Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 645: Kịch chiến Hợp Phì (thượng)

Cao Nguyệt

05/01/2018

Trong đêm tối, Trần Sóc dẫn theo 2 ngàn binh lính đi dọc theo bờ tây Phì Thủy, nhiệm vụ của ông ta là đánh vào tiểu quân doanh ở bờ tây, phòng quân Hán tấn công từ phía sau. Quân đội của ông ta đi rất bí mật, dần dần đã đến quân doanh, tuy chỉ là tiểu quân doanh nhưng cũng phải chiếm đến mấy mẫu đất. Đây là nơi đóng quân của 1 ngàn quân Tào, cũng có 50 chiến thuyền, là trạm canh gác thủy trại của sông đào bảo vệ thành.

Sau khi Trần Sóc quan sát doanh trại quân địch tỉ mỉ liền phái 2 gã thám báo đến thăm dò cách bố trí doanh trại của quân địch. Một lát sau, hai gã thám báo trở về thấp giọng bẩm báo:

- Bốn phía không có cây củ ấu và sừng hươu, cũng không có hố ngựa vùi lấp, là một doanh trại bình thường.

- Có lính gác không?

Trần Sóc lại hỏi.

- Có nhưng nhiều nhất cũng chỉ có thể nhìn được 20-30 bước.

Trần Sóc đảo mắt lập tức ra lệnh nói:

- Mọi người xếp thành hàng, theo ta đi vào doanh trại của địch.

Chủ tướng Mãn Sủng đã ra lệnh cảnh báo đến bến sông Tiêu Dao nhưng vì mặt sông cách trở tạm thời tin này vẫn chưa đến được tiểu doanh trại bên bến bờ đông. Lúc này, đã là canh 1, đại bộ phận binh lính đang chìm say trong giấc ngủ, trong quân yên tĩnh lạ thường. Trên tháp canh hai bên trái phải của cửa chính có hai tên lính đang tuần tra.

Lúc này, một tên lính bỗng phát hiện ra trong bóng đêm có đội quân xếp thành hàng đang đi tới, y hét lớn:

- Ai, đứng lại.

- Chúng tôi phụng lệnh Thừa tướng, từ Nam Dương đến đây viện trợ, Mãn Sủng tướng quân có ở đây không?

Đối phương cao giọng trả lời nhưng đội quân kia vẫn không dừng lại mà càng lúc càng đến gần. Lính gác hơi chần chừ, y đã được cảnh báo từ lâu nhưng lại không ngờ là có quân đội từ Nam Dương đến, là viện quân mà Thừa tướng phái đến.

Lúc y đang do sự thì đối phương đã đi được mấy chục bước nữa, lúc này tên lĩnh gác mới bừng tỉnh ngộ hô lớn:

- Không được bước về phía trước.

Y vừa dứt lời thì một mũi tên phóng đến nhanh như tia chớp, mũi tên cắm trúng cổ họng của tên lĩnh gác, y ôm cổ rồi ngã vào tháp canh. Bỗng một tên lính khác kịp phản ứng, kinh hãi hô to:

- Có biến, có kẻ thù!

Không đợi cho y gõ chuông cảnh báo, mấy mũi tên đã đồng thời lao về phía y. Y kêu thảm một tiếng rồi ngã xuống. Lúc này, Trần Sóc hét lớn:

- Giết vào trong!

Hàng trăm tên lính ôm cây gỗ xông lên, “ầm” một tiếng vang rất lớn, đâm thủng cửa chính của doanh trại. Ba ngàn quân Hán reo hò liều chết xông vào trong. Tất cả quân Tào đã tỉnh giấc, nhất là hơn 10 lều lớn gần đó không đợi cho binh lính kịp tỉnh lại chúng đều đã trở thành ma dưới lưỡi đao.

Quân Tào bị đánh thức, hoảng sợ la to chạy tán loạn, có rất nhiều binh lính không thể chạy trốn liền quỳ xuống đất xin đầu hàng, tha mạng. Lúc này, trên con đường bên ngoài doanh trại, Tào Chân đã dẫn theo 1 ngàn kỵ binh vội vàng chạy về phía tiểu doanh trại. Y vừa đi ra khỏi thành theo đường vòng đến đây, cách doanh trại có 1 dặm thì bỗng có một tên lính chỉ vào tiểu doanh trại hô to:



- Tướng quân mau nhìn xem!

Tào Chân ghìm chặt chiến mã, y đã nhìn thấy lửa cháy từ phía tiểu doanh trại:

- Không hay rồi!

Tào Chân bỗng hiểu ra, đây chắc chắn là tín hiệu báo tin cho một đội quân khác tấn công bến sông Tiêu Dao.

Tào Chân đang định quay ngựa nhưng lại ghìm chặt chiến mã, từ từ tháo giáo dài xuống. Vì sao y lại bị động? Vì sao phải đi? Y muốn giết địch trong tiểu doanh trại, y bỗng giơ cây giáo dài trong tay hét lên:

- Các huynh đệ, theo ta giết vào!

Một ngàn Hổ báo kỵ liền chạy, như một trận sấm đánh về hướng về tiểu doanh trại.

Lửa trong tiểu doanh trại đúng là tín hiệu phát đi cho Cam Ninh. Lúc này, đội thuyền của Cam Ninh đã ở ngoài doanh trại đang lẳng lặng đợi lúc xuất kích. Nhìn thấy lửa từ tiểu doanh trại cháy từ phía xa nhưng Cam Ninh vẫn chưa truyền lệnh tấn công.

Cam Ninh đứng ở đầu thuyền nhìn chăm chú vào ngọn đèn lồng trên trạm canh gác phía xa. Đèn lồng đã tắt, đây là tín hiệu cảnh báo, nhưng điều khiến Cam Ninh thấy lạ chính là trước khi tiểu doanh trại đốt lửa làm tín hiệu thì đèn ở trạm canh gác đã tắt rồi.

Điều này chứng tỏ quân Tào đã phát hiện ra từ trước khi bọn họ đến. Nếu đã như vậy có thể nào doanh trại chủ đã có sự chuẩn bị hay không? Ánh mắt của Cam Ninh nhìn về phía doanh trại chủ, tràn đầy sự nghi ngờ.

Lúc này, có một gã nha tướng đến gần thuyền lớn của Cam Ninh hỏi:

- Tướng quân, có đánh một trận không?

Cam Ninh gật gật đầu, cho dù đối phương có phát hiện ra bọn họ hay không thì trận chiến này cũng không thể tránh khỏi. Cam Ninh liền ra lệnh:

- Có thể xuất chiến rồi, bảo các huynh đệ dùng tấm chắn bảo vệ mình.

Vừa ra lệnh, chiến thuyền của Cam Ninh liền phát đi tín hiệu. Đây là tín hiệu ra lệnh cho 30 chiến thuyền tấn công. Trong bóng đêm, 30 chiến thuyền cùng xuất phát, dùng sức đạp của con người bánh xe gỗ chuyển động chiến thuyền càng lúc càng nhanh. Lính đứng đầy trên chiến thuyền tay cầm trường mâu, căng thẳng nhìn bến thuyền trong bóng đêm.

Trên bến thuyền rất yên tĩnh dường như không ai phát hiện ra chiến thuyền Kinh Châu. Càng lúc càng gần, 300 bước, 200 bước chiến thuyền đã đi vào trong 100 bước. Trong bóng đêm bỗng có tiếng mõ, ánh lửa xuất hiện trên bến thuyền, vô số lính mai phục trên bến thuyền xuất hiện.

Trên bến thuyền có khoảng hơn 10 ngàn quân đội, bọn chúng giương cung nỏ bắt lên chiến thuyền của quân Hán. Tên bay như vũ bão, bắn về phía thủy binh quân Kinh Châu, không ngừng có người kêu lên thảm thiết ngã xuống nước.

Lúc này, chỉ nghe thấy “ầm” một tiếng vang thật lớn. Một con thuyền phía trước đã va phải một tảng đá lớn, đầu thuyền bị dập nát, thân thuyền lật úp. Gần trăm binh lính trên chiến thuyền ngã xuống nước, mấy chiến thuyền ngay sau đó cũng va phải đá lớn loạn thành một bầy.

Đây chính là “ám khí” Mãn Sủng thiết lập để đề phòng chiến thuyền của quân Giang Đông xâm lấn. Chỉ có thuyền trăm thạch hoặc thuyền nhỏ mới có thể lách qua được. Không ngờ, chiến thuyền quân Giang Đông chưa đến thì chiến thuyền quân Kinh Châu đã đánh vào. Chiến thuyền của quân Hán đều là 500 thạch cho nên không thể lách qua được những tảng đã ngầm dưới sông này.

Dưới nước có đá lớn chắn đường, trên mặt nước tên như mưa, binh lính chết thê thảm và nghiêm trọng, chiến thuyền Kinh Châu không thể đổ bộ, đành phải rút lui về phía sau.



Lúc bến sông Tiêu Dao bị ngăn cản thì tiểu doanh trại cũng xuất hiện cục diện bất lợi. Tào Chân dẫn theo 1 ngàn kỵ binh Bổ báo giết vào trong quân doanh, triển khai trận chém giết thảm khốc với 3 ngàn thủy quân Kinh Châu.

Hổ báo kỵ là đội quân tinh nhuệ nhất của quân Tào. Trước năm Kiến An thứ 10, kỵ binh của Hổ báo kỵ không nhiều lắm, chỉ có hơn 6 ngàn người nhưng trong cuộc chiến tranh tấn công người Ô Hoàn, Tào Tháo đã lựa chọn ra 3 ngàn trai tráng Ô Hoàn có kỹ thuật cưỡi ngựa tốt thành lập tân Hổ báo kỵ binh, giao cho Tào Thuần huấn luyện. Mấy năm qua đi, kỵ binh của Hổ báo kỵ đã là chủ lực chiến đấu trên bộ của quân Tào.

Tào Thuần dẫn theo chỉ vẻn vẹn 1 ngàn kỵ binh đánh tan 10 ngàn quân của Viên thị, lúc tiêu diệt Điền Ngân, Tô Bá người Hà Gian tạo phản, 3 mãnh tướng họ Tào là Tào Thuần, Tào Hưu, Tào Chân đã dẫn theo 2 vạn Hổ kỵ binh một trận chiến đã đánh bại 200 ngàn quân khởi nghĩa, làm cho Hổ báo kỵ uy danh khắp Hà Bắc Trung Nguyên.

Đây là lần đầu tiên Hổ báo kỵ gặp thủy quân Kinh Châu. Cho dù thủy quân trên mặt nước là vô địch thiên hạ nhưng trên đất liền thì thua xa Hổ báo kỵ. Từng đội từng đội Hổ báo kỵ tung hoành trong quânh doanh, chiến đao bổ chém, trường mâu đâm nhanh. Lính Kinh Châu hưng phấn phản kích nhưng cuối cùng vẫn không thể chống lại kỵ binh của quân Tào. Họ không ngừng bị kẻ địch đâm chết, kêu la thảm thiết từ tứ phía. Trận hình tập kết của Thủy quân Kinh Châu bị kỵ binh tấn công, dẫn dần lâm vào hỗn loạn.

Trần Sóc thấy tình thế không ổn, ông ta biết rút lui ra ngoài doanh trại thì chỉ còn đường chết, liền chỉ vào trong nước hô lớn:

- Rút lui lên mặt nước!

Hai ngàn thủy quân đã tử thương mất hơn 400 người, còn lại hơn 1500 binh lính đều chạy về phía doanh trại bến thuyền phía tây nam, một ngàn kỵ binh thì đuổi giết phía sau.

Lúc này, Tào Chân nhìn thấy Tào Sóc. Y biết đây là chủ tướng của quân địch liền treo giáo dài, giương cung lớn. Tào Chân có cánh tay sức mạnh ngàn cân, tiễn pháp xuất chúng, từng cưỡi ngựa bắn hổ, hồ kêu lên rồi ngã gục.

Tào Chân phóng ngựa, lắp cung tên một mũi tên bắn về phía chủ tướng của quân địch. Lúc này, Trần Sóc lui binh trên bờ, bất ngờ gặp mũi tên bắn nhanh như tia chớp liền tránh không kịp. Một mũi tên bắn trúng đầu, ông ta đã chết thảm dưới cung tên của Tào Chân.

Tào Chân thấy chủ tướng quân địch đã chết liền giơ giáo lên hét lớn:

- Giết chết hết cho ta.

Một ngàn kỵ binh từ tứ phía tấn công thủy quân Kinh Châu, còn thủy quân Kinh Châu thì đều nhảy xuống nước ra sức bơi ra đảo nhỏ trong hồ từ cách đó một dặm. Tào Chân đang muốn hạ lệnh dùng mũi tên bắn quân địch dưới nước thì lúc này có một gã kỵ binh chạy đến lớn tiếng bẩm báo:

- Tướng quân, quân địch đã bắt đầu tấn công vào doanh trại chủ rồi, có hơn trăm chiến thuyền, thanh thế rất lớn.

Tào Chân bị chấn động, Mãn Sủng giao bến sông Tiêu Dao cho y, nếu doanh trại chủ bị chiếm đóng, đường thông hành vào trong thành sẽ bị mở. Y không tiếp tục đuổi giết binh lính rơi xuống nước nữa, liền phất tay hô:

- Đi theo ta!

Một ngàn Hổ báo kỵ quay ngựa đi theo Tào Chân phi gấp về phía ngoài đại doanh.

Thủy quân Kinh Châu tấn công doanh trại chủ cũng không được thuận lợi. Thuyền va phải đá ngầm dưới nước đã không thể cập bờ, hơn nữa mũi tên của địch bắn xuống cũng dày đặc. Thủy quân chỉ có thể dùng cung tên để đánh trả, cho dù có lá chắn hộ thân nhưng thủy quân vẫn bị thương vô số. Xa xa, cửa thành phía tây có tiếng la hét giết rung trời, đây là quân Giang Đông đã phát động tấn công thành trì.

Theo ước định của hai bên, quân Hán lấy bến sông Tiêu Dao thu hút quân Tào chủ lực, làm giảm sự phòng ngự của quân Tào ở thành trì để quân Giang Đông có cơ hội phá thành, nhưng tình huống không ngờ khiến quân Hán tấn công gặp phải khó khăn, không thể thi hành theo tiến độ kế hoạch ban đầu đã đề ra.

Lúc này Cam Ninh đã biết tin Trần Sóc bỏ mạng, y tức sùi bọt mép, hai mắt đỏ ngầu, tay cầm đơn kích và tấm chắn nhảy lên một con thuyền 3 lá quát to:

- Đi theo ta!

Hơn 10 thuyền ba lá chở 200 tên lính đi theo sau Cam Ninh chạy về phía bến thuyền.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Binh Lâm Thiên Hạ

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook