Giấc Mộng Đế Hậu

Chương 38: Thiên hạ đệ nhất tài tử (16)

Vô Danh

21/05/2014

La Viện Nghi không giấu nổi vẻ khinh thường. Làm sao một kẻ thô lỗ như vây lại vào được tận vòng này.

Kỳ vương không khỏi châm biếm: “Nào, ngươi thì có tài năng gì? Nói trước, cãi cọ không phải một cái tài đâu.”

Thanh Nguyên kéo cái ghế ngồi trước mặt họ, tự tin trả lời: “Tài năng của ta là binh pháp.”

Mọi người nhìn nhau không hiểu. Người thế giờ này vốn xem trọng nho giáo, không thích chiến tranh, mọi chuyện “Dĩ hòa vi quý”, thành ra tiết mục của nàng trở thành độc nhất vô nhị, chưa từng xuất hiện. Hơn nữa, nàng là người thi cuối cùng, mọi người đều chăm chú nhìn màn diễn của nàng.

Kỳ vương hứng thú nhìn nàng, hắn hoàn toàn không thấy mấy trò hát hò, ca xướng có gì thú vị.

Thụy vương mỉm cười, hỏi trước: "Theo huynh, trong hành quân đánh trận thì yêu tố nào là quan trọng nhất?"

"Trong hành quân, có năm yếu tố quyết định thắng bại. Binh lực, lòng quân, tướng soái, thiên và địa, binh pháp. Theo ta, quan trọng nhất là tướng soái. Binh lực đủ mạnh, đủ dũng, không chú trọng về lượng, chỉ trọng về chất. Địa là địa lợi, nói về đường sá xa gần, địa thế hiểm yếu hay bằng phẳng, khu vực tác chiến rộng hẹp, địa hình phải chăng có lợi cho tiến công, phòng thủ, tiến tới, thối lui. Binh Pháp là pháp chế, nói về tình trạng tổ chức, biên chế, sự quy định về hiệu lệnh chỉ huy, sự phân chia chức quyền của tướng tá, sự cung ứng vật tư cho quân đội và chế độ quản lý. Lòng quân cũng rất quan trọng. Nguyện vọng của tướng và quân phải nhất trí với nhau, đồng tâm đồng đức. Có như vậy, trong chiến tranh mới có thể bảo binh vì tướng mà chết, vì tướng mà sống, không sợ hiểm nguy. Đoàn kết nhau thì nước biển tát cũng cạn. Tướng soái giỏi là người biết huấn luyện một đội quân có binh lực như ý, biết rõ lợi thế và điểm yếu của cả địch và ta để tính toán đưa ra những kế sách hợp lý. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Lòng dũng cảm, uy tín, tài trí, lòng nhân ái, sự uy nghiêm, sáng suốt của người tướng soái, chính là cách thu phục lòng quân tốt nhất. Chiến tranh không phải là đấu sức mà là trận đấu trí của hai bên, tài trí, sự khéo léo của tướng mới là yếu tố quyết định thắng thua."

Kỳ vương suy nghĩ một lát, hỏi tiếp: "Vậy người có thể giải thích tại sao Lê quốc lại thua Nam quốc ở trận Hữu Thọ không? Tướng soái của Lê quốc lúc đó là La Khiêm tướng quân nổi tiếng cầm quân như thần. Vậy thì tại sao lại thua?"

Phù, trúng tủ rồi. Không uổng công nàng dành cả đêm nghiên cứu.

Thanh Nguyên cười rồi trả lời: "Trận Hữu Thọ diễn ra tại thành Hữu Thọ của Nam quốc vào năm thứ chín Sấm đế. Nguyên nhân của cuộc chiến này là do thái tử Nam quốc từ chối lời cầu hôn của công chúa Quỳnh Dung của Lê quốc. Dân chúng là người trực tiếp gánh chịu nỗi đau của chiến tranh, không ai mong muốn xảy ra chiến tranh cả. Công chúa do phụ mẫu sinh ra, nhưng lại được nuôi dưỡng bằng tiền thuế của muôn dân thiên hạ. Một cuộc chiến tranh phải trả giá bằng tính mệnh của bách tính, há có thể dễ dàng phát động. Dân chúng, tướng quân, binh sỹ hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ từng tấc đất dưới chân mình chứ không phải vì bảo vệ sĩ diện của một cô công chúa nào cả. Vậy mà vua Lê lại sẵn sàng tuyên chiến chỉ vì một cái cớ ngây ngô như vậy, để chuyện riêng xen vào quốc sự, thử hỏi làm sao người dân không phẫn nộ, làm sao binh sỹ còn sĩ khí để chiến đấu khi mục đích cuộc chiến quá mức phi nghĩa như vậy? Trong cuộc chiến này, ngay từ đầu Lê quốc đã đánh mát lòng dân. Đó là nguyên nhân thứ nhất. Thứ hai, binh lực Lê quốc gấp đôi Nam quốc, lại có La Khiêm tướng quân, còn tướng soái Nam quốc chỉ là một võ tướng không nổi danh, lại là lần đầu ra trận, nên Lê quốc đã khinh địch, thiếu đề phòng. Mà trong binh pháp, kỵ nhất là việc khinh địch. Thành Hữu Thọ sương mù bao phủ quanh năm, đến tháng mười thì thời tiết lạnh như cắt da thịt, nước kết thành băng. Trong khi đó, Lục quốc quanh năm khô nóng, binh sỹ đã quen với khí hậu nóng bức, hoàn toàn không thể thích ứng được. Hữu Thọ thành lại không tự cung cấp lương thực được, thường do bên ngoài vận chuyển vào. La Khiêm không thèm điều tra kỹ càng, cứ thế mà tiến vào, khinh địch yếu ớt, hèn nhát, mà không biết đã trúng kế "Dụ hổ xuống đồng bằng" của Nam quốc. Kết quả là, hàng trăm binh lính chết rét, trong thành không có lương thực, quân lương vận chuyển từ Lê quốc đến thì bị chặn cướp, nước trong thành đã bị đóng băng, không có cả nguồn nước. Cái đói, cái rét, bệnh tật bào mòn sỹ khí, muốn ra khỏi thành thì đã bị Nam quốc bao vây. Đầu hàng là chuyện nằm trong dự đoán. Ta dám nói, nếu trận đó không phải một thiên tài như Phan Hải lãnh đạo Nam quốc, e là cục diện đã khác. Binh lực chênh lệch nhau rất nhiều, nhưng chỉ cần biết lợi dụng hoàn cảnh, biết tính toán, Nam quốc không cần một binh một tốt đã đánh bại Lê quốc. Đó chẳng phải càng chứng minh tầm quan trọng của tướng soái ư'

Bốn người trầm mặc suy nghĩ những lời của Thanh Nguyên, La Viện Nghi sắc mặt rất xấu. Cũng phải thôi, có ai thích nghe người khác nói xấu cha mình đâu.

"Nói như người, trận đánh đó thua là hoàn toàn do cha ta khinh suất ư?"

Thanh Nguyên vội cười tươi lấy lòng: "T sao dám. Chẳng qua, có câu không có chiến thắng nào là mãi mãi. Thất bại hôm nay là tài sản kinh nghiệm ngày mai. Trận Hữu Thọ đã diễn ra hơn mười năm rồi, là trận chiến kinh điển của năm nước, đó chỉ là quan điểm cá nhân của ta thôi, chẳng thay đổi được gì cả. Trong thâm tâm, ta rất kính trọng cha cô, ông ấy biết rút kinh nghiệm từ thất bại, từ đó, luôn cẩn trọng trong cầm quân, không bao giờ khinh địch nữa. Thiết nghĩ, nếu không có trận thua ở Hữu Thọ, sẽ không có một La Khiêm tướng quân người dân quý mến, kẻ thù vừa nghe tên là sợ mất mật như ngày hôm nay."



Lời nàng nói rất bùi tai, không ngạo mạn, không vô lễ nên La Viện Nghi cũng không tiện làm khó nữa.

Kỳ vương hỏi tiếp: "Theo ngươi, có nên phá vỡ tình thế năm nước trị thiên hạ như hiện nay không. Nếu có người cố tình gây chiến thì có lợi hay có hại"

Thanh Nguyên hiểu dụng ý của Kỳ vương muốn cảnh cáo Thụy vương, nàng cũng vui lòng hợp tác: "Một núi không thể có hai hổ chứ nói gì là năm. Năm nước chúng ta cùng nhau cai trị cả một vùng trời phía Bắc,.nhưng ở phái Tây, phía Đông, phía Nam còn nhiều nước khác nữa, tách nhau ra hoàn toàn không có lợi, chỉ có cách thống nhát cả năm nước mới chống chọi được, Bề ngoài năm nước có vẻ chung sống rất hòa thuận, nhưng đã có sự chênh lệch về kinh tế, quân sự. Có nước mạnh, nước yếu. Cá lớn nuốt cá bé là quy luật tồn tại không thể chối cãi. Phá vỡ tình thế này là chuyện cần thiết và đương nhiên. Sớm muộn gì một cuộc chiến sẽ xảy ra thôi. Tuy nhiên, thời điểm bây giờ hoàn toàn không thích hợp để gây chiến."

"Tại sao?" Thụy vương hỏi. Ánh mắt có phần sắc bén của hắn chiếu vào người khiến Thanh Nguyên không khỏi rùng mình.

"Ta ví dụ vậy nhé. Một ngọn núi kia có năm con hổ. Trong đó, có một con lớn mạnh hơn hẳn so với những con còn lại, lẽ đương nhiên con hổ này muốn thống trị cả khu rừng. Tuy nhiên, bốn con hổ còn lại cũng không phải kẻ vô dụng, thế là năm con hổ đại chiến với nhau. Vì sức mạnh không chênh lệch nhiều, cuộc chiến cứ dùng dằng mãi mà chưa ngả ngũ. Chỉ lo chiến đấu với nhau những con hổ sẽ bị yếu dần đi, móng vuốt bị bào mòn dần, thế là tạo cơ hội cho những con hổ từ những khu rừng khác mon men đến kiếm ăn, làm ngư ông đắc lợi. Năm con hổ này đánh nhau thì bị thương là đáng, chỉ tiếc cho những con vật nhỏ khác phải gặp nạn. "Trâu bò đá nhau ruồi muỗi gặp họa". Cuộc chiến càng dài, khu rừng càng tổn thất nhiều hơn, ngư ông càng đắc lợi thêm. Trừ phi có một con hổ đủ mạnh để đè bẹp sự kháng cự của bốn con còn lại, thống trị cả khu rừng trong một thời gian ngắn, còn không thì tốt nhất là nên duy trì tình trạng kiềm chế nhau. Nói tóm lại, phải có sức mạnh đánh nhanh thắng nhanh thì mới mong độc chiếm khu rừng"

Thụy vương cười cười, nhưng rõ ràng là "tiếu lý tàng đao" (trong nụ cười ẩn chưa dao sắc) Sao hắn không hiểu nàng đang ám chỉ gì chứ? Lục quốc không phải chính là con hổ mạnh kia sao? Tuy những gì nàng nói rất có lý, nhưng hắn có đủ tự tin thống trị khu rừng này.

Văn Sinh trầm ngâm, nhíu mày suy nghĩ rồi hỏi: "Phía Nam có sáu nước khác nhau, phía Tây cũng có ba nước, phía Đông thì có tận tám nước, chúng ta chỉ có năm nước thôi, tại sao phải gây chiến. Cứ duy trì tình hình này không tốt sao, ít nhất thì cả ba phía quanh chúng ta đều trong tình trạng như vậy, không ai dòm ngó ai. Ngươi không phải cũng nói là chiến tranh hoàn toàn không có lợi sao?"

"Văn đại phu, đúng là tình thế hiện nay, phía nào cũng thế cả, bản thân ta cũng không thích chiến tranh. Nhưng con người thì ai cũng có dục vọng, khát khao quyền lực, chúng ta muốn duy trì tình thế này, người khác chưa chắc đã muốn như vậy. Phía Tây đang diễn ra chiến tranh giữa Song quốc và Xuân quốc, phía Bắc cũng đang trong tình trạng biển lặng trước con sóng lớn, ngay sau khi làm chủ được khu rừng của mình, họ sẽ dòm ngó khu rừng của người khác thôi, lòng tham con người là vô đáy, không bao giờ có chữ "đủ". Ngài cũng biết, một cây đũa thì dễ bẻ, chứ một bó thì không dễ gì gãy. Chỉ có cách đoàn kết năm nước lại mới chống chọi lại với thế lực bên ngoài. Ta không phủ nhận là có nhiều cách để đạt được sự đoàn kết đó, nhưng cách nguyên thủy, nhanh chóng nhất, chính là bạo lực."

Văn Sinh không phản bác, bốn người còn lại nhìn nhau. Có lẽ những vấn đề càng lúc càng mang tính nghiêm trọng, Bình vương làm dịu không khí, hỏi: "Gần đây ta cũng đang nghiên cứu trận chiến giữa Song quốc và Xuân quốc.Cho ta biết cách nhìn của huynh đi"

Thanh Nguyên nhíu mày nghĩ ngợi: "Theo ta, trận chiến này sẽ không kéo dài, Song quốc sẽ thua sớm thôi."

"Tại sao?"

"Tuy ngoài mặt hai bên có vẻ không thua nhau bao nhiêu, nhưng thực tế, lại không phải vậy. Song quốc đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, người dân hiền lành, thân thiện, quốc khố giàu có, trù phú. Nhưng do lâu rồi không có chiến tranh, cả vua và dân đều đã quen sống hòa bình, an lành, nên quân đội không được huấn luyện đàng hoàng, không chú trọng đầu tư quân sự, võ tướng không được trọng dụng bằng quan văn, tướng tài không bao nhiêu, còn tài tử thì quá nhiều. Tạm thời, do có nhiều tiền tài, nhiều lương thực, dân đông, binh lính nhiều, nên vẫn còn duy trì được. Nhưng sớm muộn gì cũng không chống đỡ được thôi. Xuân quốc thì ngược lại. Vua nước Xuân dã tâm lớn, vừa đăng cơ đã lo tuyển binh, tuyển tướng, quân đội xuân quốc vừa hung hãn vừa dũng mãnh. Tuy ít nhưng ai nấy đều thiện chiến. Một bên có chất, một bên có lượng nên đã giằng co được khá lâu. Nhưng ta đã nói rồi đấy, binh lực chỉ chú trọng chất chứ không phải lượng, Song quốc rõ ràng yếu thế hơn. Chưa kể, nước xuân sống ở nơi hoang dã, đất đai khô hạn, quanh năm không có lấy một trận mưa lớn, sinh hoạt ở nơi khắc nghiệt như vậy, người Xuân đã thèm nhỏ dãi đất đai màu mỡ của nước Song, tự nhiên quyết tâm chiến đấu cùng sỹ khí cũng cao hơn hẳn. Về khí thế, nước Song đã thua nhiều rồi. Ta cho rằng, cuộc chiến này chỉ cần một tháng là ngả ngũ thôi. Thôn tính xong Song quốc, rồi sẽ đến những nước khác thôi. Có thể nói Xuân quốc sớm muộn gì cũng sẽ trở thành bá chủ vùng đất phía Tây"

Không khí lại im lặng, căng thẳng. Mọi người khiếp sợ nhìn Thanh Nguyên. Ai cũng nghĩ ít nhất cuộc chiến này sẽ diễn ra trong nửa năm, vả lại, quân đội Song quốc lại nhiều vô kể, gấp đôi Xuân quốc. Chưa từng có ai nhìn ra những khía cạnh khác của trận chiến này một cách tỉ mỉ, tinh tế như vậy.



Kỳ vương còn muốn hỏi nữa, nhưng Bình vương đã dùng ánh mắt ngăn cản lại. Kỳ vương đưa mắt nhìn Thụy vương, cảm nhận một luồng khí nguy hiểm từ thân thể hắn, Kỳ vương mới giật mình. Thanh Nguyên càng nổi bật thì sẽ càng gây chướng mắt Thụy vương, với cá tính ăn không được thì đạp đổ của Thụy vương, tính mạng của nàng có thể bị đe dọa.

Bình vương cười: "Cám ơn huynh. Chúng tôi hỏi xong rồi."

Bọn họ đi vào một căn phòng nhỏ bàn bạc gần nửa canh giờ mới đi ra.

Những người dự thi ngồi bên ngoài chờ. Họ bắt đầu nhìn Thanh Nguyên với vẻ kính phục, không còn coi thường xuất thân hay vẻ ngoài của nàng nữa. Lâm Công Khanh đến gần bên nàng, hỏi: "Ngươi làm sao chắc được Song quốc sẽ thua trong một tháng? Đừng nói là đoán mò, ta không tin"

"À, Song quốc có mười vạn quân, Xuân quốc có năm vạn, cuộc chiến này tính đến nay đã hơn một tháng. Cuộc chiến lại diễn ra ở vùng núi Ngọc Thạch khô cằn, nóng nực. Sức chịu đựng, thích nghi với hoàn cảnh của quân Xuân tốt hơn hắn quân Song. Họ lại quen sống du mục, biết cách sinh tồn trong những khu rừng đầy thú dữ, biết cách tìm ra nguồn nước, biết những quy luật tồn tại trong rừng. Tất nhiên, chiến đấu bao lâu cũng không vấn đề gì. Quân Song thì hoàn toàn ngược lại, chỉ quen sống ở đồng bằng, đưa họ vào vùng núi như vậy, sức chiến đấu đã giảm đi ba phần. Nếu ta là tướng nước Xuân, ta sẽ không làm gì cả, để họ chết dần chết mòn trong rừng, trên núi, đến khi họ không còn sức chiến đấu thì xông vào bắt cả bọn. Mà một người bình thường, phải chiến đấu trong một môi trường mình chưa bao giờ biết đến, chịu đựng kiểu khí hậu khác hoàn toàn với khí hậu mình đã quen, thì chỉ mất hai tháng là chịu không nổi. Trận Hữu Thọ chỉ mất hơn hai tháng là La Khiêm đã chịu không nổi, phải đầu hàng đấy."

Lâm Công Khanh không hỏi nữa.

Lát sau, giám khảo đi ra.

Danh sách năm người lọt vòng cuối là

Lâm Công Khanh của Lục quốc

La Viện Kỳ của Lê quốc

Tiêu Lam của Chung quốc

Hồ Nhật của Trần quốc

Trần Thanh Nguyên của Chung quốc.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Giấc Mộng Đế Hậu

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook