Hồn Thuật

Chương 111: Văn minh Văn Lang

Vô Song Linh

09/03/2013

Từ thời Long Quân Thiên Đế sinh ra cho tới thời hiện đại này, mọi sự kiện như Long Quân Thiên Đế hàng phục đông hải long cũng như Văn Lang Thiên hình thành… đều được lưu lại trong cuốn “Đại Việt bách khoa toàn thư” này. Cũng không biết các tiền bối dùng cách nào mà quyển sách nhìn chỉ to chừng quyển vở bình thường lại dường như không bao giờ có trang cuối. Các đọc sách của tu thuật giả cũng khác bình thường. Mọi tu thuật giả không dùng mắt để đọc mà dùng tinh thần để thẩm thấu vào trong trang sách. Và mọi thông tin trong trang sách cũng tự động hiện lên trong não hải người “đọc”… mọi việc chẳng khác nào sao chép một bản khác vậy.

Điều làm Văn Lục kinh hãi gần chết là ngày đầu tiên vào tàng thư các, mới đầu mở trang sách thứ nhất ra thì hắn hoàn toàn “mù chữ”... Chữ quốc ngữ hiện đại hoàn toàn không có cách nào đọc được văn tự trong quyển sách này. Chữ này có những nét, hình kỳ lạ Văn Lục chưa hề gặp qua. Phải biết rằng Văn Lục sống trong thời hiện đại, với mạng inte tràn ngập thì hầu như mặt chữ nào hắn chẳng nhìn qua một lần. Cho dù không hiểu đi chăng nữa thì ít nhất hắn cũng phải phân biệt ra được chữ của nước nào. Nhưng là những chữ trong quyển sách này hắn hoàn toàn mù tịt… Trung Quốc không phải, Nhật Bản, Tiếng Anh, Tiếng Nga, tiếng Thái… cũng không phải.

- Này đọc vào mắt à?

Lúc này mọi người trong tổ đội hai cũng có mặt tại thư phòng cùng Văn Lục cho nên khi hắn nói vậy tất cả đều trố mắt nhìn hắn. Biểu tình trên mặt mỗi người mỗi khác… Hương trực tiếp bĩu môi xem thường. Mãi hồi lâu sau Na Na mới cười khúc khích tiến lại gần nói:

- Đại ca! Hix… hic… đại ca thật dễ thương ha. Cái này cũng không biết thật hả? Hihi

Văn Lục bực mình cốc cho nàng mấy cốc, trừng mắt nói:

- Ta mà biết thì còn hỏi làm gì?

Na Na vừa xoa đầu vừa cười hinh hích tiến lại kệ sách đầu tiên lấy ra một cuốn sách nhỏ đưa cho Văn Lục. Văn Lục nghi hoặc cầm quyển sách mở ra… một luồng tinh thần nhỏ yếu ớt tiến vào trong não hải của hắn. Rút cuộc hắn cũng nhận ra mình “quê mùa” chỗ nào. Quyên sách nhỏ này giúp hắn hiểu ngôn một thứ ngôn ngữ mới gọi là ngôn ngữ… Văn Lang.

Nếu để giải thích vấn đề này thì phải bắt đầu từ rất lâu trước kia… Khi mà con người mới tiến hóa, bộ óc bắt đầu khai mở, có khả năng tu duy, suy nghĩ…Đại Việt bách khoa toàn thư bắt đầu ghi chép rằng…

Con người tiến hóa từ loài gì thì ngay cả những tu luyện giả cũng còn đang tranh cãi quyết liệt chứ không riêng gì các nhà khoa học. Chỉ có một điều chắc chắn rằng con người đã tổ chức những cuộc “di cư” vĩ đại nhất, trên phạm vi rộng lớn là giữa các châu lục với nhau. Nhiều tu luyện giả phán đoán rằng khi mực nước biển thấp hơn một trăm mét so với thời hiện đại đã có một số lượng lớn người di chuyển từ Châu Phi, đi qua các quần đảo Indonesia sang Châu Á đi ngang qua Đông Nam Á và vượt lên phía bắc của châu lục này.

Vào khoảng năm tới mười vạn năm trước đây, nhóm người này đã dừng lại và phát triển một nền văn minh cực kỳ mạnh mẽ ở tại vùng núi phía tây bắc Đại Việt bây giờ. Từ một nhóm người, qua thời gian đằng đẵng đã phát triển tới hàng trăm bộ lạc khác nhau. Trong quá trình tranh chấp, xích mích mới dẫn tới có một số bộ lạc tiếp tục di cư lên phía bắc và hình thành những nền văn minh khác như Trung Hoa, Mông Cổ, Hàn Quốc, Triều Tiên… như bây giờ.

Còn lại những bộ lạc đã phát triển ở phía bắc Đại Việt vẫn tiếp tục phát triển hệ thống văn minh riêng cho mình ngày càng hoàn thiện. Văn minh của họ sau khi Long Quân Thiên Đế thống nhất các bộ tộc thì gọi chung là văn minh Văn Lang. Cũng chính quãng thời gian này con người ở đây đã bắt đầu nghiên cứu về phương cách tu luyện sao cho thân thể cường tráng, linh hồn mạnh mẽ để chống lại những lực lượng kinh khủng của linh thú và của thiên nhiên.

Nói như vậy để biết rằng, trước lúc Long Quân Thiên Đế sinh ra Đại Việt đã có những tu luyện giả cực kỳ kinh khủng rồi. Từ trước tới nay Văn Lục đều nghĩ rằng Long Quân Thiên Đế chính là tối cao, là người mạnh mẽ nhất. Nhưng không ngờ sau lưng ngài lại có một thế lực tu luyện giả còn kinh khủng hơn, Long Quân Thiên Đế cũng chỉ được coi là một “hậu nhân thiên tài” mà thôi. Và những tu luyện giả trước thời Long Quân Thiên Đế này chính là nỗi “ám ảnh” của linh thú trên trái đất. Linh thú trong quãng thời gian này cũng dần dần bị bắt giữ, và được giam ở những “giới” khác nhau do các tiền bối này tạo nên…

Vậy ra, dưới vòm trời này còn nhiều vòm trời cao lớn hơn nhiều so với sự tưởng tượng nhỏ bé của Văn Lục a.



Lại nói tới nhóm người di chuyển lên phía bắc hình thành nền văn hóa Trung Hoa... có thể nói đây chỉ là lớp hậu duệ mà thôi. Những người cầm quyền của nhóm “di cư” này có xích mích với người thuộc nền văn minh Văn Lang, mang trong lòng mối thù hằn mà phát triển ở Trung Nguyên, bây giờ thuộc Trung Quốc. Con cháu sau này của nền văn hóa Trung Hoa cũng luôn ghi nhớ lời rặn của tổ tiên là phải quay lại đánh chiếm lấy nền văn hóa Văn Lang. Đây cũng chính là nguyên nhân tại sao các đời vua Trung Quốc vẫn điên cuồng không bao giờ từ bỏ mục đích đóng chiếm đất nước Đại Việt ta và đương nhiên là cho tới giờ vẫn… thất bại.

Nền văn minh Văn Lang phát triển tới đời vua Hùng thứ mười tám, Long Quân Thiên Đế gọi những người con của mình lên Văn Lang Thiên. Cũng chính lúc này mọi tu luyện giả còn đang chăm lo phát triển Văn Lang Thiên thì nhóm người “phương bắc” đã thừa cơ đánh chiếm đất nước Đại Việt. Và trong ngàn năm đô hộ đó, bọn họ đã rất “xuất xắc” trong việc xóa bỏ một nền văn minh và đưa vào một nền văn minh của họ.

Cho tới khi Văn Lang Thiên hình thành viên mãn, Long Quân Thiên Đế cử tu thuật giả xuống thì mọi việc đã lỡ giở rồi, đành chấp nhận để đất nước Đại Việt trở thành một nước “ngôn ngữ mang dáng dấp phương tây mà văn hóa mang phong cách phương bắc”.

Lúc đó Long Quân Thiên Đế chỉ nói: “Mọi việc thuận theo tự nhiên”.

Văn Lục lục lọi tin tức hồi lâu trong não hải cuối cùng cũng thở dài:

- Đại Việt cũng có nền văn minh riêng của mình. Chỉ có điều đã không giữ được mà thôi a. Thật là buồn thay…

Còn một tin tức nữa làm Văn Lục sửng sốt đó chính là nền văn minh Văn Lang nếu gọi theo ngôn ngữ hiện đại thì nó là nền văn minh “đồ án”, hay nền văn minh “hình xăm”.

Văn minh Văn Lang luôn luôn đi kèm với những đồ án, hình xăm kỳ lạ. Tương truyền người thuộc Đại Việt xưa kia kể cả con trai lẫn con gái đều phải xăm mình. Hình xăm thể hiện địa vị của người đó trong xã hội. Cao hơn nữa chính là những đồ án cao cấp và huyền ảo hơn cả trận pháp mà người thuộc văn minh Văn Lang lúc đó dùng để cũng bái thiên địa, cầu mong những điều tốt lành. Theo truyền thuyết những “thầy cúng” Văn Lang mà ngày nay gọi là tu luyện giả hoàn toàn có thể dựa vào những đồ án huyền ảo đó mà tạo ra mưa, ra sấm chớp, lửa, gió… Như vậy dưới con mắt của dân thường, họ chẳng khác nào thần linh cả. Đó cũng là lý do tại sao một số bộ lạc dân tộc thiểu số vẫn còn sùng bái thầy cúng như vậy. Bất quá nếu thầy cũng thời này mà hiểu được một đồ án sơ cấp của văn minh Văn Lang thôi, ắt hẳn sẽ được sự sùng bái vô hạn. Đang tiếc là có lẽ văn minh Văn Lang là gì họ cũng chưa chắc đã biết được nó là gì chứ đừng nói tới việc thi triển ra một đồ án cúng lễ.

Còn nữa, "Mầm Thế Giới" của tu thuật giả Đại Việt hiện tại đang có cũng là Long Quân Thiên Đế và Thiên Hậu Âu Cơ hoặc dựa vào, hoặc tham khảo những đồ án từ vạn kiếp để lại mà tạo ra… Chứ nếu hai người bọn họ mà tự nhiên “phát minh” ra được "Mầm Thế Giới" thì họ là sáng thế thần mất rồi… không còn thuộc phạm trù là con người nữa. Vậy mới biết nền văn minh Văn Lang đã có một thời cường thịnh tới mức độ nào.

Những tu thuật giả được Long Quân Thiên Đế cử xuống giúp các đời vua phong kiến Đại Việt. Để tiện cho việc chống giặc ngoại xâm bọn họ đã lập nên các môn phái và các gia tộc tu thuật mạnh mẽ hiện nay Văn Lục thấy. Và ngôn ngữ họ dùng trong các tàng thư các không phải là ngôn ngữ người Đại Việt hiện đại đang dùng mà là ngôn ngữ… Văn Lang. Chẳng trách Văn Lục mới nhìn vào liền “mù tịt”.

Mới có vài trang sách đầu tiên, Văn Lục đã hiểu được biết bao nhiêu thông tin thừ thời xa xưa cho tới giờ dưới nhân gian đều đã thất lạc. Chỉ duy có một thứ Văn Lục phát hiện người dân Đại Việt còn giữ được chính là… “trống đồng”.

Tương truyền, ngày xưa, khi nền văn minh Văn Lang còn tồn tại, trống đồng là vật linh thiêng của người dân Văn Lang. Trên mỗi chiếc trống đồng có khắc những đồ án, những hoa văn mà khi mới nhìn vào người ta có cảm giác cực kỳ giản dị. Nhưng nếu quan sát kỹ càng, người ta mới càng giật mình phát hiện ra nó ngày càng huyền ảo. Nó cũng giống như pháp bảo trấn môn của các môn phái tu thuật vậy. Nó không những có ý nghĩa về mặt tâm linh mà nó còn là pháp bảo của các thầy cúng dùng để cầu mưa, cầu mây thuận gió hòa, giải trừ tai ách, khổ sui cho dân chúng an cư no ấm.

Cũng chính vì vật này chẳng khác nào là pháp bảo “trấn quốc” như vậy cho nên dù qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, qua bao nhiêu sự đô hộ, thôi hóa văn minh của người phương bắc, nó vẫn tồn tại cho tới giờ… vẫn kiêu dũng trong nền văn hóa Đại Việt, ngẩng đầu kiêu ngạo nhìn ra thế giới.

Theo truyền thuyết để lại, chỉ riêng trên mặt trống đồng đã có tới một vạn hai ngàn đồ án huyền ảo xen kẽ, phối hợp hoàn hảo với nhau. Và nếu ai có thể tìm hiểu được một phần quy tắc trên trống đồng lập tức sẽ được các tổ tiên, tiền bối trên Văn Lang Thiên đón lên truyền thụ công pháp trở thành thánh nhân trong mắt mọi người. Bất quá những lời này chỉ lưu truyền trong giới tu thuật giả mà thôi, nhân gian có mấy người biết được điều này đâu. Từ bao đời nay cũng đã có nhiều người “vô tình” nghiên cứu ra và đã được đón lên Văn Lang Thiên trong khi dưới nhân gian, trống đồng vẫn tồn tại như một bí ẩn.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Hồn Thuật

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook