại, chính vì đó những thứ tưởng như “tân tiến” lúc này tại Thái Nguyên rất nhanh sẽ biến thành rác thải sắt vụn. Hãy nhìn vào lịch sử Thái Nguyên, chỉ vài năm trước súng trường Kammerlader 1842 của Na Uy vẫn đang là vũ khí hiện đại của quân Vạn Ninh thì nay đã bị thải đến nơi nào không biết nữa rồi. Có lẽ đang lưu lạc tại Huế hoặc Cao Miên. Tiếp theo là đến Minire của Pháp đang sử dụng như vũ khí chính lúc này cũng bị Thái Nguyên ném đi đâu rồi. Vereinsgewehr mà Thái Nguyên viện trợ cho người Tráng là vì họ hết “rác” nên đành đi mua rác mà vứt cho người Tráng. Ngay cả đến pháp Napoleon 3 và hàng chục khẩu Pháo Amstrong 12 pound mà bất kì thế lực nào cũng coi như bảo bối nay cũng đang nằn trong kho chẳng biết sẽ xử lý ra sao. Đôi lúc Ngô Á Chung nghĩ nếu mở miệng xin thì có lẽ Thái Nguyên cũng vứt số đại bác này cho người Tráng như chơi ấy chứ.

Tất nhiên Ngô Á Chung chưa điên mà đi đòi hỏi kiểu ấy, lúc này Thái Nguyên cho gì thì người Tráng thiên ân vạn tạ mà nhận ai điên mà đi đòi hỏi. Nhưng chỉ cần xét sơ qua như vậy thì đủ hiểu, lúc này Thái Nguyên chưa có tiểu đệ. Mà cha con họ Ngô may mắn nhất quả đất khi trở thành tiểu đệ đầu tiên của Thái Nguyên, vậy thì khi “anh cả” thừa rác thì sẽ vứt cho ai? Dĩ nhiên đầu tiên là vứt cho tiểu đên nếu tên này biết nghe lời và hữu dụng. Chính vì thế Ngô Á Chung đã nhanh chóng cấp tốc báo ngay tình hình về Bách Sách để thống nhất suy nghĩ cũng như thái độ của người Tráng.

Nỗi lo về vũ khí tương lai của Tráng tộc trôi qua thì nỗi lo trang bị quân trang của Tráng quân lại ập đến khi Ngô Á Chung tiếp nhận đào tạo quân sự chính quy. Sức chiến đấu của hai binh sĩ một bên là cởi trần đóng khố đi chân đất và một bên là quân trang đầy đủ là khác nhau hoàn toàn cho dù cả hai bên cầm trong tay là cùng loại vũ khí.

Vậy là Ngô Á Chung đề nghị mua các trang bị của Thái Nguyên như quân phục, mũ sắt, áo giáp, giày dép ba lô v.v… Ngô Á Chung đề nghị điều này thì bị Trần Quang Cán chửi cho một trận tơi tả. Nói đùa cho vui, ba cắc bạc lẻ của người Tráng tại Bách Sách thì mua được cái chó gì mà lôi ra cho mệt. Đến lương thực ăn hàng hàng của quân đội người Tráng nơi này còn phải nhờ Thái Nguyên viện trợ thêm đấy. Nói đến đó thì Ngô Á Chung đúng là mặt đỏ phừng phừng xấu hổ. Quân người Tráng ở Bách Sách đúng là một nghèo hai trắng, có được một ít hàng thổ phiên như da thú, một ít cây thuốc, gỗ quý ngà voi v.v…. nhưng những cái này đem ra mà đổi thì chắc cũng chẳng bỏ dính răng của Thái Nguyên đấy.

Cuối cùng thì Trần Quang Cán sau khi chửi cho Ngô Á Chung một trận vì tội đã nghèo còn bày đặt thì cũng chấp nhận viện trợ quân nhu trang bị cho người Tráng. Tất nhiên đổi lại thì người Tráng sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển heroin vào nội địa Đại Thanh thông qua đường bộ. Tất nhiên sự nguy hiểm của heroin thì Trần Quang Cán cũng dặn kĩ lưỡng Ngô Á Chung, vận chuyển buôn bán thì được, người Tráng chớ có dại mà đụng vào.



Nói thì nói như vậy, có bố Ngô Á Chung cũng chẳng điên mà đi chơi heroin, thứ này đắt đỏ vô cùng, người Tráng đến ăn còn không đủ lấy đâu ra của mà hút sách. Cái niềm vui chết người này hay là nhường lại cho người Hán và người Mãn thôi.

Con đường kiếm tiền đã có, chỉ trong 3 tháng thì tuyến đường sắt Thái Nguyên Tuyên Quang đã phát huy tác dụng triệt để, hàng hóa cuồn cuộn từ Thái Nguyên đi vào Tuyên Quang rồi thông qua biến giới mà tuồn vào Bách Sách.

Tỉnh Tuyên Quang lúc này không giống như Tuyên Quang thời hiện đại. Tuyên Quang lúc này là gồm hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang ở thế kỉ 21. Chính vì vậy nói là đường sắt thông qua đến Tuyên Quang nhưng thật ra chỉ đúng là đến địa phân tỉnh Tuyên Quang ngày nay mà thôi. Muốn vận hàng hóa qua Bắc Sách thì con đường phải đi là lặn lội đường rừng xuyên qua Hà Giang để đến Bách Sách. Vấn đề Tuyên Quang thì dễ bàn vì dù sao đường sắt đã đến nơi này, dân Việt ồ ạt nhập cư vào Tuyên Quang chiếm địa bàn của người Thái tại bản địa và tạo thành sự bảo đảm cho an ninh chính trị một nửa tỉnh Tuyên Quang. Nhưng một nửa còn lại là vùng đất thuộc Hà Giang ngày nay vẫn là vấn đề bất ổn nặng nề khi mà địa hình Hà Giang quá phức tạp. Đường sắt mở tiếp đến Hà Giang quá khó khăn và tiến độ chậm kinh người cộng thêm cần đầu tư nhiều công sức tiền bạc. Chính vì thế tầm ảnh hưởng của Thái Nguyên đến Hà Giang vẫn không quá lớn lao.

Nhưng từ khi quyến định móc nối cùng người Tráng tại Bách Sách thì thái độ của Thái Nguyên đối với Hà Giang các vua Thái, vua Mèo, thủ lãnh Hrmong trở nên ác liệt vô cùng. Trước đây ủy ban dân tộc thuộc chính phủ Thái Nguyên chủ yếu muốn dựa vào phân hóa, mua chuộc, chia rẽ hay cấm vận gì gì đó để thu phục những đám người trên. Đó là vì Thái Nguyên không thể duy trì được một đội quân đủ số lượng để đảm bảo an ninh nơi này. Nhưng từ lúc người Tráng quy thuận Thái Nguyên thì việc đàn áp các nhóm tự xưng vương xưng tướng ở khu vực Tuyên Quang, Hà Giang trở nên thường xuyên hơn rất nhiều.

Vẫn biết được lấy đức phục nhân gì gì đó đạo nghĩa, nhưng thực sự lấy đức phục nhân có hiệu quả hay không thì lịch sử đã chứng minh là chẳng có ý nghĩa gì. Chính quyền chỉ có thể xây dựng lên từ máu và thép, về mặt này thì Bismark tư tưởng quả là không sai, Minh Mệnh cũng có cùng tư tưởng khi thực hiện thôn tính hóa đất Chăm Pa. Và lúc này Thái Nguyên cũng thực hiện đồng dạng chính sách trên, vốn dĩ vùng Hưng Hóa quân Thái Nguyên chưa động đến mà chỉ sử dụng chính sách mềm dẻo vì nơi này vẫn quá xa Thái Nguyên và chưa có được giao thông thuận tiện, bên cạnh đó thù trong giặc ngoài khiến Thái Nguyên chưa thể phân tâm cho được.

Nhưng tình hình Tuyên Quang thì khác hoàn toàn. Đường sắt đã xây dựng vươn đến vùng Tuyên Quang thuộc Tỉnh Tuyên Quang, một nửa còn lại phía bắc Tỉnh Tuyên Quang mà ngày nay thuộc địa phận Hà Giang tuy có điều kiện địa hình phức tạp khó trú đóng quân lâu dài. Nhưng chính việc quan hệ cùng Bách Sách lại khiến cho vấn đề Hà Giang dễ dàng giải quyết hơn.

Tổng số quân đội duy trì tại Tuyên Quang- Hà Giang của Thái Nguyên chỉ có 2 ngàn người mà thôi. Trong đó 1 ngàn tinh binh thực sự thì thực chất lại đóng bên kia biên giới nằm tại địa phận Bách Sách, nhưng từ đây lại dễ dàng tiến vào Hà Giang hơn cả. Một ngàn lính còn lại thì lại là tân binh chia ra trú đóng tại nửa Đông Nam của tỉnh Tuyên Quang với trọng tâm là bảo vệ ga tàu hỏa tại thành tỉnh Tuyên Quang gại huyện Phúc Yên mà nay chính là Thành phố Tuyên Quang.

Chính sách của người Kinh tại Tuyên Quang rất đơn giản, đó chính là dùng vũ lực tuyệt đối trấn áp người bản địa như Thái, Mèo, Dao…. Nói một cách thực tế thì số lượng các dân tộc người tại Tuyên Quang phức tạp vô cùng, để thống kê một cách chính xác thì khá khó trong thời điểm này. Vậy nhưng nổi lên trên hết thì chỉ có các thế thực của Người Thái, Mèo, Dao là mạnh nhất mà thôi. Trong đó các tù trưởng Thái là những kẻ có thực lực mạnh nhất nơi này.

Thái độ nhất quán của triều Nguyễn với vùng Việt Bắc chính là mua chuộc là chính, sau đó cho đóng các quan lưu thủ tại nơi này nhằm theo rõi tình hình các nhánh thế lực địa phương. Tựu chung lại thì Nhà Nguyễn cũng bất lực thu phục hoàn toàn các khu vực này mà muốn tạo chúng thành một vùng đệm đối với thế lực phương Bắc. Trải qua bao năm nhà Nguyễn cùng Nhà Thanh cũng không có mấy can qua nên vấn đề Việt Bắc thôn tính có phần không được trú trọng cho lắm. Nhưng thái độ của Thái Nguyên thì khác hoàn toàn, nói Thái Nguyên khống chế 8 tỉnh miền Bắc Đại Nam nhưng thực tế họ chỉ khống chế hoàn toàn 4-5 tỉnh đồng bằng Bắc bộ mà thôi như Hải Dương, Quảng Yên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hưng Yên Thái Nguyên. Trong đó một phần Lạng Sơn vẫn chưa có hoàn toàn khống chế hết, cũng như phần Bắc Kan thuộc Thái Nguyên cũng đang khó khăn khống chế vì địa hình phức tạp. Số lượng người Kinh theo thống kê gần nhất thì cả lãnh thổ Thái Nguyên chỉ có gần 2 triệu năm trăm ngàn người, muốn dùng số dân này mà lấn lướt đổ vào các vùng đất như Hưng Hóa, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn là mộ vấn đề không tưởng. Chính vì lý do đó để mở rộng địa bàn thì ủy Ban dân tộc chính phủ Thái Nguyên chỉ có thể tiến hành theo từng bước xác định. Ví dụ như trong thời gian này vì có được mối quan hệ phụ thuộc của Bách Sách nên họ có thể tự tin đổ gần 100 ngàn người dân vào Tuyên Quang tiến hành khai hoang cũng như pha loãng người bản địa.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook