Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 112: Tước binh đoạt tướng

KennyNguyen

24/02/2019

Tự Đức lúc này nói là kể truyện cho mọi người nghe nhưng lại như chính tự thuật cho bản thân mình vậy.

- Hoàng huynh và Trẫm là hai thái cực đối lại cùng nhau. Hòang huynh thiện võ Trẫm thiện văn. Hoàng huynh quả quyết, trẫm lại hay do dự. Hoàng huynh chủ chiến còn Trẫm lại mong nôi chính an ổn dân quân. Ôi, giá như hai người chúng ta ghép lại thành một thì đã không có ngày hôm nay. Nhưng hai lần hoàng huynh dấy binh đảo chính ta đều không có ý hại huynh ấy, lần thứ hai ta có đem hoàng huynh nhốt vào Tông Nhân Lao nhưng Trẫm có thể thề với trời là Trẫm không sát hại hoàng huynh. Cháu tin ta sao?

Tự Đức hai mắt hơi hồng mà nhìn thẳng vào Tân Trị. Làm vua mà nhân từ cỡ Tự Đức thì xưa nay hiếm. Như người khác thì một lần tạo phản cũng đem ra chém cho xong chuyện nhưng sau khi Hồng Bảo xin tha thì Tự Đức cũng bỏ qua. Thử hỏi tất cả các bậc đế vương, có ai được như Tự Đức? Tất nhiên trường hợp vì tinh anh em mà tha bổng nhau thì cũng có trong lịch sử. Nhưng sau đó sẽ là giam lỏng, lưu đày v.v.. Nhưng Tự Đức không quá khắt khe vơi Hồng Bảo để rồi có cuộc mưu phản lần thứ 2 ( 1584). Lúc này thì Hồng Bảo bị bắt vào nhà giam. Nhưng chưa kịp xử trí thì có tin chết trong ngục, nhưng nay Tự Đức chính miệng nói mình không có gia hại huynh trưởng, việc này vị tất không đáng tin. Sau sự việc thì cả nhà Hồng Bảo đều được tha bổng cả, tuy rằng con cái bị đổi thành họ mẹ là họ Đinh, xong Tự Đức vẫn chu toàn mà chưa hề làm khó bọn họ.

- Cháu tin hoàng thúc, Cháu xin ngàn lần tin hoàng thúc.

Tân Tri được nghe cố sự về phụ thân, được nghe về một người phụ thân khác hẳn những gì mà người xung quanh anh đồn đại. Đây là thiên đại nhân tình mà Tự Đức dành cho anh.

- Gọi Trẫm một tiếng phụ hoàng cũng được, Trẫm đã lấy đi ngôi vị của phụ thân con, cũng gián tiếp lấy đi tánh mạng của ông ta thì để Trẫm thế vào. Ý con ra sao?

Tân Trị lại càng khóc lóc thảm thiết hơn nữa, lại càng rối tinh rối mù trong nhận thức. Đây có gọi là nhận thù làm cha không? Nhưng rõ ràng nếu tính ra thì Tự Đức không thể nói là thù của anh ta được. Đạo đức của vị Thái thượng hoàng Đại Nam quả thật là cao đến mức khó tin, phải chăng ông không nên làm hoàng đế mà chuyên tâm nho học để Đại Nam sinh ra thêm một vị thánh nhân khác? Nên nhớ uy hiếp lớn nhất của Tân Trị lúc này là gì? Là danh bất chính ngôn bất thuận, Tự Đức vẫn còn một người con nuôi là Nguyễn Phúc Ưng Chân đã mất tích trong biến loạn đảo chính. Đây rõ ràng là một cuộc mất tích có chủ đích, và Nguyễn Phúc Ưng Chân như con dao treo lơ lửng trên đầu ba người Tân Trị, Đoàn Hữu Trưng, Tôn Thất Cúc. Bất kì lúc nào thế lực kia cũng có thể ôm lấy Nguyễn Phúc Ưng Chân mà giơ lên sau đó nói đây mới là kế thừa hợp pháp sau đó bắt lấy Tân Trị mà đẩy xuống vực sâu. Nhưng nếu Tự Đức chính miệng nhân Tân Trị làm con nuôi thì mọi chuyện lại khác. Tất nhiên thế lực kia có thể rêu rao là Tự Đức bị ép buộc mà làm vậy, nhưng kể cả có trường hợp này thì Tân Trị vẫn có danh, có phận hơn rất nhiều.

- Phụ hoàng….

Tân Trị chỉ có thể nghẹn ngào hai tiếng mà thôi, đây là chuyện thiên ân vạn ân mà Tự Đức ban cho anh ta, nói không xúc động thì quá giả tạo.

- Hoàng nhi ngoan. Ngươi đứng lên đi… làm quân vương thì lúc nào cũng cần giữ bình tĩnh. Hi vọng con học được đạo cân bằng của Trẫm cũng có được sự mãnh tiến của phụ thân đã mất của con. Vậy là đại phúc cho Đại Nam chúng ta.

- Thần chúc mừng, Thái Thượng Hoàng, chúc mừng Thánh Thượng….



- Thần chúc mừng, Thái Thượng Hoàng, chúc mừng Thánh Thượng….

Đoàn Hữu Trưng, Tôn Thất Cúc vội vã mồm năm miệng mười chúc mừng, đây là thiên đại chuyện tốt không ngờ có thể xảy đến. Cách cục lúc này trở nên trong sáng vô cùng. Tất nhiên danh phận đã định thì mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn nhiều. Tự Đức hỏi nguyên nhân mọi người vội vã tới đây còn ba người thì một năm một mười kể lại sự việc cùng dâng lên hai bản tín thư cùng một bản tấu chương.

- Các ngươi là có nghi vấn về lòng trung thành của cha con họ Trần?

Đoàn Hữu Trưng thâm thúy mà nói:

- Thưa thái thượng hoàng. Nói cha con nhà họ Trần bất trung muốn tạo phản thì võ đoán, nhưng nói họ không có lòng ủng binh tự lập thì cũng khó thông. Hai người này chỉ có thái thượng hoàng tiếp xúc qua nên chúng thần mạo gan làm phiền thánh thể nghỉ ngơi tới đây cầu kiến ạ.

Tự Đức gật gật đầu nghe như hiểu rồi:

- Trẫm có thể trả lời xác định, hai cha con họ Trần không có ý phản. Những ngày nay Trẫm có thời gian rảnh rỗi mà nghĩ nhiều chuyện thấu triệt. Từng bước chân, từng bước chân quật khởi của hai người này Trẫm đều ngẫm lại một lần và đưa ra kết luận. Họ cực kì trung thành, nhưng sự trung thành của họ khá đặc biệt….

Nói đến đây Tự Đức như hồi tưởng lại, lại như muốn sắp xếp lại ý tứ của mình:

- Bọn họ là trung thành với nhân dân Đại Nam, với dân tộc Việt, với giang sơn Việt mà không phải trung thành với cá nhân nào cả. Nếu đặt địa vị là các vị quân chủ mà có thần tử như vậy thì có thể nói là tức giận vô cùng. Nhưng đổi lại nếu chúng ta nhìn thoáng ra một chút, nếu Tân Trị thực sự là hoàn đế lo cho dân tộc, lo cho giang sơn tiến bộ mà cố gắng thì cha con họ Trần lại biến thành thành phần trung thành tuyệt đối.

- Nếu bọn họ có dị tâm thì giờ đây kẻ ngồi trên ngôi vua không phải là con. Hãy nhìn vào chiến báo từ Vạn Ninh. Họ đánh bạo nhẹ nhàng đến hai vạn quân hải tặc có tàu chiến Pháp tham chiến, cùng lúc đó họ đánh bại hai vạn quân Lê Duy Phụng tại Hải Dương. Một tháng sau Trần Quang Diêu vừa cưỡi ngựa vừa xem hoa chẳng thiếu một binh một tốt thu lại Bắc Ninh rộng lớn. Quân địch mà lính triều đình vất vả cũng không làm gì được bị hắn dọa cho đầu dàng hết thảy. Với binh lực đó vào thời điểm các ngươi chua danh chính ngôn thuận thì hắn có thể chọn lựa bất kì một vị vương gia nào, sau đó xuất binh về Đế Đô. Lúc ấy thì không chỉ Vạn Ninh quân là hàng loạt các thế lực khác sẽ ra nhập. Nói thật cho dù các ngươi có thực sự khống chế 7 vạn kinh quân 3 ngàn vũ lâm vệ cũng không đủ cho cha con họ Trần đánh, huống hồ Kinh quân các ngươi không hề nắm vững.

- Thêm vào đó các ngươi hãy đọc kĩ nội dung trên. Họ Trần vẫn giữ lời mà giao nhà máy luyện thép cho Huế mặc cho thỏa thuận phía trên có thực hiện được hay không. Đấy cũng chính là cho các ngươi công cụ chế vũ khí để tự vệ. Ít nhất bọn hắn không có tuyệt tình.



- Vấn đề nằm ở chỗ cha con họ Trần ép các ngươi thỏa hiệp việc chuyển 5 ngàn súng cho Hoàng Diệu vì hắn không tin tưởng các ngươi. Hoặc giả hắn không tin tưởng các ngươi có thể tồn tại lâu. Nên muốn tranh thủ mà hỗ Trợ Hoàng Diệu đánh pháp. Đây là nghĩ cho Đại cục, cho xã tắc.

- Vệc Khả Lâm phủ cho nước Phổ thuê đúng là cha con họ có làm quá, chính xác là hai Cha con này ăn đủ lợi ích của người Phổ nhưng muốn người khác chịu tiếng xấu. Nhưng nói đến cùng thì chuyện này lại là hắn cho Đại Nam mặt mũi. Vì các ngươi đã thấy hạm đội của người Phổ đi vào Vạn Ninh rồi, chúng đâu thua kém người Pháp. Đáng lý người Phổ có thể đánh thẳng vào Cao Miên, chúng ta vô lực xuất binh nơi đó. Cao Miên đã quá xa vời với tầm tay Đại Nam lúc này. Nhưng Phổ quốc lại dâng quốc thư, muốn thuê mượn, muốn đóng thuế. Nếu cha con họ có lòng riêng thì có thể vời hạm đội này cùng tấn công Huế mới là tốt nhất. Nhưng các ngươi nhìn xem….

Tự Đức vừa nói vừa chỉ lên bản đồ.

- Nếu quân Phổ tiến vào đây, thì họ sẽ thành đối tượng kiềm ché người Pháp ở phía Tây. Cha con nhà này một lòng đánh Pháp thông qua việc Hoàn Diệu có thể rõ, cho nên họ sẽ không mời đồng minh của Pháp tiến vào Cao Miên. Ta có thể đoán Phổ là đối thủ của Pháp ở Châu Âu. Nếu Phổ thực sự thành ý ở Cao Miên thì Đại Nam chúng ta quá có lợi. Ít nhất trên danh nghĩa lúc đó Đại Nam sẽ có một đồng minh là người Châu Âu.

- Còn việc chịu bêu xấu tiếng bán nước cầu vinh thì… thôi lần này để lão già này ra mặt, đến lúc thích hợp Trẫm sẽ thượng triều, nhị thánh cùng lên điện, Trẫm sẽ lấy danh phận Thái Thượng Hoàng can thiệp việc này, đồng thời cũng tuyên bố cho các quan văn võ biết Trẫm nhận Đạo nhi làm con nuôi.

- Ngoài ra cũng không thể để cho cha con họ Trần quá hưởng lợi trong chuyện này được. Truyền lệnh cho bọn hắn chuyển 5 ngàn địa chủ binh về Kinh thành, hai ngươi bố trí người thân tín lập một doanh, đây là nhóm quân thực sự nhiệt huyết với Đại nam mà không phải lũ đầu cơ đã rơi rớt ở Bắc Ninh. Lấy họ làm nòng cốt xây dựng lại Kinh quân do Tân Trị nắm giữ. Nói với cha con họ Trần trang bị tử tế cho năm ngàn người này rồi chuyển về Kinh đô, đừng cắt xén súng “Tây”. Tiếp theo điều Trần Vũ Văn đang làm trấn thủ Đông Triều về kinh nhậm chức, đi ngay không được chậm trễ.

Tự Đức một chiêu quá ác, cắt luôn 5 ngàn địa chủ binh là Diêu thiếu đã dày công huấn luyện và trang bị đày đủ súng “Tây rác. Thêm vào đó vị thái thượng hoàng này cắt luôn ánh tay phải của Trần Quang Cán về kinh làm võ quan. Những ngày này Tự Đức nghiên cứu công văn rất kĩ, ông cũng biết đâu là mấu chốt của họ Trần phụ tử nên ra tay gọt một trận không thương tình.

- Nhưng nhưng… thưa thái thượng hoàng, làm vậy ngộ nhỡ binh biến.

Tôn Thất Cúc lắp bắp, quyết định sau cùng của Tự Đức quá sức hoang đường. Ông ta cắt binh không nói cắt luôn cả Tướng, còn đoạt luôn trang bị của quân Diêu thiếu. Đây không phải là ép người tạo phản sao.

- Không sao, để Trẫm tự mình viết thư cho bọn hắn. Các ngươi không muốn nhìn thấy lòng trung thành của bọn họ sao. Trẫm tin vào cách nhìn người của Trẫm.

Ngày hôm sau một thanh chiến mã tuyệt trần từ Kinh đô vội vã lao lên phía bắc. Bằng một tốc độ chóng mặt, không ngủ không nghỉ thay phiên liên tục thì sau 7 ngày bức nửa thư tín nửa chiếu chỉ được đặt trước mặt của Diêu thiếu. Trong đó ngắn gọn không nói về chuyện cho thuê nhượng Khả Lâm phủ, cũng không nói đến chuyện muốn chuyển năm ngàn thanh súng vào Nam cho Hoàng Diệu, trên bức nửa thư tín nửa chiếu chỉ này chỉ viết: “ Nhóc con Quang Diêu, Trẫm muốn năm ngàn địa chủ binh trang bị đầy đủ súng Tây về Kinh trấn thủ, Trần Văn Vân làm chủ tướng dẫn binh lai triều”. Đây là nét chữ của Tự Đức có cộp thanh nhàn dấu của ông.

Bạn đang đọc truyện trên: Dtruyen.com

truyện bách hợp
truyện sắc
truyện full

Nhận xét của độc giả về truyện Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Số ký tự: 0

    Bình luận Facebook