Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 131: Cuộc sống cũng có thể là như thế này

Tặc Đạo Tam Si

13/06/2014

Sáng sớm ngày hôm sau, Thương Chu Đức lệnh cho người hầu đi mướn hai cỗ xe ngựa. Cùng với Trương Nguyên hộ tống chị dâu là Phó thị cùng với hai chị em Cảnh Lan, Cảnh Huy, trước tiên là đi đến chùa Linh Ẩn dâng hương tùy hỉ, sau đó cùng lên đỉnh Phi Lai ngắm mặt hồ rộng lớn xanh ngắt trải dài ngàn dặm.

Cảnh Huy nói:

- Nếu cô cô có ở đây thì hay quá, cô cô có thể dạy chúng ta đọc rất nhiều bài thơ về Tây Hồ.

-

Cảnh Lan nói:

- Trước kia cô cô từng dạy chúng ta những bài thơ về Tây Hồ mà. Tiểu Huy, lát nữa ngồi thuyền du ngoạn trên hồ, hai chúng ta cùng thi ngâm thơ về Tây Hồ có được không? Ta sẽ nhường muội một chút, muội đọc thuộc một bài, ta sẽ đọc thuộc hai bài.

-

Đoạn lại nói

- Muội không được nhờ Trương công tử giúp, tỷ đã nhường muội lắm rồi đấy.

Cảnh Huy nói:

- Được, bây giờ vẫn chưa bắt đầu du ngoạn trên hồ đúng không? Vậy muội sẽ nhờ Trương công tử ca ca dạy muội học thuộc năm bài thơ trước, nhất định sẽ thắng tỷ tỷ.

Cảnh Lan trừng mắt nói:

- A, ngươi chơi xấu, không phải tài thực.

Cảnh Huy cười tủm tỉm, nói:

- Chỉ cần ta nhớ lấy, nhớ nằm lòng, thì chính là tài thực của ta.

Cảnh Lan khẽ đảo tròng mắt, nói:

- Được, vậy để Trương công tử ca ca dạy cả hai chúng ta cùng một lúc, ai nhớ được thì là tài thực của người đó.

Đoạn hỏi:

- Trương công tử ca ca, huynh nhớ được bao nhiêu bài thơ từ về Tây Hồ?

Thương Chu Đức và Phó thị thấy Cảnh Lan cũng bắt chước theo Tiểu Huy gọi Trương Nguyên là Trương Công tử ca ca thì không khỏi lấy làm tức cười.

Trương Nguyên nhẩm tính rồi nói:

- Chắc cũng có chừng mấy chục bài, thơ về Tây Hồ có quá nhiều, lát nữa ta sẽ đọc mỗi bài ba lượt, sau đó hai người đọc lại, ai nhớ được nhiều, sai ít, thì người đó có thực tài.

- Được…

Hai chị em đều tỏ ra hào hứng.

Sau khi xuống núi Phi Lai, người ngồi xe, người ngồi kiệu, đám người hầu nô tỳ thì đi bộ, cả đoàn người đến bờ tây Tô Đê. Tô Đê Xuân Hiểu là thắng cảnh đứng đầu trong mười danh thắng ở Tây Hồ, lúc này tiết trời đang vào độ cuối xuân, trên bờ đê dương liễu như mây khói, bích đào rực rỡ, chim hót vang trời, gió xuân phơi phới, khiến lòng người sảng khoái, mắt nhìn không muốn dời.

Người hầu đã thuê được một chiếc thuyền du ngoạn trên hồ, giờ đang đậu mé trong hồ, tựa sát bờ đề chờ đợi. Du thuyền Tây Hồ tinh xảo hoa lệ, hơn xa loại thuyền mui ô bồng, bạch bồng ở Thiệu Hưng.

Du thuyền cỡ lớn dài đến hơn mười trượng, có thể chứa được bốn, năm mươi người, cỡ nhỏ cũng dài chừng bốn, năm trượng, sức chứa hai, ba mươi người.

Chiếc thuyền mà người hầu nhà họ Thương thuê lại có chiều dài chừng sáu, bảy trượng, còn có cái tên tao nhã, gọi là “Hồ Sơn Lãng Tích”. Để mướn một chiếc thuyền như thế này du ngoạn trên hồ một ngày phải bỏ ra sáu tiền, rượu và đồ ăn tính riêng. Trương Nguyên kiến nghị nói:

- Chúng ta hãy khoan vội lên thuyền, mấy dặm Tô Đê này chính là cảnh sắc đẹp nhất của Tây Hồ, hay là chúng ta cứ đi bộ đến Hồ Cảng rồi hẵng lên thuyền.

Tiểu Cảnh Huy rất cẩn thận, hỏi:

- Trước đây Trương công tử ca ca từng đến qua nơi này sao?

Trương Nguyên cười nói:

- Ta đến đây lần đầu, nhưng đọc những bài thơ về Tây Hồ, liên tưởng mơ mộng, trong mơ thì đến Tây Hồ nhiều lần rồi.

Hai chị em cười hì hì, vừa đi trên Tô Đê, vừa yêu cầu Trương Nguyên đọc thơ, hai người bọn chúng muốn thi xem trí nhớ của ai tốt hơn, Trương Nguyên bèn nói:

- Bài thơ “Thủy quang liễm diễm tình phương hảo” của Tô Đông Pha, chắc chắn là hai muội đều đã biết. Năm xưa khi Tô Đông Pha xây đê còn có làm một bài thơ xây đê, Đạm Nhiên cô cô có dạy cho hai muội chưa?

Hai tỷ muội đều nói không có.

Trương Nguyên nói:

- Vậy thì ta sẽ dạy hai muội bài thơ “xây đê” này trước.

Liền đọc rành rọt từng chữ:

- Lục kiều hoành tiệt thiên hán thượng

Bắc sơn thủy dữ nam bình thông

Hốt kinh nhị thập ngũ vạn trượng

Lão phong tịch quyển thương yên không

Tích nhật châu lâu ủng thúy nột



Nữ tường do tại thảo thiên thiên

Đông phong đệ lục kiều biên liễu

Bất kiến hoàng bằng kiến đỗ quyên.

(Đây là bài thơ miêu tả mùa xuân bên Tây Hồ của nhà thơ Tô Thức, hay còn gọi là Tô Đông Pha, có sáu cây cầu được xây bắt ngang Tây Hồ từ Nam ra Bắc , kéo dài 2.5 km, đê rộng 36 m. Lúc Tô Thức nhậm chức tri phủ tại đây, lấy đất và cây cỏ bên Hồ xây thành. Sau đó trồng liễu và đào cùng một số cây cỏ dọc theo bờ hồ, điều đặc biệt là cứ cách một đoạn nhất định lại được trồng một cây liễu hoặc một cây đào, xanh xanh đỏ đỏ như tiên cảnh bồng lai.)

Trương Nguyên đọc lại bài thơ ba lần, sau đó để hai chị em gái nhỏ ngâm lại.

Trong lúc Trương Nguyên đọc thơ, Cảnh Lan, Cảnh Huy đều tập trung lắng nghe, hết sức chăm chú. Thông minh thực ra chính là chuyên tâm, có thể tĩnh tâm lại, có thể hạ quyết tâm thì chính là người thông minh. Hai chị em họ thường ngày hoạt bát, lúc này quấn quýt bên phải bên trái Trương Nguyên, vểnh tai lên lắng nghe. Sau khi nghe hết ba lượt, hai người cùng cất tiếng ngâm, chẳng ngờ là không sai một chữ.

Trương Nguyên khen:

- Tài nữ, hai vị tài nữ.

- Ba người.

Tiểu Cảnh Huy nói:

- Ba tài nữ, còn có cô cô muội nữa.

Mọi người đều bật cười.

Trong lúc Trương Nguyên đọc thơ, Mục Chân Chân cũng cẩn thận ghi nhớ. Nhưng chị em nhà họ Thương mới nghe qua ba lượt đã đọc lại vanh vách, còn nàng chẳng nhớ được mấy câu, chỉ nhớ được hai mươi lăm vạn trượng, cây cầu Đông Phương thứ sáu, còn có Hoàng bằng và Đỗ quyên, nên không khỏi có chút buồn, cho rằng mình ngu ngốc.

Thực ra Mục Chân Chân là người rất tỉ mỉ thông minh, không nhớ được thơ cũng là chuyện thường, bởi vì nàng không biết chữ, không biết bài thơ mà Trương Nguyên đọc có ý nghĩa gì, đương nhiên là sẽ khó ghi nhớ.

Trương Nguyên chỉ tay về phía cây cầu cách đó không xa, nằm ở bờ tây của hồ, nói:

- Đó là cầu Tây Linh, dưới cầu có mộ của Tô Tiểu Tiểu.

Cảnh Lan nói:

- Muội biết bài thơ về Tô Tiểu Tiểu của thi nhân Lý Hạ thời Đường viết, Tiểu Huy không biết. Cô cô chưa từng dạy muội ấy bài thơ này, cũng chưa từng dạy cho muội, là muội tự đọc.

Cảnh Huy nói:

- Vậy tỷ tỷ đọc lên muội nghe với.

Cảnh Lan bèn đọc một lượt bài thơ “U lan lù, như đề nhãn” của thi nhân Lý Hạ đời Đường. Tiểu Huy năn nỉ tỷ tỷ đọc lại thêm một lượt, lúc này nàng chưa nghe rõ, Cảnh Lan cười nói:

- Tiểu Huy ta biết muội quá mà, muội muốn ghi nhớ bài thơ này chứ gì, được rồi, tỷ tỷ dạy cho muội.

Nói đoạn bèn đọc lại thêm một lượt, Tiểu Cảnh Huy bèn lập tức cất lời đọc theo, không sai một chữ, cười tủm tỉm nói:

- Bài thơ này rất dễ nhớ.

Ông trời thiên vị, đất thiêng sinh ra hiền tài. Ba tài nữ nhà họ Thương ở Hội Kê đều vừa có nhan sắc diễm lệ, vừa có tài hoa. Cảnh Lan mới mười tuổi, đã có dáng vẻ của một thiếu nữ yểu điệu, Cảnh Huy bảy tuổi, cũng hứa hẹn sẽ trở thành một mỹ nhân tuyệt sắc. Trương Nguyên nói:

- Đại danh sỹ Giang Nam Viên Thạch Công cũng có một bài thơ viết về cầu Tây Linh, phỏng theo ý tứ của bài thơ về Tô Tiểu Tiểu của Lý Hạ, viết rất có ý nghĩa. Nói đoạn cất giọng ngâm:

Tây linh kiều, thủy trường tại.

Tùng diệp tế như châm, bất khẳng kết la đái. Oanh như sam, yến như sai

Du bích xa, khảm vi sài thanh sính mã, tự tây lai. Tạc nhật thụ đầu hu

Kim nhật mạch thượng thổ.

Hận huyết dữ đề hún Nhất bán trục phong vũ.

Tạm dịch:

Cầu Tây Linh, nước còn mãi

Lá thông nhọn tựa kim, không chịu kết thành dải

Oanh như áo, Yến như trâm

Xe cộ khi xưa, giờ thành củi

Ngựa Thanh Sính, phương tây tới

Hôm qua còn hót đầu cảnh

Hôm nay đã nằm trên đất lạ

Hận máu lẫn vào hồn

Một nửa đời mưa gió.

Đọc từ thơ của người xưa đến thơ của người thời nay, Cảnh Lan bèn hỏi:

- Trương công tử ca ca có biết tự làm thơ không?

Trương Nguyên cười nói:



- Không biết làm thơ, chỉ biết đọc thơ.

Cảnh Huy chớp chớp đôi mắt trong veo, nói:

- Muội muốn học làm thơ, viết nên những bài thơ hay để cho người đời sau phải truyền tụng.

Trương Nguyên khen:

- Tiểu Huy có chí lắm, sau này sẽ vượt qua cả Tạ Đạo Uẩn thời Đông Tấn, Lý Thanh Chiếu thời Tống.

Cảnh Lan nhăn mũi nói:

- Tiểu Huy chỉ thích nói khoác.

Tiểu Huy không phục, nói:

- Giờ muội vẫn còn nhỏ, ai mà biết được sau này muội sẽ thế nào.

Cảnh Lan nói:

- Ta sẽ mở mắt chờ xem.

Tiểu Cảnh Huy nói:

- Nhất định muội sẽ làm cho tỷ phải nhìn muội bằng con mắt khác.

Thương phu nhân Phó thị bị hai đứa con gái nhỏ chọc cho bật cười, không cho hai chị em chúng tranh cãi nữa.

Vừa đi vừa đọc thơ vừa nói nói cười cười, đến chỗ dòng suối nhỏ chảy vào Tây Hồ, bọn người Trương Nguyên cùng đám nô tỳ người hầu, tổng cộng chừng hai mươi người cùng lên thuyền “Hồ Sơn Lãng Tích”, đi tới Tam Đàm Ấn Nguyệt.

Đến giữa hồ còn dừng lại ngắm đỉnh Lôi Phong, hai tháp Bảo Thục, Du Bạch công đê ở phía xa. Ngồi trên du thuyền, nhìn nơi gần thấy xanh ngắt một màu, nhìn ra xa thấy xanh biếc như gương.

Gió xuân thổi vào mặt, phong cảnh tựa tranh vẽ, quả là khiến cho mọi muộn phiền của con người đều phải tiêu tan.

Mục Kính Nham vất vả nửa đời người, đây là lần đầu tiên được an nhàn ngồi trên thuyền đi du ngoạn cảnh hồ, vui mừng đến nỗi há hốc mồm, không ngậm được lại.

Trong lòng thầm nghĩ, thì ra cuộc sống cũng có thể sống như thế này. Tiểu hề nô Vũ Lăng thì càng vui sướng hơn, lần này theo thiếu gia đi Tùng Giang quả là vui hết chỗ nói, có thể nói là rong chơi suốt dọc đường, hơn nữa thiếu gia đã có Chân Chân tỷ hầu hạ, nên hắn an nhàn lắm.

Khi trời ngả hoàng hôn, mọi người lên bờ chỗ cầu tàu, hai chị em Cảnh Lan, Cảnh Huy không ngớt nói về truyền thuyết Hứa Tiên, Bạch Xà gặp nhau trên cây cầu đó. Mọi người tìm một tửu lầu sạch sẽ bên bờ bắc Tây Hồ dùng bữa tối, về đến cửa sông đào thì trời đã tối.

Trương Nguyên đến thuyền Hồng Đầu Chương hỏi thăm. Tần Lương Ngọc là con gái người Miêu, không giống như gia quyến của những hoạn quan hay phụ nữ người Hán, không dám xuất đầu lộ diện.

Nàng ta rất thoái mái bước ra đối đáp, nói Tần Dân Bình đi Dư Hàng chưa về, còn nói:

- Khâu thái giám đã cập bến ở Vu Hồ, năm ngày trước đi qua Tuyên Thành, chắc khoảng năm ngày nữa là tới Hàng Châu.

Trương Nguyên nghĩ thầm trong bụng: “cô nương này giỏi thật, nàng ta ở lại Hàng Châu chẳng phải là đợi để đối chất với Khâu thái giám, người đang định đến kinh thành cáo ngự trạng hay sao?

Nhưng Khâu thái giám đang áp tải một trăm ngàn lượng ngân khoáng về kinh, tất nhiên cảnh giới sẽ hết sức thâm nghiêm, Tần Lương Ngọc dám làm gì chứ?

Trương Nguyên nghĩ ngợi thêm một chút là đã hiểu ra vấn đề, Tần Lương Ngọc lại chẳng phải muốn giết Khâu thái giám, cũng không phải muốn cướp bạc, Tần Lương Ngọc hiểu rõ đại nghĩa, làm việc rõ ràng, sẽ không đến mức bí quá hóa liều mà làm ra việc như vậy.

Nàng ta theo dõi Khâu thái giám suốt dọc đường tới đây là muốn để mắt đến số bạc của Khâu thái giám, không để Khâu thái giám ngấm ngầm di dời nuốt mất năm mươi ngàn lượng bạc đó.

Khâu thái giám vu cáo, hãm hại Mã Thiên Thừa cướp đi năm mươi ngàn lượng bạc, đương nhiên là định ngấm ngầm dấu chung năm mươi ngàn lượng bạc đó vào với số ngân khoáng chuyển về kinh thành.

Khâu thái giám không đời nào dấu bạc trong phủ ở Trùng Khánh, nhất định sẽ mang theo đi đường, nhưng cũng không thể đem thẳng vào kinh thành được.

Năm mươi ngàn lượng bạc chứ đâu phải một tờ chi phiếu, đâu có dễ gì mà cất dấu, cho nên nhất định trong khi dừng lại ở Hàng Châu, Khâu thái giám nhất định sẽ giao bạc cho người nhà Khâu gia cất giữ.

Nghĩ thông suốt điểm này, Trương Nguyên không khỏi khâm phục mưu lược của Tần Lương Ngọc. Nhưng đây cũng không phải là cách tốt nhất, trong chuyện này ẩn chứa quá nhiều biến số, rồi nàng làm thế nào để tố giác Khâu thái giám?

Cho dù Tần Lương Ngọc có bắt được tận tay Khâu thái giám giao bạc cho người nhà Khâu gia thì đã sao, quan phủ sẽ tin một Thổ Ty phu nhân như nàng, hay tin thái giám thuế khoáng được Hoàng thượng sủng hạnh?

Nếu tính như vậy, Tần Lương Ngọc chẳng có được mấy phần thắng. Trương Nguyên mỉm cười nói:

- Phu nhân cho người để mắt đến Khâu thái giám là rất đúng, biết người biết ta mới cho thể bách chiến bách thắng, như thế này đến lúc Chung thái giám thuyết phục Khâu Thừa Ân sẽ càng có thêm vài phần chắc chắn.

Tần Lương Ngọc hơi chột dạ, cậu thiếu niên này thấu hiểu tâm tư của nàng, quả thật, kế sách của nàng cũng chỉ là việc bất đắc dĩ.

Trương Nguyên vừa đấm vừa xoa, kế sách kiểm soát hai đường của cậu ta mới là sách lược tốt nhất để cứu Mã Thiên Thừa chồng nàng.

Chẳng phải là Tần Lương Ngọc không nghĩ đến cách này, mà là không quen không biết, lại không có ai dẫn tiến, không có bột nên chẳng gột được nên hồ.

Trương Nguyên xuất hiện một cách bất ngờ, khiến tất cả trở nên sáng sủa. Tần Lương Ngọc vừa khâm phục, vừa cảm kích, nói:

- Trương công tử là phúc tinh của phu quân ta và thổ dân Thạch Trụ, sau khi việc này thành công, ta sẽ xây miếu thờ sống công tử ở Thạch Trụ.

- Miếu thờ!

Trương Nguyên giật nảy mình, thái giám không thể có con cái nối dõi tông đường nên mới phải xây miếu thờ sống.

Hai mươi năm sau, Ngụy Trung Hiền thích nhất là được người ta xây miếu thờ sống, nên khắp các địa phương trên cả nước đều xây, ngay cả Viên Sùng Hoán ở Liêu Đông cũng chạy theo trào lưu đó.

- Phu nhân, không thể làm thế được. Xây miếu thờ sống sẽ phải giảm phúc thọ, tại hạ là do kính phục lòng trung nghĩa của Mã tướng quân và phu nhân, nên mới giúp sức, chứ không cầu báo đáp.

Tần Lương Ngọc rất cảm động, kính nể vị thiếu niên công tử này đến tận đáy lòng, đoạn bèn gọi con trai là Mà Tường Lân ra khấu đầu với Trương Nguyên.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Lẳng Lơ Tao Nhã

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook