Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 110: Chuyện phi thường nơi Trường Ninh cung

KennyNguyen

24/02/2019

Tân Trị hoàng đế ngồi trên ghế mà lắc đầu tỏ ý không ngại gì. Những ngày gần đây Tân Tri cũng bắt đầu nêu ra ý kiến của mình trong việc triều chính. Vậy nên lần này cũng không lạ lùng gì khi cậu thiếu niên hoàng thượng này đưa ra ý kiến của bản thân về việc này.

- Trẫm thấy những chuyện này cũng không quá phức tạp mà. Người Pút Si a gì đó muốn thuê Phủ Ka Lâm thì có thể thương thảo, dù sao thời gian qua quả thật tầm ảnh hưởng của chúng ta tới Cao Miên cũng đã phai nhạt. Những gì chúng ta thu được từ việc bảo hộ Cao Miên chỉ là hao tổn quân lương để bình định các cuộc phản loạn nơi này mà không thu về được bất kì lợi ích nào.

Tân Trị hơi dừng lại, anh ta quan sát hai vị phụ Chính đại thần đang ngồi ở phía dưới, thấp hơn anh ta một chút. Nhận được ánh mắt khích lệ của hai người thì. Tân Trị tếp tục nói ra nhận định của mình.

- Còn về thư tín của thương nhân Mỹ quốc thì cũng không khó hình dung. Họ nói rằng dây truyền luyện thép đã về đến Vạn Ninh. Có thể chuyển đến Huế bất kì lúc nào, đây là chuyện tốt, có được nó thì chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc tăng cường quân bị đối phó tình hình trước mắt. Đáng tiếc là 10 ngàn khấu súng trường kia chưa về kịp, hai nhà máy dệt cũng chưa đến nơi…

Tân trị càng nói càng lưu loát và rõng rạc hơn.

- Còn về bản tấu trương này Trẫn thấy cũng hợp lý. Trần Quang Cán tổng binh có đề suất về việc tăng cường 5 ngàn thanh súng tây cho Hoàng tổng đốc tại Nam Kỳ. Việc đánh ngoại xâm là rất quan trọng. Để đối phó nguy cơ tại Huế thì cũng chỉ cần 5 ngàn thanh súng Tây là đủ. Trẫm thấy mọi việc không quá mâu thuẫn. Có cái là phải chờ không biết đến bao giờ thì lô hàng 10 ngàn thanh súng Tây kia mới về tới nơi, thật làm cho người khác quá mong đợi đi.

Lời nói của Tân Tri rất bộc trực, thể hiện ra sự non nớt, vậy mà cậu ta tác riêng ba sự kiện này ra để bàn bạc. Dĩ nhiên tách ra thì sẽ không có vấn đề gì rồi. Nhưng kể cả như vậy cũng có thể thấy Tân Tri đang từng bước học tập mạnh mẽ cách phân tích vấn đề triều chính.

Tôn Thất Cúc nghe Tân Tri nói xong rồi thì không thể không lên tiếng.

- Thánh thượng, Người tách riêng ba vấn đề này ra để nói thì dĩ nhiên là chúng không có vấn đề, và thần đồng ý với những nhận định của ngài. Chúng thần vui mừng khôn siết, những ngày qua Thánh thượng hẳn là phải vất vả đọc bài. Nhưng….

Tân Tri đang nghe Tôn Thất Cúc khen ngợi đến vui vẻ thì bỗng nghiêm túc lại, anh ta biết sau chữ nhưng này mới là vấn đề cốt lõi mà anh ta cần học tập.

- …. Nếu ghép cả 2 thư tín cộng một tấu trương này lại thì sự việc không đơn giản. Nó sẽ biến thành cha con họ Trần đang ép chúng ta giao ra Ka Lâm ( Koh Kong) cho người Phổ thuê. Nếu chúng ta không đồng ý thì đừng mơ về việc có được 10 ngàn thanh súng và hai nhà máy dệt. Tiếp đó bản tấu trương của Trần Quang Cán là muốn chúng ta phải đưa 5 ngàn thanh súng vào Nam cho Hoàng Diệu tổng đốc đánh Pháp, nếu không thì cũng có kết quả tương tự.

Tân Trị nghe đến đây thì ngơ ngác không thôi, sau đó anh ta cũng tím lại mặt mày mà giận dữ.

- Trần Quang Cán muốn ép Trẫm, muốn ép các khanh. Hắn là mục đích ở đâu, hắn cần gì phải làm vậy. Không cần nói thì Trẫm cũng chuyển súng cho Hoàng ái khanh đánh Pháp. Còn việc thuê Ka Lâm thì có thể ngồi xuống cùng thương lượng mà. Rốt cuộc chúng muốn làm gì Trẫm, họ Trần muốn tạo phản sao?

Tình hình đến mức này thì Đoàn Hữu Trưng Hữu Phụ Chính Thân Thần không thể không đứng ra mà giải thích rõ ràng.



- Thánh thượng, họ Trần là trung hay là phản giờ còn khó đoán định. Nhưng sự việc không có đơn giản như vậy. Tình thế của chúng ta ở Huế thì chắc họ Trần đã đoán được một hai, bọn hắn là không rõ thái độ của chúng ta, sợ Huế sẽ nắm hết 10 ngàn thanh súng nên mới thăm dò bằng tấu trương. Còn việc cho người Phổ xin thuê Ka Lâm thì thực sự là một bài toán cực kỳ hóc búa.….

Đoàn Hữu Trưng nói đến đây thì ngưng lại trong giây lát.

- Cao Miên lãnh thổ cả mấy trăm năm không có vua chúa thực chất, họ không có chính quyền, không có đất nước và cả trăm năm nay nằm dưới sự thống trị của Đại Nam và Xiêm La. Nhưng quả thật vùng đất này đúng là một cái gân gà, ăn thì không được mà bỏ thì tiếc. Thời gian đầu thì chúng ta còn có chút lợi lộc từ nơi này, nhưng từ thời Thái tiên đế thi Cao Miên lại thành nơi đốt tiền của Đại Nam. Hằng năm phí duy trì quân trú đóng, phí trinh phạt khi có bạo loạn, lại còn cả cứu trợ thiên tai… nhưng thu lại thì chẳng được một hạt thóc thuế nào. Những quan viên cử đi Cao Miên thì khóc như bị đòi mạng, nơi này chẳng có Việt quan nào chết già được cả. Nhưng nói cho đến cùng thì Trấn Tây 33 phủ hai Man đều là của Đại Nam. Ai đề cập đến việc cho người ngoại quốc thuê sẽ bị chụp cái mũ bán nước cầu vinh. Và cha con họ Trần muốn chúng ta phải chịu cái tiếng xấu này.

Lúc này thì đến Tôn Thất Cúc tiếp lời Đoàn Hữu Trưng:

- Nhưng chúng ta chịu không nổi cái tiếng xấu này thưa Thánh Thượng, ai có thể chịu được cái danh này chỉ có chúng ta trong lúc này là không được. Vì đây chính là cái cớ để cho thế lực kia có thể danh chính ngôn thuận mà ra tay. Những ngày này chúng ám sát Thái Thượng Hoàng cũng là muốn vu cho chúng ta cái tội danh này để rồi kiếm cớ. Vậy nên vấn đề thuê phủ Ka Lâm chúng ta không thể nhượng bộ.

Đoàn Hữu Trưng lắc lắc đầu.

- Phải nhượng bộ, vì chúng ta rất cần 10 ngàn thanh súng trên. Tốc độ sản suất súng của xưởng vũ khí Đại Nam rất chậm. Tôi cảm giác nguy cơ đến rất gần rồi, chúng ta không có con đường nào khác. Cái tôi quan tâm ở đây chính là cha con họ Trần rốt cục là trung hay là phản, thái độ của Vạn Ninh mới là mấu chốt vấn đề. Cuối cùng thì chỉ có một người có thể đánh giá tình hình trên…

Nói đến đây Đoàn Hữu Trưng hơi ngước đầu mà nhìn về Cung Trường Ninh. Cả Tân Trị và Tôn Thất Cúc cùng giật mình mà nhìn về nơi này.

Cung Trường Ninh được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1821) ở phía Tây Bắc Hoàng thành với vai trò ban đầu là hoa viên, nơi các vua triều Nguyễn mời mẹ mình đến thăm thú ngoạn cảnh. Về sau cung được chuyển thành nơi ăn ở sinh hoạt của một số bà hoàng thái hậu và thái hoàng thái hậu. Nhưng lúc này Cung Trường Ninh lại trở nên sâm nghiêm phòng vệ vô cùng. Vì nơi này giờ là nơi ở của Thái Thượng Hoàng Tự Đức cùng Thuần phi và một số phi tần khác của Tự Đức.

Lúc này đây vị đã từng là hoàn đế đại Nam đang ngồi trong thư phòng làm việc. Ông đã không còn làm hoàng thượng nhưng thói quen cần cù, chịu khó là ngày một ngày hai bỏ không được. Tân Trị cùng hai vị Phụ Chính cũng không có bạc đãi vị tiền hoàng này. Bất kì nhu cầu nào của Tự Đức và các Thái Phi đều được đáp ứng một cách tỉ mỉ nhất.

Lúc này đây Tự Đức đang ngồi phê từng bản tấu chương. Chuyện nói như đùa, nhưng đúng là vậy, ông đang ngồi làm việc chăm chú phê từng bản tấu chương một. Một vị hoàng đế vị truất ngôi bằng bạo lực, bị nhốt trong cấm cung mà lại ngồi phê tấu chương thì đó là chuyện thiên cổ xưa nay không có. Nhưng nó lại có ở Đại Nam vào một thời điểm phi thường đặc biệt này.

Nhưng nếu ai nhìn kĩ các bản tấu chương này thì sẽ thấy, mặc dù chúng rất chính chủ, hợp cách, nhưng đây là các bản chép lại. Không ngờ Tân Trị cùng hai vị phụ chính có thể thuyết phục được Tự Đức “giúp” bọn họ làm việc bằng cách này. Hay nói đúng hơn là ở đây có chút mập mờ mà không ai hiểu rõ.

Lúc này bỗn nhiên có thái giám vào thông báo, sau đó thư phòng nơi này được mở ra. Tự Đức vẫn yên lặng uy nghiêm ngồi đó, nhưng vẻ mặt ông ta vẫn không bớt đi được vẻ hiền từ cố hữu.



Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng, Tôn Thất Cúc cung kính mà lễ bái:

- Hoàng thúc vạn an.

- Thái thượng hoàng vạn an.

Tự Đức từ từ ngắm nhìn Tân Trị, gương mặt ông ngoài vẻ hiền từ thì cũng không có bao nhiêu là biểu lộ, trầm ngâm một lát bỗng nhiên Tự Đức nhẹ nhàng nói:

- Cuối cùng cháu cũng đến đây.

Tân Trị nghe thấy như sét đánh ngang tại mà vôi vã quỳ xuống.

- Là cháu có tội, là cháu xấu hổ mà khồn dám đi vấn an Hoàng Thúc.

Tự Đức lúc này vẻ mặt hơi giãn ra, ông ta mỉm cười nhẹ nhàng gật đầu rồi nói.

- Cháu đứng lên đi, cháu không có tôi. Không phải cháu đăng vị thì bọn họ cũng đưa người khác lên đăng vị mà thôi. Không có Đoàn Hữu Trưng, Tôn Thất Cúc thì bọn họ cũng dựng lên Mã Hữu Trưng, Mã Thất Cúc… kết cục này đã định, những ngày qua ta có thời gian suy ngẫm nên cũng thoáng ra nhiều chuyện rồi. Phải rồi hôm nay các cháu và hai vị đại thần đến đây ắt có việc gấp.

Tự Đức đã nói đến đây thì cả ba người Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng, Tôn Thất Cúc đều quỳ xuống mà hành đại lễ không thôi. Hóa ra Tự Đức lại nghĩ thoáng ra đến vậy, thảo nào mấy ngày trước ông đưa ra yêu cầu rất quá phận là để ông ta duyệt bản sao tấu chương. Đây cũng là biển tướng của việc Tự Đức giúp cho bộ máy non trẻ của Tân Trị có thể hoạt động. Kinh nghiệm làm hoàng đế 13 năm của Tự Đức là một kho tàng tri thức quý báu mà những nhân viên trẻ khao khát cũng khó có thể trong thời gian ngắn đạt được.

- Đã nói là đứng lên cả đi, người đâu mang ghế ngồi ra….

Thái giám lục đục mang thêm ghế ngồi để cho ban người Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng, Tôn Thất Cúc an tọa. Tất nhiên Tân Trị ngồi mé bên phải cao hơn hai người Đoàn Hữu Trưng, Tôn Thất Cúc bên tráo một chút.

- Người lớn tuổi thường hay nói nhiều, Trẫm cũng không phải quá lão nhưng so ra cũng không còn quá trẻ vậy nên cái tật này Trẫm cũng nhiễm đôi chút. Việc gấp mấy cũng để từ từ bình tĩnh mà giải quyết. Hôm nay Cháu cũng đến, hai vị trọng thần cũng qua. Trẫm không ngại cùng các ngươi ôn chút chuyện cũ. Các ngươi không chê Trẫm lão mà nghe chút chuyện xưa sao?

Cả ba người ngồi nửa mông nơi ghế dưới kia vội vã khom lưng mà hành lễ, Nếu Tự Đức muốn kể chuyện xưa ấy là chuyện trọng đại mà cũng không phải chuyện tầm phào ngoài chợ. Lão bệnh lải nhải nhưng cũng có trăm vạn kiểu lải nhải, một thái thượng hoàng của Đại Nam lải nhải thì đâu phải chuyện bông đùa.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook