Tào Tặc

Chương 101: Ác Lai đấu Hổ điên

Canh Tân

26/03/2013

Trận đấu giữa Hổ Bôn và Hổ Vệ càng lúc càng tới gần.

Trên khắp các nẻo đường của Hứa Đô lúc này cũng đều bàn tán về trận đấu đó.

Điển Vi và Hứa Chử đều có thể nói là hổ tướng. Một người có tên Ác Lai còn một người được gọi là Hổ Điên. Hơn nữa, cả hai đều là người được Tào Tháo tin tưởng.

Trận chiến này sẽ quyết định ra ai là người số một trong đám cận vệ vì vậy mà thu hút sự chú ý của nhiều người.

Có người nói Hổ Bôn vô địch.

Có người lại cho rằng Hổ Vệ dũng mãnh.

Tóm lại tất cả mọi việc đều khiến cho trận tranh giành này thêm hứng thú.

Đồng thời Tào Tháo còn tuyên bố sau khi luận võ sẽ có thưởng. Nhưng thưởng gì thì y không nói rõ khiến cho mọi người lại càng thêm tò mò.

Ngày mùng mười tháng bảy là ngày diễn võ.

Mới sáng sớm, Tào Bằng đã tới bên ngoài Tây Uyển.

- A Phúc!

Từ xa, hắn thấy Tào Chân mặc trang phục nhung đang vẫy mình.

Tào Bằng vội vàng lên tiếng rồi thúc ngựa tới chào Tào Chân.

- A Phúc! Ta đã tìm hiểu được.

- Tìm hiểu được cái gì?

- Đám người ở lầu Dục Tú đó là sứ giả của Lã Bố. Đệ có còn nhớ cái người húc phải ta bị ngã không? Y chính là Trần Nguyên Long.

Tại dịch quán ở Hứa Đô.

Trần Đăng nằm trên giường mãi cho tới khi ánh sáng mặt trời lên cao mà vẫn chưa thèm dậy.

- Nguyên Long! Ngày hôm nay chúng ta làm gì?

Một nam tử ăn mặc kiểu văn sĩ đẩy cửa đi vào phòng. Trần Đăng quay lưng về phía cửa phòng hơi nhíu mày rồi từ từ ngồi dậy.

- Hôm nay chỉ nghỉ tại dịch quán, không có chỗ để đi.

- Việc Ôn Hầu nhờ... - Nam tử kia vội vàng nói:

- Hai chúng ta tới Hứa Đô bao nhiêu ngày mà vẫn chưa thể gặp Tào công. Ngày đó người và Ôn Hầu có nói kết thân với Tào công, từ chối hôn ước với Viên Công Lộ. Nhưng hiện tại Tào công không triệu kiến chúng ta là cớ làm sao?

Trần Cung không hề có lấy một chút hoang mang, xoay người hơi nhếch miệng, nở nụ cười lạnh. Có điều nụ cười của y nhanh chóng trở lại bình thường. Y mở miệng nói:

- Trọng Lễ! Ngươi nôn nóng vậy thì có tác dụng gì? Ngươi phải nhớ là lần này Ôn Hầu cầu lấy chức Từ Châu mục không phải chuyện tầm thường. Công văn chúng ta đã đưa, người cần gặp cũng đã gặp. Trong hai ngày qua ngươi đi theo ta đều thấy rõ.

- Nhưng...

- Trọng Lễ! Có một số việc không thể nóng vội được. - Trần Cung làm như hiểu rõ mà lên giọng chỉ bảo nam tử kia vài câu. Sau đó, y lại nhẹ nhàng nói tiếp:

- Việc cầu chức này không phải như đánh giặc mà cần phải có quan hệ và sự kiên nhẫn. Người cần gặp chúng ta đều đã gặp. Văn Nhược và Công Đạt thì không cần phải nói. Cho dù cả Chung Do, Khổng Dung, Lưu Diệp ngươi cũng đều đã thấy. Ta còn có thể làm thế nào?

Nam tử kia có chút thẹn thùng, chắp tay nói:

- Nguyên Long! Ngụy Tục là người thô thiển, vừa rồi ăn nói có chỗ bất kính, xin hãy tha lỗi. Chỉ có điều nếu cứ phải chờ thế này thì chúng ta phải chờ tới bao giờ?

Ngụy Tục là thân thích của Lã Bố cũng là một trong tám tướng dưới trướng của Lã Bố.

Trần Cung cười nói:

- Trọng Lễ không nên lo lắng, cứ thoải mái dạo chơi. Sắp tới Tào công xuất binh thảo phạt Viên Thuật sẽ cho Ôn hầu một câu trả lời hài lòng. Nghe nói hôm nay hai viên hổ tướng dưới trướng của Tào công là Điển Vi và Hứa Chử luận võ, chỉ tiếc là chúng ta không đi được. Nếu không thì cũng có thể nhân cơ hội thám thính tình hình.

Tây Uyển nằm bên cạnh Hoàng thành là một trong những cấm địa.

Quân Hổ Bôn và quân Hổ Vệ cơ bản đóng quanh đây, phụ trách bảo vệ Hoàng thành.

Nguy Tục lạnh lùng cười:

- Có cái gì mà xem? Chỉ là bại tướng dưới tay Ôn Hầu... Nếu Nguyên Long nói vậy thì đợi thêm hai ngày nữa. Ta đi tìm chỗ uống rượu, Nguyên Long có hứng thì đi cùng.

Trần Cung chắp tay:

- Ý tốt của Trọng Lễ, Trần Cung xin nhận. Có điều hôm nay Trần Đăng có hẹn với Tử Tự, chuẩn bị tới Long Sơn thưởng ngoạn, sợ là không thể đi cùng. Một thời gian nữa, Tử Tự sẽ tới Trường An. Ta muốn nhân cơ hội này dạo chơi với Tử Tự một chút.

Tử Tự chính là Đỗ tập.

Lúc trước, Nguy Tục và Trần Đăng từng tới bái phòng Đổ Tập biết rằng Đỗ Tử Tự cũng không ưa y.

Thời điểm làm khách ở nhà Đỗ Tập, thậm chỉ ngay cả tiệc rượu y cũng không thèm khoản đãi. Mặc dù sau đó có sắp đặt một chút ở lầu Dục Tú nhưng chủ nhân bữa tiệc là Đỗ Tập lại không xuất hiện. Nguyên nhân thì vô cùng đơn giản. Đỗ Tập không vừa mắt với Lã Bố, nên không thể ngồi cùng bàn với Ngụy Tục. Có lẽ nếu không có Trần Đăng thì cơ bản Đỗ Tập cũng chẳng cho Ngụy Tục bước chân vào cửa nhà y.

Lúc đó, Trần Đăng làm bạn với Ngụy Tục ăn cơm ở lầu Dục Tú, lúc cuối cùng phải nhẫn nhịn cơn tức của gã.

Cứ nghĩ tới nét mặt của Đỗ Tập, Ngụy Tục lại cảm thấy ngán. Sau khi nói khách khí hai câu với Trần Đăng, y liền rời khỏi dịch trạm.

Chờ khi Ngụy Tục đi rời, Trần Đăng mới rửa mặt, mặc một chiếc áo chẽn rồi khoác áo khoác, sau đó mới ra ngoài.

Vào thời kỳ Đông Hán, trang phục của kẻ sĩ phần lớn đều có quy định của nó.

Một năm có bốn mùa nhưng ăn mặc theo năm tiết. Mùa xuân thì dùng màu xanh. Mùa hạ màu đỏ. Tháng cuối mùa hạ thì mặc màu vàng. Còn tới mùa thu thì phần lớn là màu trắng. Mùa đông là màu đen.

Người bình thường ăn mặc không phải chú ý nhiều như vậy, có khi cả bốn mùa chỉ mặc một bộ. Nhưng kẻ sĩ mà mặc lầm màu sắc thì sẽ bị coi là hành động vô lễ.

Ra khỏi cửa thành, Trần Đăng liền thấy Đỗ Tập đứng ở phía xa.

- Tử Tự.

Y vội vàng xuống ngựa chắp tay vấn an.

Đỗ Tập mỉm cười. Khi hai người tới gần, y nhỏ giọng nói:



- Ta đã hẹn với Nguyên Thường tới giữa trưa chúng ta gặp nhau ở đình Phong Vũ.

- Đa tạ Tử Tự.

Đỗ Tập liên tục xua tay rồi sau đó lên ngựa. Trần Đăng cũng sóng vai mà đi.

Hai người đi không lâu thì thấy Ngụy Tục thò mặt ra bên cạnh tường. Y nhìn theo bóng lưng Trần Đăng mà gật đầu, sau đó mới xoay người đi vào cửa thành.

Trước khi tới đây, quân sư Trần Cung đã từng dặn với Ngụy Tục là không thể tin được Trần Đăng.

Trần Đăng là người Quảng Lăng, không chỉ là gia tộc quyền thế ở địa phương mà còn là gia tộc số một ở Từ Châu. Tổ phụ của Trần Đăng là Trần Cầu - Một thấy thuốc vào những năm cuối thời Đông Hán.

Mà phụ thân của Trần Đăng là Trần Khuê, tự Hán Du. Khi còn trẻ, y và đám người Viên Thuật, Viên Thiệu có giao du nên rất có danh vọng.

Năm Trần Đăng mười tám tuổi, đọc rất nhiều sách vở nên có thể nói là người có tài học và phong độ. Năm hai mươi lăm tuổi y đỗ hiếu liêm, trở thành huyện lệnh, đồng thời cũng lập được chiến tích.

Lữ Bố là một người ở nơi khác tới. Hơn nữa, y chiếm lấy Từ Châu cũng không phải danh chính ngôn thuận. Vốn Từ Châu không phải là chỗ của y. Trước khi Từ Châu mục Đào Khiêm chết, phó thác Từ Châu cho Lưu Bị. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo đánh bại ở Duyện Châu thì bỏ chạy tới nương tựa Lưu Bị. Lưu Bị nhận y nhưng rồi Lã Bố lập tức cướp lấy Từ Châu.

Đó là lý do tại sao Lã Bố nóng lòng có được chức Từ Châu mục. Y cần một cái thân phận danh chính ngôn thuận. Mà chính đáng nhất đó là được Hán đế phong tặng.

Từ Châu mục...

Cái chức này đối với Lã Bố vô cùng quan trọng. Y biết Trần Đăng có quen nhiều người bên quân Tào liền nhờ y tới cầu Tào Tháo.

Còn mưu sĩ của Lã Bố là Trần Cung thì không yên tâm lắm về Trần Đăng.

Gã lệnh cho Ngụy Tục âm thầm giám sát hành động của Trần Đăng. Vì vậy mà sau khi tới Hứa Đô, biểu hiện của Trần Đăng hết sức bình thường khiến cho Ngụy Tục cũng từ từ an tâm.

Rừng phong Long Sơn?

Ngụy Tục vừa đi vừa suy nghĩ.

Y nhìn quanh thì thấy cách đó không xa có một cái tửu quán.

Ngụy Tục trong lòng mừng rõ. So với việc đi tới núi hoang để ngắm cảnh thì chẳng bằng ở đây uống rươu, ăn thịt.

Nghĩ vậy, Ngụy Tục liền bước chân vào trong tửu quán.

U...u...u

Trên bầu trời Tây Uyển vang lên tiếng kèn.

Ở đây, tinh kỳ bay phất phới. Xung quanh giáo trường có một đám lính mang binh khí bảo vệ.

Từng đoàn xe nhanh chóng chạy vào trong giáo trường khiến cho bầu không khí nóng lên.

Trên tòa vọng lâu, Tào Tháo ngồi ở chỗ cao nhất.

Hai bên vọng lâu còn có những vọng lâu nhỏ, bên trong là các tướng lĩnh của quân Tào.

Từ phía Đông, theo thứ tự là tướng của dòng họ Tào Tháo, bao gồm Tào Nhân, Tào Hồng, Tào Thuần, Hạ Hầu Đôn.

Thái thú Trần Lưu là Hạ Hầu Uyên do có công việc nên không về được.

Tuy nhiên Tào Tháo vẫn dựng cho y một cái vọng lâu. Chỉ có điều, trên vọng lâu đó phủ một tấm màn, đứng bên trong thấp thoáng có thể thấy được bóng người nhưng không nhìn rõ.

Mà gia quyến của Hạ Hầu Uyên đều ở Hứa Đô nên chẳng lẽ là người nhà của y.

Còn các vọng lâu phía Tây phần lớn là tướng lĩnh mang họ khác.

Những thành viên quan trọng trong quân Tào nhưng không phải người họ Tào đều tập trung tại đây.

Chẳng hạn như Thái thú Lý Điển, tướng quân Từ Hoảng, Bình Lỗ hiệu úy Vu Cấm đều ngồi ở đây. Ngoại trừ đám người đó ra là mấy người Tuân Du, Quách Gia, Mao Giới cũng đều là những thành viên quan trọng. Tất cả đều tập trung xem cuộc chiến.

Có điều, vì vị mưu sĩ cực kỳ quan trọng dưới trướng Tào Tháo lại không có ở đây.

Tuân Úc có công việc không thể thoát ra được. Trình Dục thì đóng quân tại Đông quận không có mặt ở Hứa Đô.

Còn Chung Do thì chuẩn bị tới Trường An cho nên cũng không tới xem cuộc chiến. Bản thân Chung Do cũng tinh thông binh pháp. Có lẽ trong suy nghĩ của y, trấn đấu giữa Hứa Chử và Điển Vĩ cũng chẳng có ý nghĩa.

Trên thực tế trong số các tướng người được Chung Do coi trọng cũng rất ít.

Tào Tháo mặc áo sam đen, ngồi chỉnh tề tại lầu chính.

Đáng nhẽ y phải mặc trang phục màu trắng mới đúng. Nhưng do màu da của Tào Tháo hơi đen cho nên không hợp với màu trắng.

Còn trang phục màu đen lại càng lảm nổi bật lên khí chất uy nghiêm của y.

Ngồi vào vị trí như Tào Tháo, một số việc cũng không cần phải để ý.

Mà ngược lại, những người càng ở dưới tầng lớp thấp thì lại càng coi trọng chi tiết.

Tào Tháo trong uy nghi, danh sĩ trọng lễ nghi... Cái chuyện này rất khó nói ai đúng ai sai. Chỉ có thể xét theo thân phận và địa vị khác nhau mà thôi.

Tào Bằng cũng thấy nếu để cho Tào Tháo mặc trang phục màu trắng mà ngồi ở đây thì đúng là không giống ai.

Tào Cấp yên vị ngồi ở một cái án nhỏ phía dưới lầu chính. Hiện giờ, thân phận của Tào Cấp không còn như trước. Được sự chấp nhận của Tào Tháo, y đã có thể tới được Tây Uyển xem cuộc chiến. Hơn nữa còn được phân ở vị trí quan khách dưới lầu chính. Chỉ bằng đó đủ chứng tỏ sự coi trọng của Tào Tháo đối với y.

Tào Bằng và Tào Chân đi vào giáo trường cũng không tới ngồi cùng với Tào Cấp.

Chuyện nhà mình thì nhà mình biết...

Tào Tháo coi trọng Tào Cấp chứ không phải là Tào Bằng. Nói một cách khác, Tào Bằng không có tư cách ngồi ở đó. Hắn cũng chỉ có thể đi theo Tào chân tới dưới lầu xem cuộc chiến, thậm chí ngay cả tư cách ngồi trong lầu cũng không có.

Nơi này là giáo trường hoàn toàn tuân theo quy tắc trong tuân. Ngươi không có tước vị, không có chiến công, không có thanh danh thì chỉ có thể ngồi ở bên dưới.

Tào Bằng có thể vào được giáo trường phải nói là dựa phúc của Tào Chân. Nếu như y không có cái danh tiểu bát nghĩa thì có lẽ ngay cả cánh cửa của Giáo trường cũng không được tới gần.

Thùng...thùng...thùng...

Tiếng trống dồn dập vang lên làm cho nhiệt huyết của người khác sôi trào.

- A Phúc!



Tào Bằng đang tập trung tinh thần xem cuộc chiến chợt nghe trên đầu có tiếng ai đó gọi mình.

Hắn ngầng đầu lên thì thấy gương mặt lạnh lùng của Tào Hồng đang đưa tay vẫy, ý bảo Tào Bằng lên lầu cùng với y xem trận chiến.

Tào Chân nở nụ cười.

- A Phúc! Đệ lên đi. Có lẽ thúc phụ có chuyện muốn nói với đệ.

Tào Bằng gật đầu rồi xoay người xuống ngựa, trao dây cương cho Hạ Hầu Lan.

Sau đó y nhìn Vương Mãi và Đặng Phạm gật đầu, ý bảo họ đi theo Tào Chân không được làm loạn.

Vương Mãi và Đặng Phạm tỏ ý hiểu.

Tào Hồng đột nhiên gọi Tào Bằng khiến cho rất nhiều người chú ý.

Tào Tháo cũng cảm thấy ngạc nhiên.

Mọi người đều biết rằng Tào Hồng không giao tiếp rộng.

Đặc biệt là tính tình keo kiệt của y, ngay cả tướng lĩnh dòng họ Tào cũng không thích y. Hơn nữa, Tào Hồng cũng không kéo bè két phái, tôn chỉ của y là lão tử kiếm tiền của lão tử, tên nào dám ngăn cản ta thì ta không khách khí. Với tính tình tham lam keo kiệt như vậy thì duyên của người này có thể nói là rất ít.

Nhưng mặc dù Tào Hồng có tật xấu vậy tuy nhiên lại rất trung thành và tận tâm với Tào Tháo. Y càng tham, càng keo kiệt thì càng chứng tỏ y không có dã tâm mà Tào Tháo lại càng tin tưởng y, dễ dàng tha thứ cho những tật xấu của y.

Tuy nhiên từ trước tới giờ, Tào Hồng chưa bao giờ chủ động gọi một đứa bé như vậy. Cho dù là Tào Ngang, Tào Phi thì thái độ của Tào hồng cũng không nhiệt tình lắm. Còn hiện tại, Tào Hồng lại nhiệt tình đón tiếp Tào Bằng thì làm sao mà Tào Tháo không chú ý?

- Công Nhân! Đó là người của nhà ai?

Tào Tháo ngồi thẳng dậy nhìn về phía Tào Bằng.

Cũng chẳng còn cách nào khác, do y quá thấp, nếu không ngồi thẳng thì chỉ sợ không thấy mặt.

Bên cạnh Tào Tháo là một nam tử gần năm mươi tuổi. Y rất cao, ước chừng một mét tám mươi. A... Ít nhất đứng bên cạnh Tào Tháo thì đúng là rất cao.

Tướng mạo của y khá tuấn tú cộng với một chòm râu dài.

Nghe Tào Tháo hỏi vậy, nam tử quay ra ngoài nhìn.

- Chủ công! Đứa bé đó là một trong tiểu bát nghĩa.

- A!

- Nhìn tuổi thì hình như là con trai của Tào đại sư. Ta nghe nói con trai của Tào đại sư nhỏ tuổi nhất nhưng lại là người rất thông minh. Tử Đan đãi nó rất hậu.

Nam tử đó tên là Đổng Chiêu. Vốn y là bộ hạ của Viên Thiệu, có rất nhiều công lao. Nhưng do Viên Thiệu nhiều mưu mà không quyết đoán, tâm tư của mưu sĩ dưới trướng cũng không đồng nhất, kéo bè kết phái.

Đổng Chiêu bị người ta dèm pha nên bắt buộc phải bỏ đi, tìm tới nương tựa Tào Tháo. Sau đó y lại cùng với Tào Tháo nghênh đón Hán Đế được thăng làm Nghị Lang. Đúng là Đổng Chiêu đã đề nghị Tào Tháo đón Hán đế tới Hứa Đô.

Sau đó, Tào Tháo được phong làm Tư Không. Đổng Chiêu là mưu sĩ được Tào Tháo rất tin cậy.

Điểm này thì chỉ cần nhìn Tào Tháo có rất nhiều mưu sĩ nhưng chỉ có Đổng Chiêu được tới lầu chính là có thể nhận ra.

Đương nhiên cũng không phải là Tào Tháo không tin những người khác.

Chẳng hạn như Quách Gia, Trình Dục thì sự tin tưởng của Tào Tháo đối với họ hơn xa đổng Chiêu. Chỉ có điều Trình Dục không ở Hứa Đô, còn Quách gia thì lại lười nhác, không muốn tới lầu chính cho người khác để ý.

Kết quả là chỉ còn có mình Đổng Chiêu tới lầu chính để bồi tiếp.

"Con của Tào đại sư?"

Ánh mắt của Tào Tháo liếc nhìn sang hàng ghế của khách ở bên cạnh.

Tào Cấp đang trong tình trọng nôn nóng nhìn Tào Tháo đi lên vọng lâu của Tào Hồng.

Nhìn nét mặt của y thậm chí có khả năng không biết người trong lầu kia là ai. Điều đó chứng tỏ Tào Cấp cũng không biết tại sao Tào Hồng lại tìm Tào Bằng.

Điều đó càng khiến cho Tào Tháo thêm tò mò.

Thùng...thùng...thùng....

Tiếng trống càng lúc càng vang.

Tào Tháo cũng bỏ qua sự chú ý tới phía Tào Hồng mà đứng dậy đi tới cửa sổ của vọng lâu.

- Quân Minh mới xây dựng Hổ Bôn, tranh chấp với Hổ vệ của Trọng Khang là tranh đấu trong túc vệ. Người thắng sẽ được theo ta chinh phạt Viên Thuật, còn người thua thì phải ở lại Hứa Đô. Tất cả các chư tướng đều có thể bình phán để phân thắng bại.

- Bây giờ luyện tập bắt đầu.

"Người thắng chinh phạt Viên Thuật còn người thua thì ở lại thủ Hứa Đô?"

Điều này đối với Điển Vi và Hứa Chử mà nói thì đúng là một kết quả khó chấp nhận nếu bị thua.

Đối với Điển Vi mà nói thì khi Tào Tháo tấn công Hồ Dương đã không cho y đi. Nếu lần này không được đi cùng thì cho dù có trở thành Hổ Bôn trung lang tướng, Điển Vi cũng chẳng có tâm tranh chấp với Hứa Chử.

Mà Hứa Chử cũng không thể chấp nhận thất bại. Nếu y thất bại thì ngày sau còn muốn tranh đoạt với Điển Vi sẽ rất khó khăn, thậm chí là không còn hy vọng.

Ngày đó, Tào Bằng ở lầu Dục Tú nói với Hứa Nghi, Hứa Chử cũng không để ý trong lòng. Trên thực tế, người Hứa Chử coi trọng cũng không phải là Tào Bằng, mà là Đặng Tắc. Còn về phần trách nhiệm hay vinh quang thì Hứa Chử chẳng thèm nghe. Kẻ làm tướng nếu không thể xông ra trước trận thì làm sao có thể gọi là đại tướng? Không thể chém tướng giết địch thì làm sao mà kiến công lập nghiệp?

Tình huống của y và Điển Vi không giống nhau. Sau lưng Hứa chử còn có một dòng họ khổng lồ. Như vậy mỗi một thành tựu của y đều liên quan tới sự phát triển của dòng họ.

Y tìm tới nương tựa Tào Tháo chẳng phải vì sự lớn mạnh của dòng họ hay sao? Nếu lâm chiến mà rút lại phía sau, không thể lập công thì làm sao cho dòng họ lớn mạnh được? Chẳng bằng đứng ở nhà cho sướng.

Còn Điển Vi thì không hề có áp lực đó.

Trong tiếng trống trận ầm ầm, quân Hổ Vệ vọt vào trong giáo trường Tây Uyển, nhanh chóng triển khai thế trận. Cùng lúc đó thì quân Hổ Bôn từ từ, chi thành nhiều đội tiếng vào giáo trường.

Sau khi tiến vào ở cửa Bắc, trong tiến trống trận, bọn họ chợt xếp thành một đội hình.

Điển Vi ngồi trên một con chiến mã, theo đội ngũ từ từ tiến vào trong giáo trường.

Đi theo sau y có hai người thanh niên. Một người hơi gầy nhưng cao tên là Hạ Hầu Hành, tự Bá Quyền là con cả của Hạ Hầu Uyên. Còn một người có thân thể tráng kiện là người trong họ Tào Tháo tên Tào Hưu.

Cả ba người đi theo phía sau cũng không có phát động công kích ngay.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Tào Tặc

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook