Trở Về Thời Bắc Thuộc

Chương 40

Tran Tuan

14/11/2019

Nhưng điều Hãn không ngờ là chưa hết một tuần là số thủy tinh trong kho đã gần hết veo rồi. Bán nhiều nhất là cho thương nhân, chứ cho các tộc trưởng thì mới chỉ được 2 chuyến. Nên Hãn đã xin Công Xương cho những người thợ trở về. Nghĩ cũng mất việc sao hắn không xin từ đầu cho rồi

Lần này bán tại thương hội cũng thu đến 18000 lạng bạc vì có đến hơn 10 thương nhân từ khắp nơi đến mua và đặt hàng. Đáng lẽ số tiền sẽ còn lớn hơn nếu không vì số thủy tinh có hạn. Kho của Hãn vốn rất lớn, nói là kho nhưng chỉ là một bãi đất trống, dựng lán mái tre, đắp rơm che nắng mưa, thủy tinh xếp chồng thành đống, phủ một lớp vải lên, đến khi cần thì mang ra bán thôi.

Số tiền đó kiếm được trong 1 tuần đã khiến Hãn tí phụt ngụm nước uống dở vào mặt Trì, lần đầu hắn kiếm được số lượng lớn như vậy. Lần này ngoài bạc còn kiếm được rất nhiều mối hàng khác, có rất nhiều thương nhân, phần lớn là từ Ấn Độ muốn có sản phẩm của Hãn, họ thậm chí còn đặt rất nhiều đồ vật có hình dáng khác nhau và trả giá hời, những tấm da mô tả lúc nàu đang xếp thành chồng, nếu xếp làm gối đầu còn đủ làm 3 chiếc. Tính ra cần lượng nhân công đến trăm người mới có thể đáp ứng nhưng lúc này đang có chiến tranh với đám phỉ, kiếm đâu là nhân công đây

Thuê người bên ngoài bộ lạc thì hoàn toàn có thể, đào tạo mấy tháng là thành thục nhưng cái Hãn lo là việc lộ ra bí mật làm thủy tinh. Nội cái chuyện dùng người trong tộc Công Xương hắn đã lo chết mẹ rồi. Sợ một ngày họ tách riêng luôn ra, vậy còn ai làm cho hắn nữa, họ có đủ kĩ năng lành nghề, việc duy nhất ràng buộc họ là lệnh của Công Xương. Khi mất đi thì chỉ còn trông chờ vào lòng tốt của họ nhưng đó là thứ khan hiếm ở bất kì thời đại nào. Hắn chưa muốn truyền bá cách thổi thủy tinh lúc này vì nhiều lí do. Kì thực trong đầu hắn có đến giờ đã nảy ra khá nhiều ý kiếm ra tiền nhưng lúc này cần tận thu nhiều hơn từ thủy tinh. Tính ra chỉ còn khoảng 20 năm nhưng nếu lộ ra trước thì chỉ còn 4 năm, lúc đó cả vùng Giao Châu này không nổi tiếng về nghề thủy tinh cũng lạ, như đã nói đồ thủy tinh rất quý, không dễ làm với kĩ thuật thời này nhưng thổi thủy tinh đã thay đổi tất cả.

Bạc thu về nhiều nhưng hắn cần nhiều nguyên liệu chế tạo vũ khí nên ưu tiên lần này là bán cho các bộ tộc xung quanh. Trì sau chuyến đi buôn lần trước biết được Liên Lâu là điểm buôn bán lớn nhất Giao Châu, các bộ tộc từ Long Biên, Chu Diên, Bắc Đái, Khúc Dương,… đêu tụ về đó trao đổi. Rất hoàn hảo để thu mua nguyên liệu, nhưng khi suy tính kỹ lại nảy ra một vấn đề, những thứ hắn trao đổi lại khiến nhà Hán nghi ngờ, sừng trâu, kim loại đồng mua nhiều để làm gì. Nghĩ thế nào cũng để chế cung, luyện vũ khí. Cung nhà Hán đều cần sừng trâu, vũ khí đồng, tuy vô dụng với giáp của nhà Hán nhưng cũng gây được thiệt hại. Mua nhiều không nổi loạn thì làm gì. Quân Hán không thể nhắm mắt như không thấy một vấn để to tổ bố thế được.

10 người thợ thủy tinh ngày đêm thổi lò tạo thủy tinh để làm đủ số lượng Hãn yêu cầu. Việc Trì đi buôn bán nhiều nơi đã đem về nhiều thứ rất hữu dụng, trong đó có thông tin về tên họ Bạch. Bạch Kỷ lúc này đã thống nhất một dải Khúc Dương, thế lực có thể tranh giành ảnh hưởng với các tộc Lạc Hầu phía Tây. Các tộc trưởng cũ, hoặc quy thuận cống nạp hoặc chống lại rồi chết. Kẻ quy phục chỉ đến 1/5 còn lại đều chết, dân số Khúc Dương chết đến 1/3, kẻ chạy nạn sang các quận khác phần lớn bị bắt lại, giải về đối xử như nô lệ.

Ở chổ Công Xương không hề có xung đột nhưng tại Khúc Dương người ta chỉ còn thấy cảnh điêu tàn, làng mạc cháy dở, đầu người nhiều không kể xiết, xác chết nằm gối lên nhau thu hút đàn quạ đến rỉa xác. Chính quyền Hán nhắm mắt làm ngơ cho hành động này mặc cho sự phản đối của các tộc khác.

Thế lực của Bạch Kỷ đại thịnh khiến Hãn cảm thấy lo sợ, lúc này họ Bạch đã là chúa một vùng rộng lớn. Với sự hậu thuẫn của quân Hán thì chắc chắn thế lực của họ Bạch sau này còn lớn hơn, thậm chí là lấn sang các quận khác, lúc đó chỉ sợ hắn lại phải tiếp tục chạy mạng, thành quả bao lâu gây dựng sẽ mất sạch.

Việc buôn bán lúc này chỉ để thu mua nguyên liệu, vận chuyển không phải lo nữa vì thổ phỉ đã bị khóa bên trong. Các quận phía nam quả là nhiều sừng trâu và đồ đồng. Hãn đã nhờ Công Xương yêu cầu các tộc trưởng mang đến nhữ thợ mộc, thủ công lành nghề nhất các tộc để chế tạo cung tên. Nhân số lên đến hơn 50 người. Mỗi cây cung cần 1 tuần để hoàn thành nên sau mấy tháng, tính theo nguyên liệu thì các tộc đã có một lượng đáng kể cung phức hợp, trong đó tộc của Công Xương đã thành lập xong binh chủng cung binh lên đến 300 người ngày đêm luyện tập.

Các trang bị như khiên, giáp mây, rìu, giáo đồng được trang bị đầy đủ cho từng người lính tạo nên sự đồng bộ. Ngoài ra, việc luyện tập cần có chút thay đổi khi Hãn thấy những người lính luyện tập độc lập nhưng không có tính tập thể, thân ai lấy lo

Việc dựa vào khả năng chiến đấu của từng cá nhân tuy cần thiết nhưng chưa đủ để chiến thắng. Một đội quân có kỷ luật dễ dàng đẩy lùi bất kì đạo quân nào chỉ có sức mạnh cơ bắp. Ví dụ thực tiến nhất chính là các quân đoàn La Mã và các chiến binh Germania. Nếu so sánh thì so về chiều cao, kích thước, sức mạnh, người Germania đều hơn hẳn người La Mã nhưng các quân đoàn La Mã thừa sức bón hành ngập mồm bất kì đạo quân Germania nào khi đối đầu trực diện, dù bị áp đảo về quân số.

Vì thế, Hãn muốn chia quân thành các tổ 5 người, chiến đấu như một, người phòng thủ, kẻ tấn công, cho dù kẻ địch bị thương cũng phải cùng nhau hạ, nhất quyết không hành động độc lập. Cách tác chiến rất đơn giản, cách địch mười bước liền đứng sát vào nhau, áp trận thì thay nhau che chắn phía sau lưng đồng đội, bảo vệ điểm mù, như thế tránh trong trường hợp loạn chiến có kẻ đâm lén sau lưng. Các thành viên sẽ thay nhau là tấm khiên lưỡi kiếm cho nhau, khi một người vô hiệu quá vũ khí hay đòn tấn công của địch thì các thành viên còn lại liền lập tức tấn công.

Chiến thuật này đã xuất hiện từ thời Chiến quốc và sau nhiều năm phát triển đã trở nên vô cùng lợi hai. Cán cân chiến trường không còn phụ thuộc vào việc nhiều hay ít mà quân lính phối hợp tốt hay không. Khi xâm chiếm Nam Việt, đối đầu với các bộ lạc Việt, quân Hán dễ dành chiếm lợi thế do các chiến binh bộ lạc không hiệp đồng tác chiến, họ chỉ đơn giản là phục kích, nhảy vào giữa đội hình quân Hán. Mới đầu có tạo nên sự bất ngờ và gây thiệt hại nhưng với trang bị tốt cùng sự kỉ luật nên quân Hán nhanh chóng kết trận đẩy lùi và gây thiệt hại nặng cho các bộ tộc. Nếu các bộ tộc biết chiến đấu theo đội hình thì các trận phục kích quan trọng hiển nhiên có thể tạo nên thương vong lớn cho quân Hán dù trang bị có kém hơn nhiều lần.



Khi Hãn mới nêu ra ý tưởng này hắn đã bị mấy quân nhân của Công Xương mắng cho xối xả. Việc chia tổ đội không những đụng chạm đến tinh thần chiến binh và còn ngăn cản sự “tự do” của họ trên chiến trường. Thông thường họ gặp ai giết kẻ đó nên thường chạy loạn, từ cánh trái vọt sang cánh phải là bình thường. Ngay đến chuyện phục kích thổ phỉ lần trước, các tộc trưởng phải nói đi nói lại đến mười mấy lần họ mới chịu nghe mà nằm im dưới các hầm cá nhân, để cho mấy tên phỉ do thám đi qua

Cách của Hãn nghe Lần này Công Xương có nói họ cũng chỉ miễn cưỡng làm, sợ trên chiến trường lại chạy loạn thôi. Chưa kể lý thuyết là thế, Hãn cũng chỉ đọc qua vài trang sử nói về đội hình chiến đấu cổ đại, còn cách huấn luyện chiến đấu thế nào thì chịu. Bói đâu ra quan huấn luyện lúc này chứ, nhưng nói không phải là không có hi vọng, có thể mua những người bị giáng làm nô tì được mà. Nhưng muốn mua cũng phải tính đến thời gian. Đợi mua được thì lỡ mất kế hoạch rồi.

------------------

Liên quân tiến đánh vào đầm Dạ Trạch chớp mắt đã được 5 tháng. Lúc này đang là mùa thu, nước sông Nhị Hà lên mạnh khiến khu vực lân cận trong phạm vi hơn 14 dặm từ sông ngập trong biển nước. Ít ra Hãn còn thấy con sông này lũ lụt còn hiền hòa hơn thời hiện đại. Hắn có từng nghe nhớ hồi những năm 71 từng có trường hợp vỡ đê sông Hồng khiến hơn 10 vạn người chết, gây ngập lụt diện rộng cho Đồng bằng Bắc Bộ. Hồi đó trận lụt này đứng thứ 2 về mức độ thảm khốc, là một trong những trận lụt lớn nhất thế kỉ 20 của thế giới.

Sông Hồng có dòng chảy dốc nên khi bị lụt thì việc khống chế hoàn toàn bất khả thi dù người Việt hay nhà Hán đã đầu tư không ít công sức vào việc xây để điều nhưng sự hung hãn của dòng sông đến người hiện đại còn đỡ không nổi nói gì cổ đại. Nhưng cha ông ta vẫn có thể phát triển mà mở rộng đất nước, quả thực là rất đáng khâm phục.

Khu vực quản lý của Công Xương cũng chịu ảnh hưởng không kém, nước lụt khiến các nơi gần giáp với sông Hồng, dân phải chạy đến những vùng cao hơn tránh lũ. Họ đã quá quen thuộc với thời tiết nên đã sớm có chuẩn bị di tản.

Vấn đề về lương thực cũng không đáng lo do họ cũng đã tích cóp đủ nhưng mà Công Xương vẫn mở kho thóc cứu tế, lão này trải qua bao đợt lụt cũng có chút kinh nghiệm quản lý những nạn dân này, họ Công biết dù có chuẩn bị nhưng lúc nào cũng thiếu đồ ăn.

Tại một khu đất trống, lúc này trời đang mưa rả ríc nhưng có nhiều người vẫn đội mưa di chuyển. Những căn lán tre xây tạm đang được dựng lên.

-Đa tạ tộc trưởng – Hai ông cụ cung kính chắp tay trước mặt Công Xương nói

-Lão Chính, lão Sao, sao khách khí vậy, cùng là đồng tộc, giúp đỡ nhau là chuyện thường. Lũ lụt lần nào cũng thế có gì phải đa tạ. Hai lão mau đi kiểm lại số tộc nhân của mình dời đến chỗ được chỉ định. Lũ lần này lớn, chắc phải 2 tháng sau mới về được.

-Vâng, chúng tôi xin làm ngay. – Hai lão liền với điệu bộ khẩn trương chạy đi

Hãn cũng phụ Công Xương giúp đỡ các nạn dân. Lúc này đầm Dạ Trạch yên ắng lạ thường, sau nhiều lần tấn công quân Tưởng Kì không thu được lợi thế ngược lại còn bị tổn hại nghiêm trọng. Các chỗ khác thì Hãn không biết nhưng chỗ của Công Xương đếm xác cũng chôn hơn 100 tên rồi. Dựa vào địa lợi chiếm được nên dù quân số ít hơn Công Xương vẫn có thể trụ vững.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Trở Về Thời Bắc Thuộc

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook