Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 140: Tứ đại quốc sự (2)

KennyNguyen

01/03/2019

Vấn đề quốc sự thứ hai mới là thứ được mọi người người mong chờ nhất, toàn thể phe phái của Đại Nam đều nhao nhao la đánh la giết. Kể cả Phan Thanh Giản, Ngụy Khắc Đản trước đây là phe chủ hòa thì lúc này cũng đổi cơ mà phất. Khi hỏi đến ý kiến từng người thì ái đó đều nói đến văng nước bọt, phùi ria mép.

Thiên kì bách quái các kế hoạch đánh Pháp, Đánh Phụng được vạch ra. Chém tướng đoạt cờ, thần tốc đánh đầu não, vu hổi chiến… cái gì cũng có cái gì cũng giỏi. Những tên đàm binh trên giấy này nghĩ là giờ đây thở hột hơi thì giặc Pháp chết hết vậy.

Quan lại tung hô nói trên trời dưới đất khiến cho Tự Đức vui sướng bừng bừng, mà tên hiếu chiến Tân Trị lại càng là kích động không thôi.

Hỏi tới hỏi lui cuối cùng lại hỏi đến Diêu thiếu là chính chủ trong vụ này. Bỗng nhiên tất cả những tên quan viên đang chém gió bừng bừng bỗng nhiên ngậm hết miện lại. Nói đến dẫn binh đánh trận lại dám nói trước mặ cha con họ Trần thì quả là… múa rìu qua mắt thợ. Nhiều tên xấu hổ mà hận không vả cho mình một cái sao mà lắm miệng đến vậy. Hô một câu “đánh” là được rồi mà, vẽ vời thêm chân bàn về sách lược, quả này sẽ bị cười cho thối mũi. Nhưng xấu hổ thì họ cũng bải dỏng tai lên mà nghe về “cao kiến” của Trần tướng quân.

Diêu thiếu thì cười khổ không thôi. Con mẹ nó lúc cần đánh thì kêu hòa, lúc cần hòa thì cả lũ không não nhao nhao kêu đánh. “Tổ xư nó” Diêu thiếu lần này có lẽ phải làm người ô danh trong lịch sử thay cho Võ Văn Giải và Phan Thanh Giản rồi. Ngậm nước mắt Diêu thiếu cắn răng thốt lên một chữ đầy uất hận.

- Hòa.

Một chữ của Diêu thiếu biến thành giọt nước ném vào chảo dầu đang sôi ùng ục khiến nó bắn lên tung tóe. Cả nghị sự đường ào ào, rào rào chỉ trích, nào là: “ nhát gan”, “ không có tinh thần dân tộc”, “không yêu nước”, tru tâm hơn còn có rất nhiều những lời miệt thị khác.

Diêu thiêu như một con thuyền nhỏ lao đao giữa sóng lớn của những lời xao xao đầy ác ý kia. Hắn phẫn hận hơn bao giờ hết khi phải nói ra một chữ “hòa”, hắn đau khổ vì phải chịu khuất nhục, nhưng lũ người mua danh chuộc tiếng kia ào ai có biết. Diêu thiếu ngước nhìn lên cao, hai mắt đỏ hồng, hai hàm răng cắn chặt đầy căm hờn.

- Đủ rồi, các ngươi thì biết cái gì mà nói đánh, nói hòa. Các ngươi thử cầm súng ra trận xẽ biết đánh, có đánh nổi hay không.

Diêu thiếu chịu không nổi mà hét lên giữa triều đường khiến tất cả lời bàn tán bỗng nhiên bay hết, tất cả các quan viên đều quay lại nhìn Diêu Thiếu trong bộ dạng nghẹn uất đến cùng cực này. Diêu thiếu lại gằn lên từng chữ.

- Tôi mới là người mong muốn nhấtlà giết hết quân Pháp trên đất Đại Nam, tôi mới là người chạy đông chạy tây khắp nơi để tìm cách đánh Pháp. Ba năm qua vốn tôi có thể ăn no ngủ kĩ, nhưng có ngày nào tôi không đau đáu về chuyện nợ nước thù nhà kia. Nhưng tôi nói lại một lần nữa, giặc Pháp là đánh không nổi, ít nhất là vào lúc này chúng ta đánh không nổi bọn nọ.

Lời nói của Diêu thiếu là tình cảm thật, là thứ rất trân thành. Diêu thiếu khi ban đầu mới xuyên về Đại Nam thời kì này cũng nghĩ theo chiều hướng YY. Buôn bán mua súng, luyện quân, chẳng mấy chốc hất cẳng Pháp, sau đó là hùng bá thiên hạ. Nhưng bắt tay vào làm thì Diêu thiếu mới hiểu, muốn YY cũng phải có năng lực mới YY nổi. Đánh nhóm quân Pháp ở Nam kỳ bắn khỏi Đại Nam…. có thể. Nhưng muốn chiến thắng thật sự nước Pháp là không thể vào lúc này với một Đại Nam không đồng minh, không công nghệ, không tiền, không súng khong pháo không chiến hạm.

Chỉ đương cử như lần này thôi, chỉ một sự điên cuồng nho nhỏ của một thiếu tướng quân Pháp tại Nam Kỳ đã khiến cho Đại Nam chút nữa bị nhấn chìm. Nếu người Anh không mật báo cho Vạn Ninh thì đảm bảo cả kinh đô Huế bị dọn nhà vê Pháp quốc rồi. Đấy chỉ là một tên thiếu tướng vì khó khăn trong chiên trường mà điên cuồng thôi. Nếu như để tên Louis-Napoléon Bonaparte kia điên lên thì thế nào. Đảm bảo nếu như Pháp bị đánh mặt quá đau thì với cái dòng máu Bonaparte coi mạt mũi hơn mạng sống kia sẽ làm rất nhiều điều điên khùng. Mà Đại Nam lạc hậu nhỏ bé là sao có thể gánh đủ. Đại Nam cần thời gian, Diêu thiếu cần thời gian.



Đến đây Diêu thiếu cũng có thể hiểu một phần tình cảm của nhà Nguyễn trong lịch sử khi họ ký hòa ước bất bình đẳng. Đó là họ cũng muốn có thời gian để cải cách, để mạnh lên. Nhưng Đại Nam đi bộ được một bước thì Pháp quốc đã chạy ba bước, vậy nên trong lịch sử Nhà Nguyễn thất bại triệt để là từ đó. Nhưng lúc này đây sự việc đã đổi thay, hòa ước này rõ ràng sẽ không phải hòa ước bất bình đẳng, hoặc là có nhưng không nhiều. Thứ đến có Diêu thiếu tại thì hắn tin Đại Nam sẽ chạy rất nhanh chứ không lết mà đi như trong lịch sử. Vậy nên Hòa ước là cần thiết, cho cả Diêu thiếu và Đại Nam.

Tự Đức lúc này khoát tay mà nói:

- Diêu ái khanh cứ thành thật mà phân tích tình hình, Trẫm sẽ thật cẩn thận lắng nghe. Các khanh cũng trật tự lại mà cùng dự thính. Ở Đại Nam thì không ai đánh trận nhiều với quân Pháp như Hoàng Diệu. Nhưng lại không ai hiểu rõ thế cục của Châu âu và các cường quốc nơi đó như Trần Quang Diêu. Diêu khanh đã nói vậy ắt có cái lý… các khanh hãy biết khiêm tốn lắng nghe trước khi đưa ra nhận định.

Diêu thiếu lần này ôm quyền vái thật sâu Tự Đức. Hắn it khâm phục người, nhưng lần này đúng thật Tự Đức làm cho hắn thấy rất bất ngờ. Khí độ quân vương lộ rõ, trí tuệ cũng hơn người, quan trọng là thái độ biết lắng nghe này làm Diêu thiếu cảm thấy tốt cho vận mệnh Đại Nam. Cái cúi người sâu này cũng là vi Đại Nam mà cúi đầu.

- Thưa thái thượng hoàng, Thánh thượng. Nếu thánh thượng hạ lệnh cho thần thì trong 1 tháng đánh yên phía bắc, thêm một tháng thần nhổ cỏ cả Pháp ở Nam Kỳ. Nhưng nhổ hết Pháp ở Nam kì thì sao. Các vị đại nhân ở đây biến Pháp là một quốc gia như thể nào không? …. Ngài biết không…. Còn ngài… ngài nữa…

Diêu thiếu đi đến các vị đại quan to mồm nhât khi ban nãy mà hỏi. Tất cả bọn họ đều lảng tránh câu hỏi của Diêu thiếu, ai cũng xấu hổ không thôi. Có câu biết người biết ta trăm trận trăm thắng nhưng họ chẳng biết gì về pháp mà vẫn nhao nhao nói láo.

- Buồn cười, các vị không biết gì về họ mà dám nói đông tây…. Vậy để tôi nói cho các vị nghe, diện tích của nước Pháp ý tôi nói là nước pháp thực sự ở Châu Âu gấp đôi Đại Nam, dân số đông hơn gần hai lần chúng ta. Bọn họ giàu có gấp gần trăm lần chúng ta. Còn nếu tính cả thuộc địa của Pháp trên toàn thế giới sẽ là 6 triệu km vuông Tức là gấp 20 lần chúng ta, dan số kể không ra tài nguyên nói không hết. Bọn họ có cả vài trăm ngàn quân chính quy, vài trăm ngàn khẩu súng, chục ngàn khẩu pháo lớn hiện đại. Thuyền chiến siêu hạm có hơn chục là thứ mà chúng ta đánh đắm không được. Đại hạm đến gần trăm chiếc, trung hạm thì vài trăm. Thử hỏi các vị nói tôi đánh xong Pháp ở Nam kỳ thì tôi lấy gì ra mà đánh với cả Nước Pháp đây?

Diêu thiếu nghĩ một lát để cho các vị quan viên ếch ngồi đáy giếng bớt choáng mà nói tiếp.

- Tất nhiên các vị cũng chớ lo sợ, Người Pháp cách chúng ta cả vạn dặm, họ cũng có kẻ thù của mình nên không thể dốc toàn lực với chúng ta.

Câu nói này làm Tự Đức mặt tái như tờ giấy thở phù một cái, hắn là bị Diêu thiếu dọa cho sắp ngốc. Cái con số so sánh tương quan lực lượng kia quả là làm cho người ta thởi không được.

- Tôi nói ở đây không phải để cho các vị khiếp nhược mà không đánh. Giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh. Một tấc đất của Đại Nam cũng không thể xâm phạm. Tôi là người đâu tiên sẽ hi sinh tính mạnh chiến đấu đến cùng với lũ ngoại xâm. Nhưng tôi nói ra để các vị có được cái nhìn thực tế về tình hình mà đưa ra cái nhìn chính xác… khụ khụ… khát quá.

Diêu thiếu không biết từ đâu lôi ra một cái bình bằng thiếc đưa lên mồm mà tu ừng ực nước, mọi người đang dỏng tai nghe cuốn hút nên sẽ không để ý hành động của Diêu thiếu.Họ đang chờ đợi Diêu thiếu uống nước xong sẽ tiếp tục. Trái tim của quan viên, Tự Đức, Tân Trị như treo ngược mà nhảy lên theo nhịp tu nước của Diêu thiếu.



- Cái chúng ta cần lúc này là thời gian để mạnh lên, lúc này quay lại chuyện Liên minh với Phổ là ý đó. Chỉ cần chúng ta mạnh bằng 1/10 Pháp thì với tình thế và khoảng cách xa như vậy chúng nó đánh ta không có được. Nhưng làm sao để có thời gian đó là lần này phải “hòa đàm”. Đại Nam muốn chuyển mình đuổi theo các nước Phương tây ít nhất cần 10-20 năm cố gắng liên tục. Ý tôi nói là đuổi đến hạn bằng 1/10 bọn họ.

- Tên vua nước Pháp là một tên kiêu căng và coi trọng mặt mũi, chính vì thế lần này dù chúng ta chiếm thế thượng phong và không sợ lực lượng hiện có của Pháp tại Đông Nam Á, nhưng chúng ta không thể làm quá, tránh để cái tên vua nước Pháp là Napoleon III kia nổi điên lên làm càn. Tiếp theo đó là chúng ta phải chặt chẽ phối hợp cùng ngời Phổ kiếm công nghệ, máy móc, vũ khí. Đến lúc đó chúng ta có thể cười khẩy. Napoleon III có điên thật hay điên giả thì kệ mẹ hắn, đến Đại Nam chúng ta quét tuốt.

Câu nói cuối cùng của Diêu thiếu rất là tục, nhưng đầy bá khí, rất quân nhân cho nên các bá quan văn võ không ý kiến mà rất kích động. Tân Trị đúng là kích động nhất mà nắm chặt tay thì thào “ Đại Nam quét tuốt chúng nó”.

Nhưng Tự Đức bình tĩnh hơn, ông ta nhẹ nhàng hỏi:

- Lời Diêu ái khanh trẫm hiểu. Sự nhìn xa trông rộng của ái khanh rất đáng quý. Nhưng hòa đàm cũng phải có cái mốc cuối của nó theo khanh thì lần này làm như thế nào để chúng ta có lợi mà không gây nên quá nhiều nguy cơ.

Diêu thiếu quá bất ngờ. Tự Đức này có phải là Tự Đức trong sử sách không? Hay lại cũng xuyên mẹ nó rồi:

- Bẩm thái thượng, chúng ta đòi cái giá trên trời, sau đó giảm xuống một chút để Pháp có mặt mũi là được. Ví như tiền chuộc binh sĩ và bổi thường chiến tranh thì đòi 7 triệu Currencies, Tất nhiên mốc cuối cùng là 2 triệu không thể thấp hơn. Chiến hạm trả lại thuyền đổ bộ cùng hai “đại hạm” là được, còn lại quyết không trả. Vấn đề Nam kỳ thì yêu cầu họ rút đi không thì thần sẽ đem hạm đội vào Nam mà ép họ. Nhưng cuối cùng thì chắc là chỉ đòi lại được Sài Gòn mà thôi. Nếu bị hất cẳng hoàn toàn thì Pháp có thể điên cuồng đem hạm đội của họ tại Châu Phi đến, điều này không nên. Sau đó là Mỹ Tho phải chuyển cho Pháp theo hiệp ước cho thuê. Tất nhiên Hiệp ước sinh ra là để xé, lúc ta mạnh rồi thì xé nó có sao. Chịu nhục trước mắt mà thôi.

Lúc này Tôn Thất Cúc vội nhảy ra.

- Trả lại chiến hạm quá đáng tiếc, chúng ta cần nhất là chiến hạm, hay là không cần tiền bồi thường giữ lại chiến hạm?

Lúc này tài nguyên chiến hạm vũ khí khó có nước nào ở Châu Âu chịu bán đồ tốt cho Á đông. Chính vì vậy Tôn Thất Cúc siêu chủ nghĩa thực dụng muốn giữ lại chỗ chiến Hạm này.

- Không được, Pháp muốn tồn tại ở Đông Á thì họ cần chiến hạm không cần tiền, chính và thế nếu không buông một nửa chiến hạm ra họ sẽ bị điên đó. Chúng ta dùng tiền này mua chiến hạm của người Phổ cũng được vậy. Nếu đã là liên minh thì họ sẵn sàng dúp thôi.

- Ồ hóa ra là vậy… Phổ quốc xem ra là khá tốt.

Tôn Thất Cúc hài lòng gật đầu.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện Đam Mỹ
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook