Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 644: Đêm tấn công Hợp Phì

Cao Nguyệt

05/01/2018

Lã Mông cười nói:

- Tướng quân cho rằng mục đích thực sự mà quân Kinh Châu đến là gì?

Hoàng Cái trầm ngâm một chút rồi nói:

- Ý của Tử Minh là, Cam Ninh không muốn cướp Hợp Phì?

- Bọn họ chỉ mang có một vạn quân đội đến, tướng quân cho rằng dựa vào một vạn quân này mà có thể cướp được Hợp Phì sao?

Hoàng Cái đã hơi hiểu ý của Lã Mông, quân Kinh Châu đến là để thúc ép mình dẫn quân tấn công Hợp Phì, giải nguy cho Kinh Châu, ông ta gật đầu nói:

- Ngươi nói không sai, Hợp Phì chẳng có ý nghĩa gì với Kinh Châu, nhưng lại rất quan trọng với chúng ta. Tuy Cam Ninh đến là để ép chúng ta tấn công Hợp Phì nhưng ta còn muốn lợi dụng cơ hội này vừa để tấn công chiếm đoạt Hợp Phì, vừa để xem bọn họ có kế hoạch gì không?

- Có!

Lã Mông chỉ vào bản đồ nói:

- Trước Hợp Phì là bến sông Tiêu Dao, có 3 ngàn quân đóng ở đó. Cam Ninh làm ra vẻ bọn chúng tấn công bến sông Tiêu Dao để thu hút sự trợ giúp của quân Tào. Chúng ta phụ trách tấn công thành Hợp Phì, thực ra đây chính là nhường Hợp Phì lại cho chúng ta.

Hoàng Cái gật gật đầu nói:

- Quân Tào ở Hợp Phì chỉ có 1 vạn người, còn liên quân của chúng có đến 3 vạn người lấy được Hợp Phì là điều đương nhiên, tôi muốn biết khi nào thì ra tay?

- Ngay tối nay!

- Tối nay?

Hoàng Cái do dự một chút, buổi tối thích hợp để tấn công lén doanh trại nhưng không thích hợp để công thành, nhưng cuối cùng ông ta vẫn gật đầu:

- Nếu đã như vậy, lập tức truyền lệnh Tam quân, chuẩn bị xuất phát!

Bến sông Tiêu Dao là bến sông đi vào Hợp Phì, là một vùng hồ nước mênh mông nối thẳng với sông đào để bảo vệ thành. Nơi này không chỉ có địa thế khá có mà quan trọng hơn là, một nửa khác của bến sông Tiêu Dao thuộc nội thành Hợp Phì. Không cần tấn công tường thành có thể trực tiếp vào hội thành Hợp Phì. Đây là yếu địa chiến lược của bên ngoài huyện Hợp Phì.

Vì thủy quân Giang Đông nhanh nhạy khiến quân Tào lo lắng quân Giang Đông sẽ tấn công đường thủy. Vị trí của bến sông Tiêu Dao rất nổi bật, chủ tướng Mãn Sủng của quân Tào bố trí phòng ngự rất cẩn mật, chỗ trọng yếu của bến sông y cho 3 ngàn quân chiếm đóng. Xây dựng đại doanh chắc chắn từ ở bờ đông tạo thành nơi yếu địa.

Cam Ninh ra binh trước, y biết được tin tình báo về Hợp Phì rất tỉ mỉ từ một thương nhân đến từ chính nơi đó. Y biết bến sông Tiêu Dao chính là nơi trọng yếu của thành Hợp Phì, một khi bến sông Tiêu Dao bùng nổ trận chiến kịch liệt sẽ thu hút hơn nửa quân đội Hợp Phì đến đây. Đây chính là điều kiện để quân Giang Đông cướp lấy Hợp Phì.

Màn đêm đã buông xuống, quân Hán nhổ neo trên bến thuyền cách thị trấn khoảng 10 dặm, bốn bề tĩnh lặng không một bóng người. Đèn trong thuyền chủ sáng trưng, Cam Ninh đang triệu tập mười mấy bộ tướng thảo luận phương án tác chiến.

Ban ngày Cam Ninh đã phái 2 gã thám báo giả danh là thợ đánh cá dùng thuyền qua bến sông Tiêu Dao đi vào thành Hợp Phì vẽ một bản đồ phòng ngự giản lược. Cam Ninh chỉ vào bản đồ nói với mọi người:

- Ở bến sông Tiêu Dao quân Tào có 3 điểm phòng ngự quan trọng. Bờ tây là Đại quân doanh, phỏng chừng có khoảng hơn 2 ngàn quân. Bờ đông có 1 tiểu quân doanh, dựa vào bến, nghe nói trong quân doanh có thuyền bè, chắc là thủy trại của trinh sát tuần tra. Còn có một trạm canh gác trên một ngọn núi, có thể nhìn bao quát toàn bộ bến sông Tiêu sao, cho nên trận chiến này ta cho phép chia làm 2 đường.

Cam Ninh chỉ vào tiểu quân doanh trên bản đồ nói:

- Ban đêm trại canh gác không nhìn rõ thuyền bè trên sông, chỉ cần chúng ta tắt hết đèn dầu là được, nhưng quân Tào trong tiểu quân doanh sẽ tập kích chúng ta từ phía sau cho nên nhất định phải đánh hạ được nó.

Nói đến đây, y cười nói với Phó tướng Trần Sóc:

- Trần tướng quân có đồng ý với vụ mua bán này không?

Trước kia Trần Sóc vốn là tướng lĩnh của thủy quân Kinh Châu. Sau khi đầu hàng Lưu Cảnh đến nay vẫn cùng Lý Tuấn trấn thủ Vũ Xương, đã được thăng lên làm Giáo Uý. Lần này Lý Tuấn đóng giữ Giang Hạ, Trần Sóc làm Phó tướng theo Cam Minh tấn công Hợp Phì.

Ông ta cũng khom người cười nói:

- Cam chưởng quầy giao việc mua bán, tôi sao có thể từ chối, tôi đồng ý đi.

Tất cả mọi người đều mỉm cười, Cam Ninh lại không cười nữa mà nhìn mọi người với vẻ mặt nghiêm trọng:



- Trận chiến này liên quan đến phá cục giằng co của Kinh Châu, cũng liên quan đến việc tây tuyến bắc phạt có thuận lợi hay không, cho nên ta yêu cầu các vị, bằng bất cứ giá này cũng phải giành được thành Hợp Phì.

Mọi người liền đứng dậy nghiêm nghị nói:

- Ty chức tuân lệnh.

Lúc quân Hán nhổ neo ở Phì Thủy, ở bên kia Phì Thủy đã có mấy tên kỵ binh quân Tào chạy từ xa tới. Mấy tên lính này là thám báo Mãn Sủng phái đi theo dõi quân Giang Đông. Bọn chúng phát hiện ra quân Giang Đông có dị động từ trưa hôm nay liền vội vàng về thành Hợp Phì bẩm báo.

Lúc này, tên thám báo thủ lĩnh bỗng ghìm chặt ngựa nhìn chăm chú vào mặt sông, một lát sau y chỉ vào mặt sông đối diện nói:

- Các ngươi nhìn thấy mặt sông có gì không?

Mấy tên lính nhìn một lúc lâu rồi gần như đồng thanh nói:

- Là đội thuyền!

- Không chỉ là đội thuyền mà còn là cả một đội chiến thuyền.

Tên thám báo thủ lĩnh căng thẳng, tại sao lại có một đội thuyền khổng lồ như vậy? Ai ở trên thuyền? Y không kịp nghĩ lại liền dặn dò một tên thám báo khác tiếp tục theo dõi mặt sông, còn những người khác theo y tức tốc chạy về thành Hợp Phì.

Đối với quân Tào, Hợp Phì như một yếu địa chiến lược vô cùng quan trọng, là điểm mấu chốt để phòng ngự hướng tấn công mở rộng của quân Giang Đông. Đồng thời cũng là lô cốt đầu cầu để theo dõi quân Giang Đông, có trọng binh đóng quân nhiều năm. Khi Giang Đông có nội loạn, có lần số quân đóng ở đây lên đến 8 vạn. Khi thế cục Giang Đông dần đi vào ổn định, số quân Tào đóng quân ở đây mới dần giảm xuống. Lần này, quân Tào nam chinh Kinh Châu đã bắt đầu rút một bộ phận lớn quân đóng ở đây làm cho Hợp Phì chỉ còn lại 10 ngàn người do đại tướng Mãn Sủng cầm đầu.

Quân Tào cũng không quá lo lắng về vấn đề quân Giang Đông sẽ tấn công Hợp Phì. Một mặt triều đình đã sắc phong cho Tôn Quyền làm Ngô công, Tả tướng quân. Mặt khác, cũng bởi vì năm ngoái quân Giang Đông bị Giang Hạ đánh cho đại bại, nguyên khí vẫn chưa được khôi phục. Chưa nói đến lên bắc mà ngay cả việc bình ổn người Sơn Việt làm loạn cũng đã phải cố hết sức rồi. Hơn nữa, Tào Tháo còn cho rằng ngồi nhìn hạc-trai tranh chấp lại càng phù hợp với lợi ích của Tôn Quyền.

Chính cách nghĩ này dã khiến Tào Tháo nhận định Tôn Quyền sẽ không tấn công Hợp Phì. Mà cho dù có tấn công thì cũng chỉ là nể mặt Lưu Cảnh mà tỏ một chút thái độ mà thôi. Nhìn biểu hiện trước mắt của quân Giang Đông thì quả thực là như vậy, đã một tháng quân Giang Đông vẫn án binh bất động.

Nhưng Mãn Sủng lại rất cẩn thận, y phái mật thám theo dõi từng động tĩnh của quân Giang Đông.

Đêm đến, Mãn Sủng tuần tra trên đầu thành giống như mọi khi. Cách y không xa, từng đội tuần tra trên đầu thành cũng bắt đầu đi tuần tra. Y bố trí 7 ngàn quân trong nội thành, còn bến sông Tiêu Dao là 3 ngàn quân. Mãn Sủng không yên tâm nhất chính là bến sông Tiêu Dao kia, đó là vùng không có tường thành, chiến thuyền có thể dọc theo sông đào mà vào thẳng thành. Hơn nữa, với sự sắc bén của thủy quân Giang Đông, vị trí chiến lược của bến sông Tiêu Dao càng trở nên quan trọng.

Mãn Sủng đứng trên đầu thành nhìn bến sông Tiêu Dao phía xa xa. Trong đêm không nhìn thấy đại doanh nhưng có thể nhìn thấy điểm sáng lờ mờ. Y biết rằng, đó chính là đèn lồng treo trên trạm canh gác, đèn lồng sáng chứng tỏ bên sông Tiêu Dao bình yên vô sự.

Đúng lúc này có một tên lĩnh vội chạy đến thi lễ bẩm báo:

- Trương quân hầu quay về rồi, nói có tin tình báo quan trọng.

Trương quân hầu chính là thủ lĩnh đám thám báo mà Mãn Sủng phái đi theo dõi quân Giang Đông. Y có tin tình báo quan trọng, chắc chắn là quân Giang Đông đã có động tĩnh gì rồi. Mãn Sủng vội vàng ra lệnh nói:

- Dẫn y lên!

Không lâu sau, Trương quân hầu được binh lĩnh dẫn lên, y khom người thi lễ nói:

- Tham kiến đô đốc!

- Tình hình Quân Giang Đông thế nào rồi?

Mãn Sủng hỏi.

- Quân Giang Đông có động tĩnh, từ trưa hôm nay chúng đã bắt đầu thu dọn hành lí chuẩn bị xuất phát.

- Đi đâu?

- Chắc là thành Hợp Phì!

Mãn Sủng giật mình, y đã nghĩ chuẩn bị thu dọn hành lý rút lui, không ngờ là đi về phía Hợp Phì. Y vẫn có vẻ không tin liền truy vấn:

- Chắc chắn không? Đi về phía chúng ta à?



- Có thể chắc chắn, ty chức tận mắt nhìn thấy bọn họ đi, hơn nữa ty chức còn có tin quan trọng hơn.

- Tin gì?

Trương quân hầu có vẻ căng thẳng nói:

- Lúc ty chức trở về, có phát hiện trên mặt nước Phì Thủy có chiến thuyền, ít nhất phải hơn 10 chiến thuyền trở lên, đại bộ phận đề là chiến thuyền ngàn thạch.

Tin này khiến Mãn Sủng chấn động,y vội vàng nói:

- Chiến thuyền đang ở đâu?

- Cách chúng ta khoảng 10 dặm.

Tin tình báo này khiến trong lòng Mãn Sủng căng thẳng. Y biết quân Giang Đông không có chiến thuyền trên 1 ngàn thạch, chiến thuyền cũng không đến đây hết. Hợp Phì lại càng không có đến mấy chục chiến thuyền ngàn thạch, đội thuyền chiến này xuất hiện có vẻ kì lạ, đây là có chuyện gì? Chiến thuyền của nơi nào?

Nhưng cho dù y có nghĩ thế nào thì y cũng không thể ngờ đó chính là chiến thuyền Kinh Châu. Dù sao cũng rất xa xôi, thủy quân Kinh Châu không thể bôn ba ngàn dặm mà đến được. Nghĩ đi nghĩ lại, chỉ có thể là quân Giang Đông, lẽ nào là chiến thuyền tiếp ứng của quân Giang Đông sao?

Mãn Sủng nghĩ đến dị động của quân Giang Đông, đội thuyền này xuất hiện như vậy cũng có thể giải thích đây chắc chắn là viện quân của Hoàng Cái do Tôn Quyền phái đến. Nhưng điều khiến Mãn Sủng cảm thấy nghĩ ngờ chính là tại sao quân Giang Đông lại phải xuất phát về phía Hợp Phì? Lẽ nào bọn họ không muốn giả vờ chuẩn bị tấn công Hợp Phì trên quy mô lớn sao?

Trong lòng Mãn Sủng rối bời, nghĩ mãi mà không ra, lúc này phó tướng Tào Chân vội vàng đến. Mặc dù Tào Chân là con nuôi của Tào Tháo nhưng kinh nghiệm và sách lược của y không được bằng Mãn Sủng cho nên Tào Tháo đã bổ nhiệm y làm phó tướng.

Thực tế Tào Chân là trợ thủ của Tào Thuần thống lĩnh Hổ báo kỵ cùng với Tào Hưu làm phó tướng Hổ báo kỵ cho Tào Thuần. Sở dĩ hiện tại y xuất hiện ở Hợp Phì là vì trong 10 ngàn quân đội Hợp Phì có 1 ngàn kỵ binh của Hổ báo kỵ. Tào Chân là thủ lĩnh của 1 ngàn binh Hổ báo kỵ đó.

Tào Chân đi lên hỏi:

- Đô đốc, đã xảy ra chuyện gì vậy?

Mãn Sủng thở dài nói:

- Thám báo phát hiện ra có đội thuyền trên mặt sông cách đây hơn 10 dặm, đều là chiến thuyền ngàn thạch, ước có khoảng mấy chục thuyền. Quân Giang Đông đã rời khỏi đại doanh, tấn công về phía Hợp Phì.

Tào Chân cũng giật mình kinh hãi, y vội nói:

- Đô đốc cho rằng đội chiến thuyền này là của quân Giang Đông sao?

- Ta không biết nhưng ta không ngờ là vẫn còn khả năng khác là thủy quân Kinh Châu?

- Tuy khả năng này khá thấp nhưng cũng không phải là không thể. Nhưng hiện tại với hơn 10 chiến thuyền này, đối phương vượt xa chúng ta về binh lực, Đô đốc, bến sông Tiêu Dao nguy hiểm rồi.

Tào Chân nhắc nhở Mãn Sủng một câu, đối phương đến bằng chiến thuyền chắc chắn sẽ vào thành qua bến sông Tiêu Dao. Y lại nhìn về bến sông Tiêu Dao thấy ngọn đèn giữa không trung vẫn còn, không có gì lạ thường khiến lòng y yên ổn hơn một chút.

Lúc này Tào Chân ôm quyền nói:

- Ty chức đi thủ bến sông Tiêu Dao! Ty chức đã từng luyện thủy chiến ở hồ Huyền Vũ, có thể đánh với địch một trận.

Mãn Sủng biết y võ nghệ rất cao cường, hơn nữa, tên pháp cũng xuất chúng liền gật đầu nói:

- Ta giao 1 ngàn kỵ binh cho ngươi, tổng cộng là 4 ngàn người phải bảo vệ được bến sông Tiêu Dao.

- Tuân lệnh!

Tào Chân thi lễ rồi vội vàng đi, lúc này Mãn Sủng liền xoay người ra lệnh:

- Truyền lệnh của ta, toàn quân lên thành.

Lính liên lạc chạy như bay về phía doanh trại. Mãn Sủng xoay người xuống thành, lúc này trong đầu y có một suy nghĩ: “Vì sao không phải thủy quân Kinh Châu? Rõ ràng là chiến thuyền ngàn thạch, chỉ có thủy quân Kinh Châu đến thì quân Giang Đông mới có thể chính thức tấn công Hợp Phì”.

Lúc này đây, Mãn Sủng bỗng nhiên hiểu ra thủy quân trên mặt sông là đến từ đâu, trong lòng y càng thêm căng thẳng.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Binh Lâm Thiên Hạ

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook