Mang Theo Không Gian Tới Thập Niên 50

Chương 18: Lý Thảo

Bạch Sương Đầy Đất

19/02/2022

Sáng sớm, vừa mới uống cháo xong, Đông Mai đã đến tìm Bảo Lâm đi ra sau núi nhặt nấm, đào rau dại.

Thời tiết hôm nay không tệ, ánh nắng rực rỡ, một đám chim sẻ nhỏ ríu rít nhảy tới nhảy lui ở đống cỏ khô bên đường. Trông qua có vẻ rất vui vẻ tự do khiến tâm trạng của con người cũng không tự chủ được mà bay bổng theo.

Thời gian này đúng là thời điểm tốt để ra ngoài.

Trên đường, hai cái dáng vẻ nho nhỏ đang cõng sọt, trên quần áo khâu đầy mảnh vá, những mảnh vá vải thô màu đen nối tiếp nhau. Nhất là mấy vị trí đầu gối, khuỷu tay hay là mông lại càng dễ bị mài mòn, vì thế mảnh vá chồng mảnh vá, trông qua càng thêm cũ nát.

Đây là quần áo hai người mặc khi làm việc, là quần áo của người lớn sửa lại, cho dù làm bẩn hay làm thủng thì cũng không thấy đau lòng. Lúc về vá một chút, giặt đi xíu, lần làm việc sau đó lại tiếp tục mặc.

Làn da lộ ra ngoài ở trên tay với trên mặt hai người đều là màu vàng. Ở nông thôn, vì quanh năm suốt tháng làm việc bên ngoài mà phơi nắng đến nỗi đen vàng, tình huống làn da hiện tại của hai cô còn được coi là tốt đấy.

Cơ thể gầy gò lanh lảnh, vì trên người mặc quần áo của người lớn sửa lại nên chỗ tay áo và ống quần lộ ra vẻ hơi rộng. Gió to vừa thổi, quần áo khẽ động, trông giống như sắp bị gió thổi ngã mất.

Hình tượng này ở đời sau chính là dáng vẻ của dân chạy nạn đang đứng sờ sờ trước mắt, nhưng ở thời đại này thì đó lại là vẻ bình thường nhất, cực kỳ phổ biến.

“Bảo Lâm, cô biết không! Đêm qua đại nha đầu Lý Thảo lại bị mẹ cô ấy đánh, còn đánh rất nặng. Nghe nói cả người toàn là máu, hình như hôm nay vẫn chưa đứng lên được.” Vương Đông Mai cau mày, biểu cảm nghiêm túc, vừa đi vừa nói với Bảo Lâm.

“Hả, tôi không biết, đêm qua nhà tôi không có ai ra ngoài, hôm nay thì cô đến từ lúc sớm. Sao lại đánh Lý Thảo, không phải gần đây Lý gia đang muốn trông cậy vào Lý Thảo làm việc kiếm công điểm[1] à? Thật sự đánh đến mức nặng như vậy ư? Ngay cả đứng cũng không được.” Bảo Lâm nghe thấy Lý gia thì nhíu nhíu mày, nhưng vẫn thuận theo lời muốn hỏi rõ ràng một chút.

Công điểm [1]: điểm tính công lao động của xã viên hợp tác xã nông nghiệp trước đây.

Lý Thảo là con gái được Từ Tú Anh dẫn ra khỏi Lý gia, Từ Tú Anh đó lại là em dâu bên nhà mẹ đẻ của đại bá mẫu Lý Đào nhà cô.

Nghe được bác gái trong thôn có nói lúc uống trà tán dóc, trước đó vì Từ Tú Anh sinh ra con gái khiến nhà chồng rất không chào đón, hơn nữa mấy năm sau cũng chẳng được thoải mái. Cho đến khi chồng chết rồi cũng chỉ có một con gái, nhà chồng căm hận cô ta, cảm thấy cô ấy khiến cho con trai tuyệt hậu, cho rằng cô ấy là sao chổi, vừa kết thúc tang sự, Từ Tú Anh trên người không xu dính túi kèm thêm một đứa con gái đều bị nhà chồng đuổi ra ngoài.



Năm đó Từ Tú Anh về nhà mẹ đẻ, không nhận được hoan nghênh của chị dâu, thì lại đúng lúc Lý gia chạy nạn vào thôn Thượng Hà, cần chỗ dừng chân. Từ Tú Anh mượn cơ hội gả cho Lý Cường.

Nhà mẹ đẻ của Từ Tú Anh không chịu nuôi con giúp nên mang đến Lý gia. Sau đó tên con cũng theo đó mà thay đổi, gọi là Lý Thảo.

Tuy nói Lý Thảo có mẹ, nhưng mà mẹ ruột kia còn không bằng cả mẹ kế, lớn lên trong nỗi khổ chất chứa.

Vì Từ Tú Anh sinh ra con gái mà không nhận được sự chào đón của nhà chồng. Ngay cả bản thân Từ Tú Anh ích kỷ trọng nam khinh nữ cũng không phải là thứ gì tốt, lấy cái cớ không như ý của bản thân mà trút giận xuống người còn gái nho nhỏ.

Từ nhỏ Lý Thảo đã bị Từ Tú Anh véo rồi đánh mà lớn lên. Mới bốn tuổi đã phải giặt quần áo của cả nhà và tã của em gái sinh sau cô ấy, sáu tuổi đã phải dẫm lên ghế nấu cơm khuấy cỏ heo, tám tuổi bắt đầu làm việc. Cô ấy thuộc về loại bò già ở Lý gia, ăn thì ít mà làm thì nhiều. Một khi bên đó không vừa ý thì đổ ập xuống người cô ấy chính là một trận đánh tàn nhẫn.

Ở Lý gia, địa vị của Lý Thảo là thấp nhất. Khi không hài lòng, ngay cả em gái mẹ cô ấy sinh sau đó cũng có thể véo cô ấy đến nỗi xanh tím.

Trong đó việc đánh nhiều nhất, tàn nhẫn nhất vẫn thuộc về Từ Tú Anh. Khi còn nhỏ Bảo Lâm đã từng đi theo đại bá mẫu Lý Đào qua Lý gia một lần. Cô thấy Lý Thảo bị đánh, bị bà ta dùng cây gậy trúc liều mạng mà đập, đập đến nỗi quần áo cũng bị rách, còn để lộ ra chút máu lờ mờ. Những người khác của Lý gia thì ngồi một bên nhìn một cách hờ hững, không có một chút phản ứng nào. Dường như đây chỉ là chó mèo ở cạnh đó đang đánh nhau như bình thường mà thôi.

Em trai, em gái được một mình Lý Thảo tự tay giặt quần áo đút cơm cõng trên lưng thì ở cạnh xem đến mức nhiệt tình, đã hào hứng lại còn khen hay, lúc có thể còn lấy hòn đất cục đá ném vào. Nghe thấy chị của bọn họ kêu rên thì vui vẻ vỗ tay.

Chính là lần đó đã đánh một phát rất sâu vào cảm giác của Bảo Lâm, hình ảnh ngày hôm ấy vẫn luôn thoáng hiện trong đầu cô. Buổi tối hôm đó nó khiến cô gặp ác mộng cả một đêm, ngày hôm sau còn bị sốt nhẹ.

Về sau Tô Hồng Anh không để Bảo Lâm đi qua Lý gia nữa, Lý Đào thấy Bảo Lâm như vậy thì cũng không vui. Có ý gì chứ, kia chính là nhà mẹ đẻ của bà ta, sau này cũng không muốn đưa Bảo Lâm đi nữa.

Chỉ có điều, tuy sau đó Bảo Lâm không đi qua Lý gia, nhưng ngày đó thật sự đã đánh sâu vào tâm trí cô quá mức. Từ ấy về sau, ngoài Lý Đào Lý Thảo ra thì nàng cũng không dám động vào hay dính vào đám người Lý gia như nước lũ thú dữ kia một chút nào.

Lý Thảo sống ở Lý gia bị đánh đến mức thảm như vậy, trong thôn này cũng không phải chưa từng có người nói hay là khuyên Lý gia và Từ Tú Anh. Họ nói rằng thế không dễ nghe, thanh danh sẽ kém vân vân mây mây gì đó, tất cả đều có ý đồ khuyên bảo nhà họ đối tốt với Lý Thảo chút.



Suy cho cùng, trong thôn mà có một nhà như vậy truyền ra ngoài thì thật sự cũng khó nghe, dù sao bây giờ bên ngoài nói chỗ đàn bà độc ác tàn nhẫn gì đó đều phải thêm ba chữ thôn Thượng Hà ở đằng trước.

Nhưng cái loại thanh danh, thể diện này không để ăn mà cũng chẳng để uống, nên Lý gia và Từ Tú Anh cũng không để bụng. Cơm còn không có mà ăn kìa, còn đâu mà thèm cái thứ thanh danh này chứ. Mà cái gọi là thể diện kia cũng là kiểu nói vứt là có thể vứt, nói nhặt là có thể nhặt. Giờ đã nghèo thành bộ dạng như quỷ rồi, ai mà để ý hả!

Cái thứ gọi là thể diện thanh danh này, gặp người để ý thì còn có thể sử dụng nó để trói buộc hạn chế người ta. Nhưng khi gặp người không để bụng đến thì nó cũng chỉ là quả rắm, còn không chân thực bằng cái màn thầu đâu.

Từ Tú Anh cứ một câu con của tôi, muốn đánh thế nào thì đánh như thế, ngay cả khi đánh chết thì các người cũng không quản được để bịt kín rồi từ chối tất cả.

Hiện tại người trong thôn vẫn coi con là vật riêng của cha mẹ, cho dù Từ Tú Anh đối với Lý Thảo như vậy thì cũng cho rằng đây là chuyện nhà, chuyện riêng nên chỉ có thể khuyên bảo, hoặc là lúc không có ai thì len lén cho đứa trẻ chút đồ ăn. Người khác hay người ngoài đều không có quan điểm sẽ nhúng tay vào, mà họ cũng không có cách nào mà quản, đây là quy củ trong thôn.

Gia đình nghèo khó, cuộc sống không như ý khiến Từ Tú Anh đổ lỗi tất cả cho Lý Thảo, coi cô ấy thành kẻ đầu sỏ gây tội. Vì thế bà ta đánh chửi Lý Thảo như phát rồ, không chịu buông tha. Dường như đánh chửi Lý Thảo là có thể hả dạ, đứa con Lý Thảo này chính là nguồn gốc đau khổ của bà ta, là thù địch sống còn của bà ta, không thấy Lý Thảo mình đầy thương tích nằm kêu rên thì không thể hài lòng.

Nếu không phải khi còn nhỏ Lý Thảo rất tài giỏi, có chút tác dụng thì khi trong tình cảnh nhà đã nghèo mà còn không giúp được gì, nàng đã sớm bị đánh chết. Sau khi Lý Thảo lớn lên thì Từ Tú Anh càng đánh càng ác. Vào thời điểm bắt đầu làm việc còn tốt, vừa đến mùa đông rảnh rỗi một cái, thì nó đã được gọi là thời điểm tàn nhẫn.

Có lẽ đợi sau khi cô ấy có tiền, cuộc sống tốt hơn thì mới có thể để ý đến cái thứ thanh danh thể diện này. Lúc đó mới có thể làm lại từ đầu, phủ thêm da người cười đến mức dịu dàng thân thiện, đối với những người khác thì nói cười nhẹ nhàng, đối với trẻ con thì trêu ghẹo đầy yêu thương.

Không đến mấy năm, tất cả những chuyện bọn họ đã làm trước kia sẽ phiên thiên[2], thời gian sẽ giúp bọn họ rửa tấy hết tất cả dơ bẩn, đến lúc đó lại là người phúc hậu đáng được xem trọng trong miệng người khác.

Phiên thiên[2]: Việc đã trôi qua sau này không nhắc đến nữa, coi như chưa có việc gì xảy ra.

Nhưng hiện tại Từ Tú Anh chính là đồ đàn bà độc ác đứng thứ nhất trong thôn Thượng Hà, thanh danh đó ngược gió thổi mười dặm.

Vào những lúc không có ai thì những thím chú ý đến bà ta đều nói bà ta không bằng súc sinh, còn ác độc hơn con cọp, vì ít nhất thú vật như con cọp sẽ không gây tổn hại đến con của mình.

Đương nhiên Lý gia cũng không phải cái thứ gì tốt, trong thôn ai mà không biết Lý gia là một ổ ác lang chứ, ngay cả mấy đứa Từ Tú Anh sinh ra sau đó cũng không phải cái thứ gì tốt

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Mang Theo Không Gian Tới Thập Niên 50

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook