Bắc Tống Phong Lưu

Chương 1055: Dân tuyển quan 1

Nam Hi

01/06/2018

Trong một khu vui chơi ở huyện Nhân Hòa, Hàng Châu, lúc này bên trong đã trật cứng, thậm chí có không ít người đã phải đứng rồi.

Ngõa xá này có thể nói là chỗ ăn chơi phổ biến nhất của triều Tống. Người biểu diễn bên trên đại đa số đều là người tuyệt kỹ dân gian. Đó cũng là một bằng chứng cho sự phát triển của triều Tống. Có cầu mới có cung, mọi người nhiều tiền tiêu không hết, những chỗ ăn chơi này mới vì vậy mà sinh ra. Nếu mỗi người đều có việc làm không hết, hàng ngày mệt đến không thở được, ai mà tới nơi này.

Mà trong ngõa xá này có thể nói là một khu lớn nhất của huyện Nhân Hòa, vô cùng nổi tiếng ở khắp Hàng Châu này. Người dân tới đây đều là những người có tiền, thuộc loại với thành phần trí thức sau này, dân chúng tầng lớp thấp rất ít khi tới đây.

Nhưng hôm nay, ở đây lại ngồi thật đúng là vàng thau lẫn lộn, có tài tử, có công tử, có thợ săn, có nông dân, thậm chí còn cả quy công. Ngoài phạm nhân ra, mọi người ở các tầng lớp xã hội đều có.

Người bên ngoài nếu không biết còn cho rằng một nơi ăn chơi mới thu hút nhiều người như vậy.

Nhưng, sự thực lại không phải như vậy.

Trên khán đài có hai chàng thanh niên bộ dạng thư sinh đang đứng. Hai người đều là tướng mạo đường đường. Người bên trái hơi thấp, tuổi tác cũng khá lớn rồi, khoảng chừng 27, 28 tuổi. Còn vị bên phải chỉ khoảng 20 tuổi.

Giữa họ còn có một người đứng nữa. Người này không phải là ai khác, chính là Âu Dương Triệt. Trước tiên y thể hiện hành động ép xuống để mọi người yên tĩnh. Chờ tới khi mọi người đều đã im lặng, y mới nói với vị bên trái:

- Văn Kính huynh, không biết huynh thấy nên làm thế nào chấn hưng huyện Nhân Hòa để người dân của huyện Nhân Hòa có cuộc sống sung túc hơn.

Chàng thanh niên tên Văn Kính này liền quay về phía dân chúng, bình tĩnh nói:

- Nông thuế. Đất đai của huyện Nhân Hòa ta màu mỡ, phì nhiều, nước non đầy đủ. Đó chính là ưu thế của chúng ta. Tuy nhiên, gần đây việc canh tác của huyện Nhân Hòa chúng ta không ngừng giảm xuống. Dân đói lại không ngừng gia tăng. Ngoài ra còn dưới tiền đề không hề có thiên tai, ta không thể không nói một câu, đó chính là hiện tượng vô cùng kỳ lạ. Không phải là không có ruộng đất để trồng cấy, mà là không ai muốn đi canh tác. Vì sao những người dân đói này lại thà chịu đói cũng không muốn đi làm những mảnh ruộng tốt hoang phí?

Trên đời lẽ nào còn có chuyện đói khát càng thêm thống khổ sao? Có, đó chính là sưu cao thuế nặng. Chính là các khoản thuế thu không hợp lý mới dẫn tới người dân huyện Nhân Hòa chúng ta không muốn trồng cấy. Bởi vì không trồng thì cũng đói, mà trồng thì có lẽ đói là thứ yếu, có thể còn nợ nần. Thậm chí có không ít người vì canh tác mà nhà tan cửa nát. Nguyên nhân căn bản dẫn tới tất cả những điều này chính là những loại thuế thu đó. Ngoài thuế đinh triều đình, hai loại thuế ra, còn có rất nhiều loại thuế không biết tên. Đó đều là những tham quan ô lại đó tự mình thêm vào. Không chỉ như vậy, càng khiến người ta thờ ơ là những tham quan đó cấu kết với địa chủ, một mặt nâng cao giá thuế nông cụ, ép người dân đi vay nặng lãi địa chủ. Nếu không trả được, tất nhiên sẽ phải thế chấp đất cho những địa chủ đó. Nhưng, những địa chủ đó vì giấu diếm đất đai, lại cho người dân thuê ruộng, để người gân tiếp tục chịu khoản thuế này. Về phần những người dân đều muốn có ruộng để làm kế sinh nha, cho nên nếu muốn để người dân huyện Nhân Hòa trù phú lên, phải giải trừ những loại tạp thuế này. Cỏ vũ nhân dân ra đồng canh tác, nghiêm khắc đấu tranh với những đại địa chủ lợi dụng cho vay nặng lãi bức ép người dân đó. Xử lý những ruộng đất vô danh đó, ngăn chặn họ dùng thủ đoạn phi pháp để thôn tính đất của nông dâm. Đất đai chính là nền tảng của người nông dân chúng ta. Văn Kính ở đây xin hứa với các vị, nếu có thể lên làm chủ bộ huyện này, Văn Kính nhất định sẽ giúp Tri huyện lấy lại càn khôn cho người dân huyện Nhân Hòa chúng ta.

- Hay!

- Nói rất hay!

Ba ba ba!



Vừa nói dứt lời, quần chúng nhân dân dưới đài lập tức vỗ tay khen hay, ủng hộ.

- Cảm ơn, cảm ơn sự ủng hộ của các vị.

Văn Kính chắp tay cảm ơn xung quanh.

Chờ cho tiếng vỗ tay đã tan biết, Âu Dương Triệt lại quay sang mỉm cười hỏi người bên phải:

- Thủy Thanh huynh, huynh thấy Văn Kính nói thế nào?

Người bên phải này cười nói:

- Ta thấy Văn Kính nói cực đúng. Có thực mới vực được đạo. Cho nên cần phải điều chỉnh nông thuế. Nhưng, không biết chư vị có từng nghĩ, vì sao Tri huyện Lịch Nhiệm đều là để tai mắt của họ nhìn chằm chằm vào nông thuế này? Đó chính là vì huyện Nhân Hòa chúng ta thu thuế khác quá thấp. Đặc biệt là thương thuế. Cho nên, Tri huyện Lịch Nhiệm vì thể hiện chính tích của mình, mới tăng nông thuế. Huyện Nhân Hòa chúng ta không những đất đai phì nhiều, nước non đầy đủ, hơn nữa giao thông đường thủy và đường bộ đều vô cùng thuận lợi. Có thể nói là vô cùng thuận tiện, đó cũng là ưu thế của chúng ta. Chúng ta nên nắm lấy ưu thế này. Giao thông thuận lợi đó chính là thương nghiệp. Chư vị nên nhớ, dù nông thuế giảm xuống, vậy thì cũng chỉ có thể làm được tự cung tự cấp. Điều đó mãi mãi không đủ. Huyện Nhân Hòa chúng ta tuyệt đối không nên thỏa mãn như vậy, nếu không sẽ phụ lại ân đức mà ông trời đã ban cho chúng ta. Chúng ta muốn thu được nhiều tiền bạc, nếu muốn như vậy duy có lấy nông làm chính, thương làm phụ, đó cũng phù hợp với thiết lập kinh tế của Kinh tế sử.

Âu Dương Triệt mỉm cười nói:

- Nếu Thủy Thanh huynh đã đề cập tới việc xây dựng kinh tế của Kinh tế sử, bất tài, tại hạ cũng là một thành viên của Thương vụ Cục, xin thỉnh giáo huynh một chút. Làm thế nào mới có thể khiến cho thương nghiệp của huyện Nhân Hòa phát triển?

Thủy Thanh chắp tay nói:

- Không dám, không dám. Ta từ khi sinh ra cho tới nay vẫn luôn ở huyện Nhân Hòa. Đó là ưu thế của ta, cũng là thế yếu của ta. Ưu thế là ở chỗ ta dám nói một câu, ta hiểu về huyện Nhân Hòa không ít các vị ngồi đây. Điểm yếu đương nhiên cũng chính ta không thấy được thế giới bên ngoài gì, không biết sự hoa lệ của Đông Kinh. Cũng may hôm nay không phải là bổ nhiệm quan lại Đông Kinh.

Mọi người liền bật cười ha hả.

Thủy Thanh lại nói:

- Ta biết thực lực hiện nay của huyện Nhân Hòa chúng ta có hạn, không lấy ra được đáng bao nhiêu tiền. Cho nên, chúng ta cần phải dựa vào tài lực của những người từ bên ngoài tới. Đó là điều không thể không đề cập tới ưu thế giao thông mà ta đã nói tới. Chúng ta có thể thiên về phát triển một mặt, dù là về phía nam hay phía bắc đều không chỉ có một con đường. Người đi đường đều sẽ chọn con đường gần nhất. Vậy, làm thế nào để thu hút những người qua đường đó tới huyện Nhân Hòa chúng ta? Vậy thì chúng ta phải cho họ thấy sự thuận tiện. Thuận tiện cái gì? Người ngoài tới đây, họ muốn là chuyện đầu tiên nhất định là tìm nơi ở. Đó là điều mà mỗi người chúng ta đi ra đều cần, cũng là chuyện mà khiến họ cảm thấy phiền phức nhất. Chúng ta có thể bắt đầu từ phương diện này, giống như ở bến tàu, chọn vị trí đẹp nhất gần đường đi, xây khách điếm mới, quán rượu, khiến cho những thương khách đó tới huyện Nhân Hòa của chúng ta tuyệt đối không còn lo lắng nữa. Nhìn chung, chung ta phải cung cấp cho những thương khách đố những điều kiện tốt nhất. Khi những thương khách đó cảm nhận thấy sự nhiên tình của người dân huyện Nhân Hòa chúng ta, và sự hợp lý tuyệt đối, chiêu đãi tiện lợi. Họ nhất định sẽ chọn huyện Nhân Hòa chúng ta đi qua. Như vậy thương khách sẽ tới ngày càng nhiều, thu nhập của chúng ta cũng vì thế mà tăng lên. Một khi huyện ta phồn hoa, náo nhiệt lên rồi, vậy thì tất sẽ có thương nhân tới chỗ chúng ta làm buôn bán. Không bao lâu, huyện Nhân Hòa chúng ta cũng có thể phồn hoa như Đông Kinh. Ta hy vọng có thể cùng các vị chứng kiến ngày này.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Bắc Tống Phong Lưu

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook