Một Thời Vụng Dại

Chương 8

Nguyễn Thị Phi Oanh

17/06/2014

Tiễn ba mẹ lên phi cơ để sang Campuchia công tác . Khả Khả nghe lòng bùi ngùi phút rời tay mẹ . Những lời dặn dò , khuyên nhủ trong đêm của mẹ , cho cô 1 sức sống ;

Mẹ luôn là dòng suối hiền hòa , xoa dịu mỗi lúc cô mệt mõi , chán nản vì sựi? phấn đấu với mọi tình huống bất ngờ ập đến.

Lam Hằng nắm tay Khả Khả bảo :

- Mình lên sân thượng tiễn ba mẹ nha ?

- Không cần đâu . Mẹ vào phòng để kiểm tra hành lý và hộ chiếu , lâu lắm mới theo xe ra phi cơ . Mình về thôi.

- Mỗi lần ba mẹ đi công tác vậy bao lâu ? Hai ng` luôn đi chung với nhau sao ?

Buồn bã Khả Khả đáp :

- Không đâu . Tuy công tác nhưng ba đi nước này , mẹ theo đoàn ghi tin ở nơi nào cần đến . Thỉnh thoảng mới được sắp xếp đi cùng , tuy theo công việc có cần chức năng của hai ng` hay không ? Cho nên , cuộc sống bắt buộc ba mẹ xa nhau mãi . Có khi mẹ được ở nhà , thì ba bắt đầu ra đi , cứ thế tiếp diễn.

- Vì vậy mà Khả Khả và các em luôn ở với ngoại phải không ?

Khả Khả thở dài mắt nhìn chiếc phi cơ nằm phơi ngoài sân nắng ấy.

Cô buông lời giọng chùng thấp :

- Lam Hằng tưởng ở với ngoại chị em mình được yên thân sao ? Không có ai thương mình bằng cha mẹ cả . Nhưng nghề nghiệp trong xã hội , kinh tế khó khăn , không thể chuyển ngành dê dàng theo ý mình muốn , nên cha mẹ đành phải chịu xa con như vậy . Chứ ba mẹ biết chị em mình chịu đắng cay , vất vả ghê lắm.

- Cậu mợ không thật lòng thương chị em Khả Khả sao ? Còn bà ngoại chi . Chẵng lẽ , ngoại biết mà im lặng hay sao ?

Vừa thả đều chân ra cổng sân bay , Khả Khả nhìn mây trắng lang thang trên khung trời cao rộng đó và từ từ kể lể :

- Cậu mợ làm nghề tựi? do, bất cứ hàng gì miễn có lãi là bán. không cần biết chất lượng tốt hay không , hàng lậu hay hợp pháp. Tốt cho người tiêu dùng hay có hại đến sức khỏe của nhân dân, làm tuổi trẻ bị suy thoái . Bà ngoại lại lệ thuộc vào sựi? cung cấp của cậu mợ nên nói gì bây giờ đây ? Cha mẹ dù gởi tiền lo cho con mình nhưng bà ngoại phải cựi?c khổ chăm sóc. Nếu nói ra cậu mợ đâu có để yên ! Vì thế, mà im lặng mãi là vậy.

- Cậu ấy không thương chị em Khả Khả không ?

- Tiền của ba mẹ gởi hàng tháng thì nhận, nhưng hôm nào bán ế hay thua lỗ, rượu vào thì lời ra. Gặp đứa nào là la không ngớt miệng. Ông kể lể công lao của mình dài như sớ táo quân vậy . Càng nghĩ về gia đình nội ngoại, mình càng chán lớn.

Lam Hằng ôm vai bạn xiết nhẹ :

- Rồi tất cả sẽ qua thôi mà . Bao giờ Khả ra trường, có công việc cố định mình về nhà sống riêng ấy ở . Đâu lệ thuộc cậu mợ mãi mà sợ, mà buồn chứ ?

- Mình cũng muốn thựi?c hiện điều đó nhiều năm naỵ Nhưng QK sắp thi vào đại học, cần được ăn uống điều độ, nghỉ ngơi và không bị xáo trộn tâm tư nó . Còn Quốc Hương cấp hai, ngây ngô qúa . Ba chị em sống làm sao khi đi về, ăn uống tốt được . Cho nên mình không dám lộ nét khó chịu trong mắt khi đối diện cậu mợ là vậy đó.

Lam Hằng hứa hẹn :

- Lần nhập học này nếu ba mẹ Khả Khả đồng ý mình kêu bạn cùng khóa đến ở . Chúng ta sẽ chia tay công việc nội trợ, chắc chắc mọi vấn đề sẽ ổn thôi . Chỉ sợ ba mẹ Khả Khả không thích nhà có người lạ Ở.

- Để mẹ về mình hỏi ý. Mẹ sẽ có kế hoạch cho chúng ta . Có như thế sẽ thoải mái cho mình hơn.

- Mẹ đi bao lâu ?

- Lần này mẹ không thích đi theo ba, vì bên ấy chiến sựi? bất ổn . Nhưng Việt Kiều của mình bị sát hại nhiều qúa, những tin tức này rất cần thiết . Ba muốn mẹ theo cùng, bởi lâu lắm rồi hai người không gặp nhau . Vì thế, thời gian khó biết, tùy theo tình hình có khẩn trương hay không ?

- Ừ há !

- Mẹ khuyên mình đủ thứ, nhớ lời mẹ dặn từng khía cạnh mình càng thương mẹ hơn . Sau này ra trường, mình cố gắng làm việc hầu có nhiều tiền để giúp mẹ . Thấy nghề nghiệp của mẹ đòi hỏi nhiều mặt qúa, tội mẹ biết bao.

- Quanh vấn đề công tác lưu động, xa gia đình cũng đủ "oải" rồi . Đừng nói chi cựi?c khổ ở khía cạnh khác cho mệt.

- Ra xã hội kiếm được tiền đâu phải đơn giản . Tất cả đều có sựi? trao đổi sòng phẳng . Bộ xòe tay là có tiền sao ?

- Vậy mới nói . Nhưng có người sẵn sàng làm viên gặch trải đường cho mình đi . Vậy mà có kẻ lắc đầu từ chối, bởi vậy, ngu chưa từng có mới chết chứ ?

Khả Khả nghiêng người cho bàn tay đặt lên vai cô rơi xuống . Khả Khả liếc đáp :

- Bộ họ làm cử chỉ đẹp đó một cách khơi khơi à ? Nên nhớ sau sựi? dâng hiến đó là một điều kiện kèm theo . Này nhé, sựi? cân bằng dĩ nhiên là điều ắt có và đủ đấy nhé . Làm bộ quên hay cố ý trói buộc đây hở bà mai dong ?

- Chẳng lẽ người ta đưa lưng cho mi ngồi rồi cõng mi về nhà lập trang thờ ? Người ta thương vợ nên lo toan tất cả, không để "bà" cựi?c khổ . "Cưng như trứng, hứng như hoa" vậy . Bà còn đòi hỏi gì nửa. Bộ ai muốn được người ta cưới dễ lắm sao ?

- Bởi không dễ nên mình đâu dám nhận . Nếu dễ nuốt ai để con mồi béo bở ấy vuột khỏi tầm tay chứ . Chú Long là hàng "xịn" mà, made VK, có con gái nào dám tựi? xu(*ng mình không thích đô - la chứ ? Khoái mắc chết, chứ dám chê à.

- Nếu bà là lô con gái đó chú Long đỡ biết bao.

- Thôi chuyển phương hướng khác đi, nhắc hoài bản "Dạ cổ hoài lang" nghe đau lòng qúa . Bà thích nhìn mắt tôi buồn lắm sao ?

Lam Hằng cười rụt vai :

- Ai biểu bà can trường không chịu chỉ đường nào đi vào địa đạo, dẩn đến nơi "Bang Chủ" đang luyện bí kiếp chỉ ? Nếu chịu hợp tác chúng ta đôi bên cùng có lợi . Còn thích "Bế quan tỏa cảng" thì làm sao bình thản được, mà yêu cầu ta thôi đi tìm tông tích nạn nhân chứ ? Bổn phận mà.

- Muốn hoàn thành nhiệm vụ trên giao chứ gì ? Khỏi cần báo cáo ta cũng biết nhà mi theo chân ta để thám thính tin tức . Uổng công và tốn tiền một cách tội nghiệp em ạ . Chẳng khai thác gì được đâu nhé em gái . Hãy trở về tạ tội với thủ lĩnh đi.

- Dù không tìm ra được những gì cấp trên giao phó . Nhưng đi bên cạnh một người đẹp như mi cũng là điều thỏo mãn rồi . Vừa du ngoạn, vừa được nếm đủ vị cao lương, có lổ lã gì chứ ?

Khả Khả cười rút vai :

- Nói đi, nói lại cũng không quên món ăn thức uống . Vậy mới nói : "Giang sơn dễ đổi, tâm tánh khó dời" là đâu có sai.

Lam Hằng nhướng mắt tiếp lời Khả Khả với nụ cười :

- "Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng tình yêu dành cho Duy Long trong lòng ta không bao giờ thay đổi, OK ?"

Khả bật cười theo đôi mắt nheo nheo với vẽ thỏa mãn in hằn trên ấy của Hằng . Họ là thế đó, trăn trở phút nào đó, rồi vui đùa bên nhau.

Từng bước ngả nghiêng đi vào nhà, ông cậu lẩm bẩm khi mắt bất chợt ngừng lại nơi băng đá.

- Sao mày chưa về Cao Lãnh Khả Khả ?

Lam Hằng và Khả Khả cùng quay lại . Nhìn gương mặt đỏ gay của cậu, Khả Khả nhỏ nhẹ đáp :



- Dạ, con ở lại chơi mai con về nội, thưa cậu.

- Ồ ! Vậy là biết điều đó, nếu mày đưa hai đứa kia cùng đi . Tao chán cái nhà "từ thiện" này qúa rồi . Ngày nào cũng có khách tham quan, không bên chồng thì bên vợ . Cứ đến ở vài hôm rồi đi, đã ăn không trả tiền còn mời khách ăn "miễn phí" theo cùng . Hỏi tiền đâu mang cơm gạo để đãi khách thập phương đây, mày nói đi ?

Gương mặt của Lam Hằng tái đi vì ngượng . Khả Khả cũng chết lặng, trước những lời lẽ kém tế nhị ấy của cậu mình, nắm tay Lam Hằng bóp chặt . Lam Hằng đầu cúi thấp, tránh ánh mắt soi mói của gã say rượu ấy, đồng thời cô cũng không muốn bạn khó xử.

Giọng lè nhè của cậu không ngừng :

- Bao năm nay tao qúa mệt mỏi bởi đa mang ba chị em mày rồi . Hảy cút đi cho tao nhờ, mày hiểu không ? Tại sao không về bà nội mày, báo cho bà biết thề nào là cựi?c khổ, hao tốn . Có con trai đi ăn bám bên vợ không biết nhục là gì mà . Bà chị ngu đần của tao lại để bà gìa mình chăm sóc đám con vô tích sựi? của mình . Thật đáng ghét.

Khả nắm tay Hằng định đứng lên, nhưng giọng gằn gằn của bà ngoại từ trong nhà bước ra.

- Mày ăn nói ngang như cua vậy, mà nghe được sao ? Bộ con Thúy Hương hằng tháng không cung cấp cho con gái của nó sao, mà mày kể lể không ngượng miệng vậy thằng kia ?

- Má lúc nào chẳng nói thế . Nếu chị ấy có đưa tiền sao tiền của má mỗi ngày một thâm thụt vậy ? Với cái lương căn bản của phóng viên đó, má nói đi, đủ nuôi ba đứa nó không ? Nếu không có tụi con, má gì có tiền mà lén lút, giấu đút lo cho nó tập vở, ăn học chứ

Cậu bướng bỉnh lớn tiếng.

- Cho dù tao có nuôi cháu của mày đi nữa đâu có lỗ gì mà la hét tụi nhỏ . Mỗi lần mầy nhậu về, y như là cái chợ Ở đây vậy . Lớn rồi sao không tu tỉnh nết na, ngôn ngữ lại cho đàng hoàng . Mỗi cái, mỗi hét lên, phanh phui chuyện gia đình, hay lắm sao ?

Bà liếc về Khả và Lam Hằng dịu giọng :

- Hai đứa đi ngủ cho khỏe, ở đó nghe làm gì . Thứ say xỉn ăn nói đàng hoàng gì đó mà ngồi nghe.

- Má đó, lúc nào đối với đám con của chị Hương thì ngọt ngào lo lắng đủ thứ . Còn thằng Hoàng của con, mỗi lúc nó về là má rầy đủ mặt là sao ? Cháu đứa nào cũng là máu thịt củ má, vậy mà bên nặng bên nhẹ, má công bình chổ nào ?

Bà "hứ" mắt trừng to nhìn con trai của mình :

- Tên mày là Hiếu chứ mày thì vô tình, bạc nghĩa, hiếu đạo không có được một ly nửa. Thằng Hoàng giống ai vậy ? Tối ngày đua xe, ăn mặc như kẻ cướp, cách nói chuyện với bà nội của nó như bọn xã hội đen . Làm sao tao thương cho được chứ . Vả lại, nó có mẹ cha cận kề đêm cũng như ngày, đâu cần người nào lo lắng, an uỉ chăm sóc nó; mà ta phải dịu dàng để thâu phục tình cảm của một đứa con mất dạy chưa từng có như nó sao ? Mày thương qúa thì "lạy" nó đi. Tao thì không thể nào.

Bà bỏ vào nhà, nhưng tiếng xe rít dài ngoài cổng khiến bà cùng Khả dừng lại, nhìn ra, ánh mắt lo lắng . Từ ngoài bước vào, hai người mang sắc phục công an, mắt dừng trên khuôn mặt bà hỏi :

- Xin lỗi bác là chủ nhà này à ?

Giọng ngoại của Khả Khả run lên :

- Dạ đúng, có chuyện chi không vậy cậu ? Đừng ngại nói đi.

Cậu nhìn trân trối họ, rồi chận lời :

- Phải thằng Hoàng đua xe bị bắt không ? Ôi ! nhằm nhò gì, về đi mai tôi đem tiền bạc lên đóng phạt là xong ngay . Có gì phải đến tận nhà báo chứ ? Để thì giờ đi bắt cướp giữ gìn an vui cho bà con đi, ở đó mà nhằn nhỏi má tôi.

- Anh im chưa, muốn tôi đưa anh về trụ sở làm việc không ? Nhậu say phát ngôn bừa bãi quen tật.

Hiếu có vẻ sợ nên đáp lại giọng dịu hơn: - Vậy chuyện gì nói đi, tôi là ba của thằng Hoàng nè. Dám bắt tôi không? Dừng "hù" nha ông bạn, tôi đâu có phá làng phá xóm đâu mà hăm với he chứ.

Đợi Hiếu vào nhà, một người dìu bà lại băng đá, nhỏ nhẹ hỏi :

- Hai cô đây là người nhà của bác phải không ?

Bà ngoại đưa tay chỉ và gật đầu :

- Nó là cháu ngoại tôi . Mấy em có chuyện gì cứ nói . Nếu ở nhà đây có điều chi sơ sót, tôi sẽ bảo chúng nó sửa mà . Thấy hai em mặc quân phục vào nhà, lòng tôi phập phồng lo lắm . Trước sau gì cũng biết, cứ phơi bày ra đi, cho tôi đỡ hồi hộp.

- Dạ, con biết, đó là tâm lý chung mà . Bác à, nhà bác có anh Ngô Quoc Khả và chị Nguyễn Thúy Huong phải không ?

Khả Khả nhanh miệng đáp, bởi gương mặt ngoại tái đi :

- Đó là cha mẹ của tôi . Có gì không anh?

Hai ánh mắt của họ giao nhau trước lời nôn nóng của Khả Khả . Cô bắt gặp sựi? hội ý của họ, liền bảo :

- Cứ nói đi, cha mẹ tôi thế nào rồi ?

Giọng chùng thấp thật nhẹ, anh đáp mắt quay đi :

- Có phải ông bà sang Campuchia có công việc, đi chuyến bay lúc mười giờ hôm qua hay không ?

- Đúng rồi ! Chuyện gì xảy ra cho cha mẹ tôi vậy ? Nói đi chứ ?

Khả Khả nắm lấy tay người ấy lay mạnh . Tiếng thở dài thoát ra và giọng thật chận rãi muộn phiền:

- Chuyến bay ấy bị sựi? cố nên...

- Ba má tôi thể nào hở ! Trời ơi ! Ông nói đi.

Thật nhỏ, người ấy đáp :

- Điện từ bên ấy về cho biết... Ông bà cùng số người trên chuyến bay ấy... Không may bi...

- Chết ư ?

Người đàn ông ấy cúi mặt gật đầu nhẹ . Khả Khả ngã vào vai của bạn bật khóc . Trong khi bà ngoại của Khả được người ấy dìu vào nhà trong tiếng khóc nghẹn ngào của bà.

Lam Hằng mặc cho Khả nằm vùi trên giường với dòng lệ lăn dài . Cô không an ủi, cũng chẳng khuyên lơn, vì cô biết cứ để cho Khả khóc, chỉ có nước mắt mới vơi đi phần nào nỗi khổ trong lòng. Cô thương bạn mình lâm vào cảnh nghiệp ngã . Một lúc hai nỗi bất hạnh ngã ập lên mảnh đời cô độc của Khả Khả làm sao không khóc được !

Người đến chia buồn, kẻ nắm tay Khả Khả với một lời khuyên chân thành đầy nước mắt . Cậu mợ Hiếu thản nhiên trước cảnh người ra vào tấp nập . Họ vẩn đi về như mọi ngày, gương mặt không hề để nét ưu tư về sự mất mát một người chị duy nhất của mình . Điều này khiến Lam Hằng tặng cho họ ánh mắt đăm đăm xen lẩn sự khinh bỉ.

Cơ quan, báo chí và bạn hữu gom góp lại được số tiền khá lớn, giúp Khả Khả và các em vượt qua thời gian đầu khó khăn . Hằng thấy cậu mợ của Khả Khả có cái nhìn về số vốn này không được nghiêm túc . Cô tự gọi điện thoại cho Duy Long lên với mình để hội ý xem làm thế nào cho tốt. Duy Long theo lời Hằng bay về Sai Gon. Anh bàn với ngoại Khả đem số tiền ấy gởi ngân hàng để tránh tình trạng thất thoát một cách vô lý oan uổng.

Nhân dịp này Duy Long nhập tiền mình vào, để Khả Khả có thể chống trả sự khó khăn không may kéo dài với chị em cô . Duy Long dù chưa được Khả Khả chấp thuận nhưng anh luôn có mặt bên cô suốt thời gian ấy.

Đến ngày Duy Long đi, Khả Khả ôm cánh tay anh nghẹn ngào khóc :



- Em cám ơn anh đã lo lắng cho em suốt thời gian qua . không có anh, em không biết mình phải làm sao nữa ! Duy Long , anh tốt với em qúa.

Không ngăn được tình cảm đang ngút ngàn dâng lên . Duy Long ôm lấy cô trong vòng tay khép kín của mình . Anh thật xúc động trước sự kiện bất ngờ này . Anh hôn cô thật nồng ấm, Duy Long muốn kéo dài giây phút thiết tha, dịu êm ấy.

Cô ngồi bên anh dịu dàng trần tình :

- Với mẩu người của anh, làm sao em có thể lạnh nhạt được, nhưng xét lại mình em không sao xứng đáng với tình cảm tốt đẹp mà anh đã trân trọng dành cho em . Khả Khả thật có lỗi với anh, Duy Long.

Hôn lên tóc cô, anh ngọt ngào bảo :

- Anh hiểu, nhưng tình đã cho em rồi dù có bị từ chối cũng không sao xóa đi hình ảnh em được. Anh biết mình phải làm gì trước thái độ chối bỏ của em mà.

- Anh không giận em sao ?

- không , trái lại anh rất thương em, hiểu và thông cảm mọi tình huống em mang. Khả Khả, anh không thay đổi khi đã cầu hôn em; hãy yên tâm về anh và cố gắng phấn đấu với nỗi nghiệt ngã vây quanh em. Rồi anh sẽ tìm cách trở về giúp em có được cuộc sống bình yên . Hảy tin anh.

Khả Khả dưa tay lau nước mắt :

- Em cảm ơn anh. không ngờ cuộc đời em gặp nhiều cay nghiệt như vậy . Nếu Lam Hằng và anh không ở bên em, không biết Khả Khả nầy phải làm sao nửa !

- Tất cả đã qua rồi, hãy quên nó đi em ạ . Lam Hằng sẻ ở bên cạnh, nó sẽ giúp em trong mọi việc . Hảy yên tâm học hành . Em đừng quên năm nay sự phấn đấu phải cao hơn để kết qủa của những năm học qua có sự mỹ mãn, tốt đẹp, em nhớ chứ ?

Anh vuốt tóc Khả Khả trong xúc động, bởi gương mặt nhạt nhòa của cô tự vai lên vai anh nghẹn ngào, nức nở.

- Mỗi người một duyên phận, nếu chúng ta có nợ với nhau, thì không ai có thể tách rời mình được . Hãy xem như bạn bè, còn ngày mai cứ để cho duyên kiếp định đoạt cho chúng mình đi em ạ.

- Duy Long , em rất thương anh... nhưng em không thể làm vợ của anh được... Điều này làm em đau khổ lắm anh biết không ?

- Anh hiểu . Chuyện ấy sau này sẽ tính đi . Giờ anh phải đi thôi, Khả Khả anh sẻ liên lạc với em sau nhé . Nhớ bảo trọng . Tạm biệt.

Duy Long rời cô và quay vào phòng kính với thái độ vội vã . Lam Hằng biết chú sợ phút giây bịn rịn bên Khả . Đợi Duy Long khuất bóng, cô quay lại nắm tay Khả Khả hướng về chổ đậu xe bảo :

- Chúng ta về, để còn đón em Quốc Hương đến giờ tan trường rồi, bà quên sao ?

Cô lắc đầu, thấp giọng, môi lẩm bẩm :

- Từ từ rồi mình củng chẳng còn ai cả . Nếu không có hai em, mình không thiết sống chút nào Lam Hằng à.

- Có gặp những bất trắc thì kinh nghiệm sống và sức phấn đấu ở bản thân càng cao . Đời đâu phải con đường thẳng đầy hoa chứ . Chú Long nói gì, mới đây bà quên sao ? Phải sống, dù sao cho có ý nghĩa . Ôm chán nản, thụ động thì có ai trong những người đó chứ.

Khả thẫn thò đi bên cạnh Lam Hằng rắn giọng :

- Mẹ cha mất đi, bà ngoại cũng gìa rồi . Hai em rất cần sự bảo bọc của Khả Khả . Bây giờ, Khả không còn sống cho mình và những nỗi buồn vui của mình nữa . Mà Khả Khả phải nghĩ đến tương lai của em mình, hiểu không hở ?

Cô gật đầu, ánh mắt nhìn Lam Hằng sáng lên, Khả đáp :

- Đúng vậy, bây giờ còn nhiều chuyện cần mình . Lam Hằng , cảm ơn bạn đã lo lắng nhắc nhở; nếu không , mãi chìm mình trong đau khổ, Khả Khả quên đi bổn phận đang chờ mình phía trước . Mình về Lam Hằng . Còn phải đến cơ quan của mẹ cha nữa chứ ?

Liếc bạn Lam Hằng tạo bộ mặt hí hửng :

- Vậy sao ? Giờ không thèm khóc cho ướt hết mấy cái khăn của người ta nữa à.

- Ai trong hoàn cảnh của mình mà không ngã qụy chứ ?

- Cho nên, mình can đảm, phấn đấu để được đứng vững mới hay ?

Khả Khả liếc bạn :

- Thì bây giờ người ta thôi buồn rồi, còn nói gì nửa.

- Hồi nào nhất định không nhận tình cảm của người ta . Rồi phút cuối cùng khóc thấy ghê, làm chú Long cũng khóc luôn.

- Bà biết gì mà nói . Duy Long , nhiệt tình lo lắng ai không cảm động chứ . không được làm vợ anh ấy, người ta vui hay sao ?

- Vậy thì OK đi, có chết thằng tây nào đâu mà sợ.

- Một ngày nào đó, bà sẽ hiểu, sẽ thấy tôi bóp lòng từ chối là đúng, không làm sao khác được.

Lam Hằng khoát tay :

- Thôi bỏ chuyện đời xưa đó đi, giờ nói chuyện thằng cha Hoàng con của cậu mợ Hiếu nè.

- Hoàng sao ?

- Anh công an đêm ấy đến báo tin về ba má đó bà nhớ không ?

- Nhớ rồi sao ? Nói tiếp đi - Khả có vẽ nôn nóng lắm.

Lam Hằng thở dài tiếp :

- Anh ấy tên là Thành . Lúc nhà mình lu bu chuyện lễ lộc anh luôn có mặt giúp đở đủ cách . Sau đám, anh Thành mời mình đi uống nước ảnh khuyên...

Chỉ vào mình, Khả hỏi :

- Khuyên mình phải không ? Điều gì vậy ?

Nhìn cô thật lâu Hằng đáp :

- Anh Thành bảo : Thằng Hoàng không phải thành phần đàng hoàng, nhóm bạn đến nhà chia buồn điều có tiền án; nếu đã có nhà riêng thì nên khuyên Khả Khả dọn về ở cho tiện . Để tránh phiền phức sau này, nhất là bọn mình... con gái, lỡ có gì hối hận không kịp . Khả Khả nghĩ gì ?

- Điều này nhỏ biết từ bao giờ ?

- Hai tuần nay rồi . Nhà luôn có chuyện, ngoại buồn chưa phai, mình sợ đề nghị này sẽ gây cho ngoại khó xử nên chưa dám tỏ bày . Chứ nhìn ánh mắt Hoàng mình thấy làm sao đó . Có cái gì không ổn, đáng sợ lắm.

- Để mình có dịp gặp mặt cậu mợ ấy mình củng không thích.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Một Thời Vụng Dại

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook