Thứ Nguyên Chi Môn

Chương 113: Sở quốc Dĩnh đô

anpromalong6

26/06/2020

Sở quốc là một chư hầu của nhà Chu tồn tại thời Xuân Thu Chiến Quốc cương vực của quốc gia này án ngữ khoảng giữa Hoài Hà và Dương Tử.

Trong thời kỳ hưng thịnh nhất của mình, Sở có lúc lấn át cả thiên tử nhà Chu và các chư hầu Xuân Thu-Chiến Quốc hùng mạnh còn lại.

Thủy tổ của của quân vương nước Sở là Xứng con trai Ngũ Đế một trong Chuyên Húc, sau này Xứng sinh Quyển Chương, Quyển Chương sinh Trọng Lê và Ngô Hồi.

Hai anh em có công dẹp loạn Cộng Công nên thay nhau giữ chức hỏa chính thời Đế Cốc Cao Tân thị với danh hiệu Chúc Dung.

Ngô Hồi sinh Lục Chung, Lục Chung sinh 6 trai: Côn Ngô, Tham Hồ, Bành Tổ, Hội Nhân, Tào An và Quý Liên.

Quý Liên lấy họ Mị được xem là thủy tổ của các vua Sở sau này.

Sau này hậu duệ của Quý Liên là Dục Hùng, được cử đi cai quản khu vực ở phía nam Triều Ca, giữ chức quan trong triều Thương. Dục Hùng đổi thành họ Hùng.

Dục Hùng từng là thầy dạy học của Chu Văn Vương, có công trong việc tiêu diệt nhà Thương, nên con ông là Hùng Lệ và cháu ông là Hùng Cuồng đều được phong quan trong triều Chu.

Đến đời Hùng Dịch thì được Chu Thành Vương phong cho đất Kinh, làm chư hầu kiến quốc, tước hiệu là Sở tử.

Từ thời điểm đó, Sở chính thức trở thành nước chư hầu của nhà Chu. Đất Kinh còn gọi là Kinh Sở, hay Sở quốc. Kinh đô nước Sở tại Đan Dương.

Suốt dọc lịch sử, Sở tận dụng được địa thế núi non hiểm trở cận Tây để thôn tính dần 45 phiên khác ở bình nguyên Hoa Trung, có lúc lấn át cả thiên tử, dẫu vậy vẫn duy trì hình thái phong kiến chứ không chuyển hóa sang tập quyền.

Nước Sở nằm ngoài các cuộc tranh chấp tại Trung nguyên, tự do phát triển thế lực ở phương nam bằng các thành công trong những chiến dịch quân sự mở rộng lãnh thổ.

Sở nổi tiếng vì khả năng ép buộc và thu hút các nước khác gia nhập liên minh với họ. Từ một nước độc lập nhỏ ban đầu, Sở phát triển trở thành một đế chế rộng lớn và giàu mạnh so với chư hầu.

Đến thời Sở Hùng Cừ (khoảng năm 877 TCN), nhà Chu cũng bước vào giai đoạn suy yếu, mà nước Sở tiếp tục lớn mạnh.

Để chứng tỏ uy thế, Hùng Cừ phong cho người con trưởng là Hùng Vô Khang làm Câu Nghi Vương, người con thứ là Hùng Chí Hồng làm Ngạc Vương và người con út là Hùng Chấp Tỳ là Việt Chương Vương.

Sở là nước chư hầu nhà Chu đầu tiên ở Trung Nguyên tự xưng tước vương.



Sang đến thời Việt Chương vương Chấp Tì lên ngôi ( Hùng Duyên), nhà Chu chuẩn bị đem quân trừng phạt nước Sở dám tự ý xưng vương.

Hùng Duyên sợ nhà Chu còn mạnh, đành thôi không xưng vương nữa, sai sứ sang nhà Chu nộp cống như cũ, bỏ vương hiệu, tự xưng là tử như cũ nên nhà Chu không đưa quân chinh phạt Sở nữa.

Lần xưng vương thứ nhất cũng đánh dấu sự hùng mạnh nhanh chóng của Sở trong thời Tây Chu.

Sang thời Đông Chu thế lực nhà Chu ngày càng suy do sự xâm lấn của Nhung Địch, buộc phải thiên về Lạc Ấp.

Nước Sở ở xa Trung Nguyên nên sự ràng buộc với nhà Chu cũng lỏng lẻo. Đến thời vua Sở là Hùng Thông tự làm lễ xưng vương hiệu, tức Sở Vũ vương bất chấp sự phản đối của vua nhà Chu.

Từ đấy, nước Sở duy trì tước Vương đến tận lúc diệt vong.

Thời đại hùng mạnh nhất của Sở là khoảng thời gian trị vì của Sở Uy vương. Dưới thời đại của mình, Sở Uy vương mở rộng thế lực đến tận nước Ba, thôn tính nước Việt ở phía đông, đại thắng quân Tề ở Từ Châu

“Sở là nước mạnh trong thiên hạ, ở phía tây có quận Kiềm Trung, quận Vu; phía đông có đất Hạ Châu, Hải Dương; phía nam có hồ Động Đình, quận Thương Ngô; phía bắc có cửa ải Hinh, đất Tuần Dương. Đất đai rộng hơn năm nghìn dặm, tướng sĩ mặc áo giáp trăm vạn người, xe nghìn cỗ, ngựa vạn con, thóc gạo đủ chi dùng mười năm. Đó là cái vốn để làm Bá làm Vương”

Sau khi Sở Uy vương qua đời, nước Sở cũng bước vào thời kì suy vong. Vị vua nối ngôi, Sở Hoài vương bước vào tình thế đối đầu với nước Tần hùng mạnh ở phía tây. Cuối cùng, hai nước cũng bước vào trận chiến giành quyền bá vương với nhau.

Mặc dù binh lực của Sở không thua kém Tần, nhưng do sự chuẩn bị chưa tốt nên quân Sở gặp thất bại ở Lam Điền, mất 600 dặm Hán Trung về tay Tần. Sau này, Sở Hoài vương bị vua Tần lừa sang hội rồi bắt giữ, sau chết ở Tần.

Nhân nước Sở rối loạn, vua Tần lại đem quân đánh Sở, chiếm được Vũ Quan, và dần tiến vào sâu trong lãnh thổ của Sở. Nước Sở ngày một suy yếu, thất thế không chỉ với Tần mà còn với cả nước Tề ở phía đông.

Quốc lực của Sở nhanh chóng suy yếu, trong khi nước Tần lại ngày một lớn mạnh. Dưới thời của Tần Chiêu Tương vương, tướng Tần là Bạch Khởi dẫn quân chiếm các đất Yên và Lăng, sau đó tràn vào Dĩnh đô.

Trước sức mạnh của quân Tần, quân Sở không chống nổi, Sở vương phải bỏ chạy khỏi Dĩnh Đô, dời về đất Trần.

Được đà lấn tới Bạch Khởi lại phát binh chiếm đất đất Vu Trung và đất Kiềm Trung của nước Sở, sáp nhập vào Tần. Nước Sở mất đi toàn bộ miền đất phía tây và trở nên yếu thế trước Tần.

Bước sang thời Sở Khảo Liệt vương kế vị cha mình Sở Khoảnh Tương vương, dưới sự điều hành của lệnh doãn là Hoàng Yết, nước Sở chủ trương mở rộng thế lực về phía đông, thôn tính nước Lỗ ở phía bắc, ngay năm nước Tần phát binh diệt Tây Chu.

Sau đó lại mở rộng lảnh thổ xuống phía nam tiến đánh các nước Việt nhỏ hơn, song quốc lực nước Sở lại càng suy yếu hơn trước một tiểu quốc nước Việt.

var _avlVar=_avlVar||[];_avlVar.push(["6f8adab64618480bb109e5dcefadecf7","[yo_page_url]","[width]","[height]"]);



Bách Việt không chỉ đẩy lùi 10 vạn đại quân của nước Sở còn đem nước Sở bốn quận thu về, khống chế toàn bộ con sông rộng lớn Dương Tử.

Sở quốc chi địa, đô thành nơi.

Từ ba mươi hai năm trước Tần quốc Võ An quân Bạch Khởi suất quân công phá Sở quốc đô thành Dĩnh lúc sau, Sở Khoảnh Tương vương đã dời đô thành dời tới đất Trần, thành lập mới đô thành.

Người dân lẫn quan viên thậm chí cả quân vương hoài niệm quốc đô cũ, vẫn gọi đô thành là Dĩnh.

Dĩnh đô rất lớn, thành bày theo hình sao Kim, chu vi khoảng hơn ba mươi dặm, lớp đất ngoài dày đến năm mươi dặm, có thể nói là một trong những ngôi thành to lớn nhất đương thời.

Quy mô chỉ kém Hàm Dương, lại còn có bốn thành phụ, để bảo vệ cho thành chính. Nhân khẩu đạt đến mười lăm vạn hộ, rất phồn thịnh.

Tất cả các kiến trúc quan trọng, đều tập trung ở giữa thành, cung điện, đài tạ, kho lẫm, phủ, khố, tổ miếu, đàn tế thổ thần, tắc tế cốc thần, phủ đệ của quan khanh đại phủ và khách quán của sứ thần nước ngoài đều tập trung ở đây.

Trong thành có các con đường giao nhau, phân chia ra thành các nơi như dân cư, chợ búa, lữ quán, quán xá.

Đô thành canh phòng rất cẩn mật, ở các lối ra vào trong thành đều có cửa cao có thể kéo lên hạ xuống, ngoài thành lại có sông hộ thành, ngày đêm đều có Sở quân canh giữ, phàm là những kẻ muốn qua thành, đều phải nộp thuế.

“ Dĩnh đô” Đứng trên thiên không, cả người hắc y bao phủ Thiên An khóe môi nhích lên độ cong nhìn bên dưới đô thành từng chấm sáng qua lại, lẫn các kiến trúc lầu các hiện ra.

Từ một chuyến Tần quốc trở về hắn làm sao không ghé thăm hàng xóm lân cận của mình được. Hiện giờ trên thất quốc chỉ kém sau nước Tần không ai khác chính là Sở quốc mà thôi, từ thổ địa đến quốc lực nước Sở đều vượt qua các nước còn lại.

“ Tiếc là đa số lăng tẩm Sở quốc đều bị Bạch Khởi họa loạn cả rồi, thua thiệt mà” Thiên An đứng trên không trung lẩm bẩm.

Trộm mộ hắn trộm nghiện, bởi tài sản bên trong các lăng tẩm quân vương để lại tài sản không chút nhỏ nào, những thứ có giá trị đều bị hắn hốt sạch cả.

Có thể nói, mãnh đại lục này trong giới đạo mộ không ai có thể qua được hắn cả, mà cũng chẳng ai có thể nghi ngờ, một quân chủ lại đi làm trộm mộ hành động, lại thêm cái vỏ bọc thân phận cho dù có người phát hiện, ai sẻ tin tưởng được.

“ Sở quốc mặc dù đả yếu nhược trước Tần, nhưng trong 7 quốc hiện giờ, vũ lực chỉ dưới Tần quốc, đất rộng người đông” Thiên An cả thân hình ở trên không di chuyển, ánh mắt quan sát cung điện bên dưới, độc thoại trong đêm.

“ Chiến Quốc tứ công tử, để ta xem thử ngươi cho ta bất ngờ thế nào?” Thiên An nhếch môi thân ảnh lập tức thả người tiếp cận xuống dần đại địa bên dưới.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Thứ Nguyên Chi Môn

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook